Thuốc Amo-Pharusa 500 là gì?
Thuốc Amo-Pharusa 500 là thuốc ETC được dùng để điều trị các nhiễm khuẩn đường hô hấp và tai – mũi – họng có đờm khó khạc, khó thoát đờm do dịch tiết phế quản.
Tên biệt dược
Thuốc được đăng ký dưới tên Amo-Pharusa 500.
Dạng trình bày
Thuốc Amo-Pharusa 500 được bào chế thành dạng viên nén bao phim hình thuôn dài, màu trắng hoặc trắng ngà, thành và cạnh viên lành lặn, hai mặt hơi lồi, mặt viên có một gạch ngang.
Quy cách đóng gói
Amo-Pharusa 500 được đóng gói thành hộp 10 vỉ x 10 viên.
Phân loại
Thuốc Amo-Pharusa 500 thuộc nhóm thuốc ETC – Thuốc kê đơn.
Số đăng ký
VD-26806-17
Thời hạn sử dụng
Thời hạn sử dụng của thuốc là 24 tháng kể từ ngày sản xuất.
Nơi sản xuất
Thuốc được sản xuất tại Công ty Cổ phần Dược phẩm Hà Tây
Địa chỉ: Tổ dân phố số 4, La Khê, Hà Đông, Tp. Hà Nội, Việt Nam.
Thành phần của thuốc Amo-Pharusa 500
Thành phần chính của thuốc bao gồm Amoxicilin (dưới dạng Amoxcilin Trihydrat) – 500 mg và Bromhexin Hydroclorid – 8 mg
Tá dược khác: Microcrystallin Cellulose (Avicel 102), Natri Starch Glycolat, Copovidon, Crospovidon, Magnesi Stearat, Talc, Opadry White vừa đủ 1 viên.
Công dụng của Amo-Pharusa 500 trong việc điều trị bệnh
Amo-Pharusa 500 được chỉ định điều trị trong các trường hợp:
- Nhiễm khuẩn đường hô hấp có đờm khó khạc, khó thoát đờm do dịch tiết phế quản như: viêm phổi, viêm phế quản cấp và mạn, giãn phế quản nhiễm khuẩn.
- Nhiễm khuẩn tai – mũi – họng có đờm khó khạc thoát đờm do dịch tiết phế quản như: viêm tai giữa, viêm thanh quản, viêm xoang, viêm Amidan và viêm họng.
Hướng dẫn sử dụng thuốc
Cách sử dụng
Thuốc dùng đường uống. Có thể uống thuốc trước hoặc sau bữa ăn đều được.
Đối tượng sử dụng
Thuốc dùng được cho người lớn và trẻ em. Tuy nhiên bạn vẫn nên đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng.
Liều dùng
Amo-Pharusa 500 được có liều đề nghị khác nhau cho người mắc hoặc không mắc bệnh suy thận, cụ thể:
– Đối với bệnh nhân có chức năng thận bình thường
- Người lớn: Uống mỗi lần 1 viên, ngày uống 2 lần.
- Trẻ em trên 20kg: Trường hợp nhiễm khuẩn nhẹ và vừa: Uống 1 viên mỗi ngày.
– Đối với bệnh nhân suy thận dựa theo độ thanh thải Creatinin:
+ Độ thanh thải lớn hơn 30ml/phút: Không cần điều chỉnh.
+ Độ thanh thải từ 10 – 30ml/phút:
- Người lớn và trẻ em từ 40kg Liều tối đa mỗi lần 1 viên, ngày dùng 2 lần.
- Trẻ em dưới 40 kg: 15 mg/kg, ngày dùng 2 lần : (tối đa 500 mg chia 2 lần trên ngày).
+ Độ thanh thải nhỏ hơn 10ml/phút:
- Người lớn và trẻ em từ 40 kg: Liều tối đa 1 viên trên ngày.
- Trẻ em dưới 40 kg: 15 mg/kg/ngày (tối đa 500mg).
Lưu ý đối với người dùng thuốc Amo-Pharusa 500
Chống chỉ định
Amo-Pharusa 500 được khuyến cáo không dùng cho:
- Bệnh nhân có tiền sử dị ứng với bất kỳ loại Penicillin nào.
- Người mẫn cảm với một trong các thành phần của thuốc.
- Bệnh nhân loét dạ dày tá tràng tiến triển.
Tác dụng phụ
Thuốc Amo-Pharusa 500 có một số tác dụng không mong muốn liên quan đến hai thành phần chính của thuốc:
– Đối với Amoxicilin:
- Thường gặp: Ngoại ban (3-10%), thường xuất hiện chậm, sau 7 ngày điều trị.
