Site icon Medplus.vn

Thuốc Arotaz 1g: Liều dùng & lưu ý, hướng dẫn sử dụng, tác dụng phụ

Thuốc Arotaz 1g là gì?

Thuốc Arotaz 1g thuộc nhóm ETC – thuốc sử dụng theo chỉ định của bác sĩ, dùng để điều trị ngoài đường tiêu hóa các nhiễm khuẩn sau đây do các chủng vi khuẩn nhạy cảm với Ceftazidime.

Chú ý

Người bệnh được khuyến cáo nên biết kết quả thử nghiệm mẫn cảm và nuôi cấy vi khuẩn trước khi bắt đầu trị liệu. Điều này đặc biệt quan trong nếu Ceftazidime được sử dụng là trị liệu đơn độc.

Ceftazidime nên được sử dụng kết hợp thêm với một thuốc kháng sinh nữa khi điều trị nhiễm khuẩn mà có khả năng do hỗn hợp các chủng vi khuẩn đã kháng và nhạy cảm.

Ví dụ, trị liệu kết hợp với một thuốc kháng sinh mà có hoạt tính kháng lại khuẩn kỵ khí nên được xem xét khi nhiễm khuẩn được cho là do cả vi khuẩn hiếu khí và kị khí.

Ceftazidime cũng có thể được sử dụng kết hợp với thuốc kháng sinh khác (như là một Aminoglycoside) để điều trị nhiễm khuẩn ở bệnh nhân giảm bạch cầu trung tính trầm trọng.

Tuy nhiên, bệnh nhân cần xem xét hướng dẫn chính thức về việc sử dụng các kháng sinh sao cho thích hợp.

Tên biệt dược

Thuốc được đăng ký dưới tên biệt dược là Arotaz 1g.

Dạng bào chế

Thuốc này được bào chế dưới dạng bột pha tiêm.

Quy cách đóng gói

Hộp 1 lọ.

Phân loại

Thuốc thuộc nhóm thuốc kê đơn ETC.

Số đăng ký

VN-17699-14

Thời hạn sử dụng

Thuốc có hạn sử dụng là 36 tháng kể từ ngày sản xuất.

Nơi sản xuất

Thuốc Arotaz 1g được sản xuất tại Karnataka Antibiotics & Pharmaceuticals Limited.

Địa chỉ: No. 14, II Phase, Peenya Industrial Area, Bangalore 560 058 Ấn Độ.

Thành phần của thuốc Arotaz 1g

Mỗi lọ Arotaz 1g chứa: Ceftazidime USP 1gm (Ceftazidime Pentahydrate).

Thực chất, đây là một hỗn hợp Ceftazidime Pentahydrate vô khuẩn và Natri Carbonate vô khuẩn.

Công dụng của thuốc Arotaz 1g trong điều trị bệnh

Ceftazidime được chỉ định để điều trị ngoài đường tiêu hóa các nhiễm khuẩn do các chủng vi khuẩn nhạy cảm với Ceftazidime sau đây, cụ thể là:

Hướng dẫn sử dụng thuốc Arotaz 1g

Cách sử dụng

Ceftazidim nên được dùng tiêm tĩnh mạch hoặc tiêm bắp sâu ở cơ lớn như góc phần tư phía bên trên của cơ mông lớn hoặc một phần bên của đùi.

Trước hết, người bệnh pha loãng để tiêm tĩnh mạch trực tiếp. Bệnh nhân sẽ hòa 0,5g với 5ml nước cất pha tiêm, 1g hoặc hơn với 10mL nước cất pha tiêm.

Sau đó, lắc đều. Việc pha loãng sẽ sinh ra Carbon Dioxide.

Lật ngược lọ thuốc tiêm và ấn hết pít-tông xuống bơm tiêm.

Chọc kim tiêm qua nắp lọ và phải đảm bảo là đầu kim luôn nằm trong phần dung dịch thuốc mà không nằm trong phần khí bên trên.

Tống các bọt từ dung dịch trong ống tiêm trước khi tiêm.

Pha loãng để truyền tĩnh mạch ngắt quãng. Thông thường, người bệnh sẽ sử dụng một liều đơn có thể được pha loãng trong 50 tới 100ml Dextrose 5% trong nước, Natri Chloride 0,9% hoặc các dung dịch để tiêm truyền thích hợp khác.

Đường dùng

Người bệnh sử dụng thuốc bằng cách tiêm tĩnh mạch trực tiếp.

Bệnh nhân có thể chọn dùng một liều đơn tiêm tĩnh mạch chậm trong 3-5 phút. Hoặc, chọn truyền tĩnh mạch ngắt quãng. Với truyền tĩnh mạch ngắt quãng, người bệnh sẽ truyền trong 30 phút. Có thể được truyền qua ống hoặc van ba đường của bộ truyền.

