Site icon Medplus.vn

Thuốc Becolizyn – Liều dùng, lưu ý, hướng dẫn, tác dụng phụ

Thuốc Becolizyn là gì?

Thuốc Becolizyn là thuốc OTC dùng để bổ sung vitamin và các khoáng chất thiếu hụt.

Tên biệt dược

Thuốc được đăng ký dưới tên Becolizyn.

Dạng trình bày

Thuốc Becolizyn được bào chế thành dạng viên nén bao đường.

Quy cách đóng gói

Thuốc được đóng gói thành hộp 10 vỉ x 10 viên.

Phân loại

Becolizyn thuộc nhóm thuốc OTC – Thuốc không kê đơn.

Số đăng ký

VD-19221-13

Thời hạn sử dụng

Thời hạn sử dụng của thuốc là 36 tháng kể từ ngày sản xuất.

Nơi sản xuất

Thuốc được sản xuất tại Công ty TNHH Sản xuất Thương mại Dược phẩm NIC (NIC Pharma)

Địa chỉ: Lô 11D Đường C, Khu công nghiệp Tân Tạo, Quận Bình Tân, TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam.

Thành phần của thuốc Becolizyn

– Thuốc có thành phần chính bao gồm Cao nhân sâm – 20mg; Vitamin B1 – 5mg; B2 – 2mg và B6 – 2mg

– Cùng một số tá dược khác như Tinh bột sắn, Bột Talc, Magnesi Stearat, Đường trắng, Sáp ong trắng, Gelatin, Natri Carboxymethyl Cellulose, Vàng Tartrazin, Oxyd sắt nâu, Nước tinh khiết vừa đủ.

Công dụng của Becolizyn trong việc điều trị bệnh

Becolizyn được dùng để bổ sung vitamin và các khoáng chất thiếu hụt hoặc nhu cầu của cơ thể tăng trong các trường hợp: Thể chất yếu kém, chán ăn, mệt mỏi, người lớn tuổi.

Hướng dẫn sử dụng thuốc

Cách sử dụng

Becolizyn được dùng qua đường uống.

Đối tượng sử dụng

Thuốc sử dụng được ở người lớn.

Liều dùng

Becolizyn có liều đề nghị cho người lớn với Mỗi lần uống 2 viên, ngày uống 2 – 3 lần.

Lưu ý đối với người dùng thuốc Becolizyn

Chống chỉ định

Becolizyn chống chỉ định cho:

Tác dụng phụ

Cũng như các thuốc khác, Becolizyn có một số tác dụng ngoài ý muốn với tần suất như sau:

Thông báo cho bác sĩ và ngưng dùng thuốc khi có bất kỳ một phản ứng dị ứng nào xảy ra.

Thận trọng khi dùng thuốc

Thận trọng chung

Thận trọng đối với người bệnh tim.

Xử lý quá liều

Nếu xảy ra trường hợp quá liều bạn nên đến ngay các cơ sở y tế gần nhất để có các biện pháp điều trị hỗ trợ thích hợp.

Cách xử lý quên liều

Bạn nên dùng liều bị quên ngay lúc nhớ ra. Nếu liều đó gần với lần dùng thuốc tiếp theo, bỏ qua liều bị quên và tiếp tục dùng thuốc theo đúng thời gian quy định. Không dùng 2 liều cùng lúc.

Các biểu hiện sau khi dùng thuốc

Thông tin về các biểu hiện sau khi dùng thuốc đang được cập nhật.

Hướng dẫn bảo quản

Điều kiện bảo quản

Becolizyn nên được bảo quản ở nơi khô mát, nhiệt độ không quá 30°C và tránh ánh sáng trực tiếp. 

Thời gian bảo quản

Thuốc có hạn sử dụng 36 tháng kể từ ngày sản xuất. Không được dùng quá thời hạn ghi trên bao bì.

