Site icon Medplus.vn

THỦNG MÀNG NHĨ CÓ NGHE ĐƯỢC KHÔNG?

Cùng với Medplus tìm hiểu thêm nhiều thông tin về tình trạng thủng màng nhĩ có nghe được không bạn đọc nhé!

Thủng màng nhĩ có nghe được không?

1. Thủng màng nhĩ là gì?

Thuật ngữ thủng màng nhĩ thường dùng để mô tả sự hiện diện của vết rách (lỗ hổng) trên lớp mô mỏng ngăn cách tai ngoài và tai giữa. Tình trạng này có nguy cơ ảnh hưởng nghiêm trọng đến thính lực và gây khó chịu do ù tai. Ngoài ra, rủi ro nhiễm trùng tai giữa cũng tăng lên khi bạn bị thủng màng nhĩ.

Phần lớn trường hợp, tình trạng tổn thương này có thể tự lành trong vài tuần mà không cần điều trị. Tuy nhiên, đôi khi người bệnh vẫn cần sự trợ giúp từ bác sĩ để vá lại lỗ hổng ở màng nhĩ.

2. Nguyên nhân thủng màng nhĩ?

Nguyên nhân gây thủng màng nhĩ có thể bắt nguồn từ nhiều vấn đề khác nhau. Trong đó, phổ biến nhất là:

Nhiễm trùng tai

Nhiễm trùng tai nặng hoặc nhiễm trùng nhẹ nhưng tái phát liên tục đều có khả năng gây thủng màng nhĩ. Sự tấn công của các vi sinh vật gây bệnh tại đây sẽ làm tích tụ dịch (mủ) ở tai giữa, lâu ngày tạo thành áp lực gây rách lớp mô mỏng này.

Chấn thương vật lý ở đầu hoặc tai

Thực tế, ít người biết rằng màng nhĩ mỏng đến mức có thể bị tổn thương dẫn đến thủng do ảnh hưởng từ chấn thương vật lý ở tai hoặc đầu. Nếu nghiêm trọng, tai trong và tai giữa cũng sẽ bị liên lụy.

Dị vật trong tai

Những vật nhọn và nhỏ như dụng cụ lấy ráy tai bằng kim loại, bút chì, kẹp tăm, bi ve… có thể làm rách màng nhĩ khi bạn đưa vào tai. Nguyên nhân này thường xảy ra ở trẻ nhỏ.

Chấn thương âm thanh

Một vụ nổ hoặc tiếng ồn xảy ra gần tai có thể gây áp lực làm thủng màng nhĩ. Nhạc sĩ và những người có thói quen nghe nhạc với âm lượng lớn rất dễ gặp phải vấn đề gây chấn thương tai này.

Chấn thương khí áp

Đôi khi, chênh lệch áp suất giữa môi trường trong và ngoài tai cũng có khả năng gây thủng màng nhĩ. Tình trạng này có thể xảy ra khi bạn đi máy bay hoặc lặn.

3. Thủng màng nhĩ có nghe được không?

Vậy cùng tìm hiểu rõ hơn về câu hỏi thủng màng nhĩ có nghe được không bạn nhé!

Thủng màng nhĩ đột ngột thì dấu hiệu đầu tiên là cảm giác đau nhói trong tai, ù tai, chảy máu tai, chóng mặt, buồn nôn, nôn và có thể dẫn đến mất thính lực (điếc tai).

Nếu chỉ rách màng nhĩ đơn thuần thì có thể gây điếc nhẹ hoặc giảm khả năng nghe, nếu tổn thương sâu đến tai trong thì mức độ điếc nặng hơn.

Trong đó, nếu thủng màng nhĩ nguyên nhân do viêm tai giữa cấp thì trước đó sẽ có triệu chứng nhiễm trùng như sốt, ăn uống kém kèm đau nhức trong tai, ù tai hoặc nghe kém. Khi màng nhĩ thủng, mủ thoát ra được ngoài ống tai thì các triệu chứng sẽ thuyên giảm đi.

Thủng màng nhĩ nếu do nhiễm trùng lâu ngày sẽ gây viêm xương chũm làm giảm khả năng nghe nghiêm trọng và có thể gây ra những biến chứng nặng hơn do ổ nhiễm trùng lan toả vào các vùng cận kề như: viêm màng não, áp xe não, viêm xoang tĩnh mạch hoặc liệt mặt…

Thủng màng nhĩ có nghe được không?

4. Điều trị thùng màng nhĩ

Sau khi đã làm rõ câu hỏi thủng màng nhĩ có nghe được không? chúng ta cùng tìm hiểu về điều trị nào!

Thủng màng nhĩ có thể không cần phải điều trị vì màng nhĩ thường tự lành trong vài tuần hoặc vài tháng trong điều kiện tai được giữ khô và không bị vi khuẩn tấn công.

Nếu bạn bị đau nhức hay khó chịu thì có thể dùng thuốc giảm triệu chứng đau bằng paracetamol hoặc ibuprofen. Bạn cũng có thể giảm đau ở tai bằng cách đặt một miếng vải ấm vào bên tai bị thủng.

Bên cạnh đó, bác sĩ có thể kê toa thuốc kháng sinh nếu màng nhĩ bị thủng là do nhiễm trùng hoặc có nguy cơ nhiễm trùng trong thời gian hồi phục. Nếu thủng màng nhĩ nghiêm trọng, gây ảnh hưởng đến thính lực nhiều thì việc điều trị chủ yếu là vá màng nhĩ tại các cơ sở y tế chuyên khoa.

Đề phòng thủng màng nhĩ như thế nào?

 

  • Cảnh giác và cẩn thận khi ngoáy tai bằng những vật nhọn, tuyệt đối không tự ý ngoáy tai hoặc lấy ráy tai bằng các dụng cụ bằng kim loại;
  • Tích cực điều trị khi mắc các bệnh về mũi họng vì có thể dẫn đến viêm tai giữa và gây thủng màng nhĩ;
  • Khi đi bơi hoặc tắm vòi sen, làm việc hoặc sinh sống ở nơi ồn ào, hãy bảo vệ tai bằng nút chặn tai hoặc dùng mũ che tai khi cần thiết;
  • Giữ cho tai khô nếu bị bất kì tổn thương nào để tránh nhiễm trùng và rách màng nhĩ.

Tìm hiểu từ nguồn : Verywell Health

Như vậy, Medplus đã cung cấp cho bạn đọc đầy đủ thông tin về triệu chứng thủng màng nhĩ có nghe được không?, hy vọng bài viết sẽ hỗ trợ cho bạn được nhiều trong đời sống và hạnh phúc gia đình

Bên cạnh đó, Medplus cũng cung cấp đến bạn đọc một số thông tin liên quan đến sức khỏe:

Exit mobile version