Pha loãng để tiêm bắp: Hòa 500mg hoặc 1g bột thuốc trong 3ml nước cất pha tiêm. Hoặc hòa 2g bột thuốc trong 6ml nước cất pha tiêm.

Đối tượng sử dụng

Thuốc Arotaz 1g dành cho các bệnh nhân bị nhiễm khuẩn do các chủng vi khuẩn nhạy cảm với Ceftazidime.

Liều dùng

Đối với những bệnh nhân có chức năng thận bình thường, các nhóm tuổi sẽ có liều xác định như sau:

Người lớn

Người cao tuổi

Với tất cả các loại nhiễm khuẩn, đặc biệt ở những người > 80 tuổi: Người bệnh không quá 3g mỗi ngày.

Trẻ sơ sinh > 2 tháng tuổi, trẻ chập chững và trẻ em

Trẻ mới sinh và trẻ sơ sinh <2 tháng tuổi

Phần lớn các loại nhiễm khuẩn: người bệnh sẽ uống 25-60mg/kg/ngày và chia làm 2 lần.

Người bị suy thận

Liều dùng ở bệnh nhân suy thận: Ceftazidime hầu như là được bài tiết bởi lọc cầu thận và liều nên được giảm khi tỷ lệ lọc cầu thận (GER) < 50 ml/phút.

Ở người lớn bị suy thận, liều nạp khởi đầu 1g Ceftazidime có thể dùng, và mỗi nhóm tuổi sẽ có liều thích hợp riêng:

Với nồng độ Creatinin trung bình trong huyết thanh lớn hơn 500  μ mol/I, người bệnh được khuyến cáo dùng 0.5g Ceftazidime. Mỗi lần uống cách nhau 48 giờ.

Với nồng độ Creatinin trung bình trong huyết thanh từ 350- 500  μ mol/I, người bệnh được khuyến cáo dùng 0.5g Ceftazidime. Mỗi lần uống cách nhau 24 giờ.

Với nồng độ Creatinin trung bình trong huyết thanh từ 200- 350  μ mol/I, người bệnh được khuyến cáo dùng 1g Ceftazidime. Mỗi lần uống cách nhau 24 giờ.

Với nồng độ Creatinin trung bình trong huyết thanh từ 150- 200  μ mol/I, người bệnh được khuyến cáo dùng 1g Ceftazidime. Mỗi lần uống cách nhau 12 giờ.

Các đối tượng sử dụng thuốc Arotaz 1g khác

Lưu ý đối với người dùng thuốc Arotaz 1g

Chống chỉ định

Thuốc Arotaz 1g được khuyến cáo không sử dụng đối với các đối tượng sau, cụ thể là:

Tác dụng phụ

Trong quá trình điều trị với thuốc Arotaz 1g, người bệnh có thể gặp một trong các tác dụng không mong muốn sau đây, cụ thể là:

Xử lý khi quá liều

Các biểu hiện sau khi dùng thuốc

Hiện nay, thông tin về các biểu hiện sau khi dùng thuốc Arotaz 1g đang được cập nhập.

Hướng dẫn bảo quản

Điều kiện bảo quản

Thuốc nên bảo quản ở những nơi khô ráo, không ẩm ướt, nhiệt độ dưới 30°C. Và tránh để ánh sáng chiếu trực tiếp vào chế phẩm.

Chú ý tránh xa tầm tay trẻ em.

Thời gian bảo quản

Thông tin về thời gian bảo quản của thuốc Arotaz 1g đang được cập nhật.

Thông tin mua thuốc Arotaz 1g

Nơi bán thuốc

Tính tới thời điểm hiện tại, thuốc Arotaz 1g đang được bán rộng rãi tại các trung tâm y tế và các nhà thuốc đạt chuẩn GPP của Bộ y tế. Vì thế, bệnh nhân có thể dễ dàng tìm mua thuốc trực tiếp tại Chợ y tế xanh hoặc bất kỳ quầy thuốc với các mức giá tùy theo đơn vị thuốc.

Gía bán

Thuốc Arotaz 1g sẽ có giá thay đổi thường xuyên và khác nhau giữa các khu vực bán thuốc. Nếu bệnh nhân muốn biết cụ thể giá bán hiện tại của Arotaz 1g, xin vui lòng liên hệ hoặc đến cơ sở bán thuốc gần nhất. Tuy nhiên, hãy lựa chọn những cơ sở uy tín để mua được thuốc với chất lượng và giá cả hợp lý.

Hình ảnh tham khảo

Arotaz 1g

Nguồn tham khảo

Drugbank

Exit mobile version