Thông tin mua thuốc

Nơi bán thuốc

Hiện nay thuốc có bán ở các trung tâm y tế hoặc ở các nhà thuốc, quầy thuốc đạt chuẩn GPP của Bộ Y Tế. Bạn có thể tìm mua thuốc trực tuyến tại Chợ y tế xanh hoặc mua trực tiếp tại các địa chỉ bán thuốc với mức giá thay đổi khác nhau tùy từng đơn vị bán thuốc.

Giá bán

Giá sản phẩm thường xuyên thay đổi và có thể không giống nhau giữa các điểm bán. Vui lòng liên hệ hoặc đến trực tiếp điểm bán gần nhất để biết giá chính xác của thuốc Becolizyn vào thời điểm này. Người mua nên lựa chọn những cơ sở bán thuốc uy tín để mua được thuốc với chất lượng và giá cả hợp lí.

Thông tin tham khảo thêm

Dược lực học

Cao nhân sâm

– Làm tăng sinh lực, tăng sức bền vận động, giảm mệt mỏi

– Nhân sâm làm hưng phần, tăng khả năng làm việc trí óc, gia tăng tuần hoàn não, tăng trí nhớ khả năng tập trung, chống suy nhược thần kinh.

– Tăng cường sức đề kháng cơ thể, chống stress, chống các điều kiện bất lợi, tăng kháng thể, tăng hoạt động thực bào

– Bảo vệ gan khỏi tác nhân độc hại của môi trường, kích thích tái tạo tế bào bị tổn thương. Điều hoà huyết áp, điều hoà Cholesterol máu, chống xơ vữa động mạch, làm bền thành mạch.

Vitamin B1

Trong cơ thể Vitamin B1 kết hợp với Adenosine – Triphosphate (ATP) tạo thành Thiamin Pyrophosphate. Vai trò của nó trong chuyển hóa Carbohydrate là Adecarboxy hóa Acid Pyruvic và các Alphaketoacid tạo thành Acetaldehyde và Carbon Dioxide. Thiếu Vitamin B1 làm tăng cao lượng Acid Pyruvic trong máu. Nhu cầu của Vitamin B1 có liên quan trực tiếp đến lượng Carbohydrate trong chế độ ăn, tối thiểu hàng ngày là 0,33 mg . Các triệu chứng của sự thiếu Vitamin B1 có thể bao gồm rối loạn thần kinh, biếng ăn, mỏi cơ, phù và tổn thương tim.

Vitamin B6

Vitamin B6 tồn tại dưới 3 dạng: Pyridoxal, Pyridoxin và Pyridoxamin. Khi vào cơ thể sẽ chuyển thành Pyridoxal Phosphat và một phần thành Pyridoxamin Phosphat. Hai chất này hoạt động như những Coenzym trong chuyển hoá Protein, Glucid và Lipid. Pyridoxin tham gia tổng hợp Acid Gamma Aminobutyric (GABA) trong hệ thần kinh trung ương và tham gia tổng hợp Hemoglobulin.

Vitamin B2

Khi uống hoặc tiêm sẽ biến đổi thành 2 Co-enzym là Flavin Mononucleotid (FMN) và Flavin Adenin Dinucleotid (FAD), là các dạng Co-enzym hoạt động cần cho hô hấp của mô. Riboflavin cũng cần cho sự chuyển hoá Pyridoxin, sự chuyển hoá Tryptophan thành Niacin, và liên quan đến toàn vẹn của hồng cầu.

Magnesi Sulfat

Về phương diện sinh lý, Magnesium là một Cation có nhiều trong nội bào. Magnesium làm giảm tính kích thích của nơ-ron và sự dẫn truyền nơ-ron. Magnesium tham gia vào nhiều phản ứng men.

Tricalci Phosphat

Calci là nguyên tố thứ 5 trong cơ thể, phần lớn nằm trong xương. Việc bổ sung Calci là vô cùng quan trọng trong cả giai đoạn xương đang phát triển ở trẻ em, từ khi đang trong bụng mẹ cho tới khi dậy thì, cũng như trong giai đoạn tuổi già để phòng ngừa và điều trị loãng xương.

