Site icon Medplus.vn

Thuốc Atorhasan 10 : Liều dùng & lưu ý, hướng dẫn sử dụng, tác dụng phụ

Thuốc Atorhasan 10 là gì?

Thuốc Atorhasan 10 là thuốc ETC – dùng trong điều trị tăng Lipid huyết, giảm Cholesterol và dự phòng tim mạch.

Tên biệt dược

Thuốc được đăng ký dưới tên Atorhasan 10.

Dạng trình bày

Thuốc được bào chế dưới dạng viên nén bao phim.

Quy cách đóng gói

Thuốc được đóng gói thành hai dạng:

– Hộp 3 vỉ x 10 viên.

– Hộp 10 vỉ x 10 viên.

Phân loại

Thuốc Atorhasan 10 thuộc nhóm thuốc kê đơn – ETC.

Số đăng ký

VD-23327-15.

Thời hạn sử dụng thuốc

Sử dụng thuốc Atorhasan 10 trong thời hạn 36 tháng kể từ ngày sản xuất. Không sử dụng thuốc đã hết hạn sử dụng ghi trên bao bì.

Nơi sản xuất

Thuốc được sản xuất tại Công ty TNHH Ha san-Dermapharm – Việt Nam.

Thành phần thuốc Atorhasan 10

– Thành phần chính: Atorvastatin Calci Trihydrat 10 mg tương đương với 10 mg Atorvastatin.

– Tá dược: Lactose Monohydrat, Calci Carbonat, Natri Croscarmellose, Avicel M101, Prejel PAS, Natri Lauryl Sulfat, Magnesi Stearat, HPMC 615, HPMC 606, PEG 6000, Titan Dioxyd, Talc.

Công dụng của thuốc Atorhasan 10 trong việc điều trị bệnh

Thuốc Atorhasan 10 được chỉ định dùng trong các trường hợp:

– Điều trị tăng Lipid huyết bao gồm:

+ Tăng Cholesterol huyết.

+ Tăng Lipid huyết phối hợp (hỗn hợp) (tăng Lipoprotein huyết nhóm ll a và II b).

+ Tăng Triglycerid huyết (nhóm IV).

+ Rối loạn Beta Lipoprotein huyết (nhóm III).

+ Tăng Cholesterol có tính chất gia đình dị hợp tử.

– Điều trị hỗ trợ để làm giảm Cholesterol toàn phần và LDL – Cholesterol ở các bệnh nhân tăng Cholesterol huyết có tính gia đình đồng hợp tử.

– Dự phòng biến chứng tim mạch ở bệnh nhân có nhiều yếu tố nguy cơ.

Hướng dẫn sử dụng thuốc Atorhasan 10

Cách sử dụng

Uống liều duy nhất vào bất cứ lúc nào trong ngày, vào bữa ăn hoặc lúc đói.

Đối tượng sử dụng

Thuốc dành cho người lớn và trẻ em từ 10 tuổi trở lên.

Liều dùng thuốc

– Bắt đầu điều trị với liều thấp nhất mà thuốc có tác dụng, sau đó nếu cần thiết, có thể điều chỉnh liều theo nhu cầu và đáp ứng của từng người bằng cách tăng liều từng đợt cách nhau không dưới 4 tuần và phải theo dõi các phản ứng có hại của thuốc, đặc biệt là các phản ứng có hại đối với hệ cơ.

– Bệnh nhân cần tuân thủ chế độ ăn kiêng ít Cholesterol, trước và trong quá trình sử dụng Atorvastatin.

Người lớn

– Liều khởi đầu: 1 – 2 viên/lần/ngày. Những bệnh nhân cần giảm LDL – Cholesterol nhiều (trên 45%) có thể bắt đầu với liều 4 viên/lần/ngày.

– Liều duy trì: 1 – 8 viên/Iần/ngày. Liều có thể được điều chỉnh trong khoảng thời gian 4 tuần đến liều tối đa là 8 viên/ngày.

Trẻ em (từ 10 – 17 tuổi tăng Cholesterol huyết, tăng Cholesterol huyết có tính gia đình dị hợp tử, tăng Lipid huyết phối hợp (hỗn hợp).

– Liều khởi đầu: 1 viên/Iần/ngày.

– Chỉnh liều nếu cần thiết, khoảng cách chỉnh liều ít nhất 4 tuần với liều tối đa là 2 viên/Iần/ngày.

Dùng phối hợp với các thuốc khác

– Khi dùng phối hợp Atorvastatin với Amiodaron, không dùng quá 20 mg Atorvastatin/ngày.