- Ít gặp: Buồn nôn, nôn và tiêu chảy, ban đỏ, ban rát sần, mề đay, đặc biệt là hội chứng Steven-Johnson.
- Hiếm gặp: Tăng nhẹ SGOT, kích động, vật vã, lo lắng, mất ngủ, lú lẫn, thay đổi ứng xử và/hoặc chóng mặt, thiếu máu, giảm tiểu cầu, tăng bạch cầu ưa Eosin, giảm bạch cầu, mất bạch cầu hạt.
– Đối với Bromhexin Hydroclorid:
- Ít gặp: Đau dạ dày, buồn nôn, nôn, tiêu chảy, nhức đầu, chóng mặt, ra mồ hôi, ban da, mề đay, nguy cơ ứ dịch tiết phế quản ở người bệnh không có khả năng khạc đờm.
- Hiếm gặp: Khô miệng, Tăng enzym Transaminase AST, ALT.
Khi thấy các hiện tượng khác lạ phải ngừng sử dụng thuốc và thông báo cho bác sĩ để nhận được sự hỗ trợ thích hợp.
Thận trọng khi dùng thuốc
– Phải định kỳ kiểm tra chức năng gan thận trong suốt quá trình điều trị dài ngày.
– Có thể xảy ra phản ứng quá mẫn trầm trọng ở những bệnh nhân có tiền sử dị ứng với Penicillin hoặc các dị nguyên khác, nên cần phải điều tra kỹ tiền sử dị ứng với Penicillin, Cephalosporin và các dị nguyên khác.
– Nếu phản ứng dị ứng xảy ra như ban đỏ, phù Quincke, sốc phản vệ, hội chứng Steven – Johnson, phải ngừng liệu pháp Amoxicilin và ngay lập tức điều trị cấp cứu bằng Adrenalin, thở oxy, liệu pháp Corticoid tiêm tĩnh mạch và thông khí, kể cả đặt nội khí quản và không bao giờ được điều trị bằng Penicillin hoặc Cephalosporin nữa.
-Thận trọng khi dùng cho phụ nữ có thai và đang cho con bú, trẻ sơ sinh hay trẻ nhỏ,
– Người bệnh suy gan, suy thận nặng, người có tiền sử loét dạ dày, bệnh nhân hen hay người cao tuổi, người quá yếu không có sức khạc đờm.
– Trong khi dùng Bromhexin cần tránh phối hợp với thuốc ho và có nguy cơ ứ đọng đờm đường hô hấp.
– Thuốc có tác dụng lên thần kinh trung ương vì vậy nên cân nhắc khi dùng thuốc trong khi vận hành máy móc, lái xe hay làm việc trên cao.
Xử lý quá liều
Quá liều có thể gây ra các triệu chứng tâm thần kinh, ảnh hưởng đến thận (đái ra tinh thể) và rối loạn tiêu hóa.
Hiện không có thuốc giải độc đặc hiệu, có thể loại bỏ Amoxicilin bằng thẩm phân máu. Điều trị triệu chứng và đặc biệt chú ý đến cân bằng nước – điện giải.
Cách xử lý quên liều
Bạn nên bổ sung liều ngay khi nhớ ra. Tuy nhiên, nêu thời gian giãn cách với liều tiếp theo quá ngắn thì bỏ qua liều đã quên và tiếp tục lịch dùng thuốc. Không dùng liều gấp đôi để bù cho liều đã bị bỏ lỡ.
Các biểu hiện sau khi dùng thuốc
Thông tin về các biểu hiện sau khi dùng thuốc Amo-Pharusa 500 đang được cập nhật.
Hướng dẫn bảo quản
Điều kiện bảo quản
Thuốc nên được giữ thuốc trong hộp kín, ngoài tầm với của trẻ em.
Bảo quản thuốc ở nơi khô, nhiệt độ dưới 30°C, tránh nguồn nhiệt và ánh sáng trực tiếp.
Thời gian bảo quản
Thông tin về thời gian bảo quản thuốc Amo-Pharusa 500 đang được cập nhật.
Thông tin mua thuốc
Nơi bán thuốc
Hiện nay thuốc có bán ở các trung tâm y tế hoặc ở các nhà thuốc, quầy thuốc đạt chuẩn GPP của Bộ Y Tế. Bạn có thể tìm mua thuốc trực tuyến tại Chợ y tế xanh hoặc mua trực tiếp tại các địa chỉ bán thuốc với mức giá thay đổi khác nhau tùy từng đơn vị bán thuốc.