– Khi dùng phối hợp Atorvastatin với các thuốc ức chế Protease điều trị HIV và viêm gan siêu vi C (HCV):

+ Khi dùng phối hợp với Darunayvir + Ritonavir, Fosamprenavir, Fosamprenavir + Ritonavir, Saquinavir + Ritonavir, không dùng quá 20 mg Atorvastatin/ngày.

+ Khi dùng phối hợp với Nelfinavir, không dùng quá 40 mg Atorvastatin/ngày.

+ Khi dùng phối hợp với Lopinavir + Ritonavir, dùng Atorvastatin thận trọng và nếu cần thiết nên dùng liều thấp nhất.

Lưu ý đối với người dùng thuốc Atorhasan 10

Chống chỉ định

Thuốc chống chỉ định trong các trường hợp:

– Quá mẫn cảm với Atorvastatin hay với bất cứ thành phần nào của thuốc.

– Bệnh gan tiến triển hay tình trạng tăng Transaminase huyết thanh kéo dài mà không rõ nguyên nhân.

– Phụ nữ có thai hoặc dự định có thai, phụ nữ cho con bú.

– Phối hợp Atorvastatin với Tipranavir + Ritonavir, Telaprevir.

Tác dụng phụ của thuốc Atorhasan 10

Phần lớn các tác dụng phụ thường nhẹ và thoáng qua.

Thường gặp

– Tiêu chảy, táo bón, đầy hơi, đau bụng và buồn nôn gặp ở khoảng 5% bệnh nhân.

– Đau đầu (4 – 9%), chóng mặt (3 – 5%), nhìn mờ (1 – 2%), mất ngủ, suy nhược.

– Đau cơ, đau khớp.

– Các kết quả thử nghiệm chức năng gan tăng hơn 3 lần giới hạn trên của mức bình thường, ở 2% bệnh nhân, nhưng phần lớn là không có triệu chứng Và hồi phục khi ngừng thuốc.

Ít gặp

– Bệnh cơ (kết hợp yếu cơ và tăng hàm lượng Creatin Phosphokinase huyết tương).

– Ban da.

– Viêm mũi, viêm xoang, viêm họng, ho.

Hiếm gặp

– Viêm cơ, tiêu cơ vân, dẫn đến suy thận cấp thứ phát do Myoglobin niệu.

– Suy giảm nhận thức.

– Tăng đường huyết.

– Tăng HbAtc.

Xử lý khi quá liều thuốc Atorhasan 10

– Không có thuốc điều trị đặc hiệu cho bệnh nhân dùng quá liều Atorvastatin.

– Trong trường hợp quá liều, bệnh nhân cần được điều trị triệu chứng và các biện pháp hỗ trợ cần thiết. Do phần lớn thuốc gắn với Protein huyết tương nên thẩm tách máu hầu như không làm tăng thải trừ Atorvastatin ra khỏi cơ thể.

Cách xử lý khi quên liều thuốc Atorhasan 10

Thông tin về xử lý khi quên liều đang được cập nhật.

Các biểu hiện sau khi dùng thuốc

Thông tin về các biểu hiện sau khi dùng thuốc đang được cập nhật.

Hướng dẫn bảo quản thuốc Atorhasan 10

Điều kiện bảo quản

– Bảo quản thuốc trong bao bì kín, nơi khô ráo, tránh ánh sáng, ở nhiệt độ phòng, nhiệt độ không quá 30°.

Thời gian bảo quản

Thông tin về thời gian bảo quản thuốc đang được cập nhật.

Thông tin mua thuốc

Nơi bán thuốc

Có thể tìm mua thuốc tại Chợ y tế xanh hoặc các nhà thuốc uy tín để đảm bảo chất lượng thuốc cũng như sức khỏe bản thân.

Giá bán

Giá sản phẩm thường xuyên thay đổi và có thể không giống nhau giữa các điểm bán. Vui lòng liên hệ hoặc đến trực tiếp điểm bán gần nhất để biết giá chính xác của thuốc  vào thời điểm này.

Nội dung tham khảo thuốc Atorhasan 10

Dược lực học

– Atorvastatin là thuốc hạ Lipid máu tổng hợp, có tác dụng ức chế HMG – CoA Reductase làm giảm nồng độ cholesterol toàn phần, LDL – Cholesterol, VLDL – Cholesterol đồng thời tăng nồng độ HDL – Cholesterol.

– Atorvastatin còn làm tăng số lượng và hoạt tính của thụ thể LDL trên bề mặt tế bào gan. Vì vậy, Atorvastatin có hiệu quả trong việc làm giảm LDL ở những bệnh nhân tăng Lipid máu có tính di truyền đồng hợp tử, một quần thể không đáp ứng bình thường với các thuốc hạ Lipid khác.

Dược động học

– Hấp thu: Atorvastatin được hấp thu nhanh chóng qua đường tiêu hóa. Thuốc có sinh khả dụng tuyệt đối thấp, khoảng 12% do sự thanh lọc ở niêm mạc tiêu hóa và/ hoặc sự chuyển hóa lần đầu ở gan.

– Phân bố: Atorvastatin gắn kết 98% với Protein huyết tương.

– Chuyển hóa: Atorvastatin được chuyển hóa qua Cytochrom P450 Isoenzym CYP3A4 thành một số chất chuyển hóa có hoạt tính. Các sản phẩm chuyển hóa có hoạt tính tương đương với Atorvastatin và tham gia vào khoảng 70% hoạt động ức chế men khử HMG – CoA trong cơ thể.

– Thải trừ: Thời gian bán thải trung bình của Atorvastatin khoảng 14 giờ, mặc dù thời gian để tác dụng ức chế HMG – CoA Reductase giảm một nửa là khoảng 20 – 30 giờ. Điều này là do có sự đóng góp của các chất chuyển hóa có hoạt tính. Atorvastatin được đào thải chủ yếu qua mật dưới dạng chất chuyển hóa, dưới 2% được tìm thấy trong nước tiểu.

Thận trọng thuốc Atorhasan 10

Theo dõi Creatin Kinase (CK) trong trường hợp:

– Trước khi điều trị, xét nghiệm CK nên được tiến hành trong những trường hợp: Suy giảm chức năng thận, nhược giáp, tiền sử bản thân hoặc gia đình mắc bệnh cơ di truyền, tiền sử bị bệnh cơ do sử dụng statin hoặc Fibrat trước đó, tiền sử bệnh gan và/ hoặc uống nhiều rượu, bệnh nhân cao tuổi (> 70 tuổi) có những yếu tố nguy cơ bị tiêu cơ vân, khả năng xảy ra tương tác thuốc và một số đối tượng bệnh nhân đặc biệt. Trong những trường hợp này nên cân nhắc lợi ích/ nguy cơ và theo dõi bệnh nhân trên lâm sàng khi điều trị bằng Atorvastatin. Nếu kết quả xét nghiệm CK > 5 lần giới hạn trên của mức bình thường, không nên bắt đầu điều trị bằng Atorvastatin.

+ Trong quá trình điều trị bằng Atorvastatin, bệnh nhân cần thông báo khi có các biểu hiện về cơ như đau cơ, cứng cơ, yếu cơ,… Khi có các biểu hiện này, bệnh nhân cần làm xét nghiệm CK để có các biện pháp can thiệp phù hợp. Làm xét nghiệm enzym gan trước khi bắt đầu điều trị bằng Atorvastatin và trong trường hợp chỉ định lâm sàng yêu cầu xét nghiệm sau đó.

Đối với phụ nữ mang thai và cho con bú

Phụ nữ mang thai:

– Không dùng Atorvastatin cho phụ nữ có thai.

– Chỉ dùng khi đã có biện pháp tránh thai hữu hiệu, bệnh nhân rất khó thụ thai hay đã được thông báo về khả năng gây hại cho thai nhi và chỉ trong trường hợp Cholesterol máu tăng rất cao mà không đáp ứng với các thuốc khác.

– Nếu phụ nữ có thai khi đang dùng thuốc thì nên ngưng dùng thuốc và bệnh nhân cần được thông báo về khả năng gây hại cho thai nhi.

Phụ nữ cho con bú: Chưa rõ Atorvastatin có bài tiết qua sữa mẹ hay không. Do khả năng Atorvastatin có thể gây tác dụng phụ nghiêm trọng lên trẻ bú mẹ nên không dùng Atorvastatin cho phụ nữ đang cho con bú.

Tác động của thuốc khi vận hành tàu xe, máy móc

– Thông thường, thuốc không ảnh hưởng đến khả năng lái xe và vận hành máy móc.

– Tuy nhiên, thuốc có thể gây hoa mắt, chóng mặt đối với một vài người. Không lái xe, vận hành máy móc hoặc làm bất cứ việc gì có tính chất nguy hiểm nếu có cảm giác hoa mắt, chóng mặt.

Hình ảnh tham khảo thuốc Atorhasan 10

Thuốc Atorhasan 10

Nguồn tham khảo

Drugbank

Exit mobile version