Phosphat đóng vai trò quan trọng trong việc điều hòa Calci trong các mô. Nồng độ Phosphat trong huyết tương giảm thấp sẽ làm tăng lượng Calci trong máu và ức chế sự tích tụ Calci trong xương.

Dược động học

Vitamin B1

Sự hấp thu Vitamin B1 trong ăn uống hàng ngày qua đường tiêu hoá là do sự vận chuyển tích cực phụ thuộc Na+. Khi nồng độ Vitamin B1 trong đường tiêu hoá cao, sự khuếch tán thụ động cũng quan trọng. Ở người lớn khoảng 1 mg vitamin B1 bị giáng hoá hoàn toàn mỗi ngày trong các mô, và đây chính là lượng tối thiểu dùng hàng ngày. Khi hấp thu ở mức thấp này, có rất ít hoặc không thấy Vitamin B1 thải trừ qua nước tiểu. Khi hấp thu vượt quá nhu cẩu tối thiểu, các kho chứa Vitamin B1 ở các mô đầu tiên được bão hoà. Sau đó lượng thừa sẽ thải trừ qua nước tiểu dưới dạng phân tử Vitamin B1 nguyên vẹn.

Vitamin B2

Riboflavin hấp thu chủ yếu ở tá tràng. Các chất chuyển hoá của vitamin B2 được phân bố vào các mô trong cơ thể và vào sữa, một lượng nhỏ được dự trữ ở gan, lách, tim và thận. Sau khi uống hoặc tiêm, khoảng 60% FAD và FMN gắn vào protein huyết tương, đào thải qua thận. Lượng đưa vào vượt quá sự cần thiết của cơ thể sẽ thải trừ dưới dạng không đổi trong nước tiểu. Riboflavin còn thải theo phân.

Ở người thẩm phân màng bụng và lọc máu nhân tạo, vitamin B2 cũng được đào thải nhưng chậm hơn ở người có chức năng thận bình thường. Riboflavin có đi qua nhau thai và đào thải qua sữa mẹ.

Vitamin B6

Pyridoxin được hấp thu nhanh chóng qua đường tiêu hoá. Sau khi uống thuốc phần được tích trữ ở gan và một phần lớn ở não. Pyridoxin thải trừ chủ yếu qua thận dưới dạng chuyển hoá. Lượng đưa vào, nếu vượt quá nhu cầu hàng ngày, phần lớn được đào thải dưới dạng không biến đổi.

Tricalci Phosphat

Calci được hấp thu ở phần trên của ruột non, sinh tố D làm gia tăng sự hấp thu Calci và Phosphat từ ruột đồng thời huy động Calci vào trong xương.

Phytat và Oxalat có thể tạo phức hợp hay tạo muối không tan với Calci làm cho Calci không thể hấp thu được. Hệ xương chứa 90% lượng Calci trong cơ thể. Trong huyết tương 40% lượng Calci liên kết với protein huyết tương. 10% ở dưới dạng liên kết với các Anion như Citrat và Phosphat. Số còn lại phân bố dưới dạng Ion Calci. Calci được bài tiết qua đường tiêu hóa như nước bọt, mật và dịch tụy để thải qua phân. Calci cũng được bài tiết đáng kể qua sữa mẹ và mồ hôi. Calci được bài tiết qua nước tiểu và có mối quan liên quan tới việc bài tiết Natri.

Tương tác thuốc

– Thuốc lợi tiểu nhóm Thiazide, Clopamid, Ciprofloxacin, Clorthalidon, thuốc chống co giật: Nguy cơ làm tăng Calci huyết do làm giảm thải trừ Calci tại thận.

– Không dùng chung với Demeclocyclin, Doxycyclin, Metacyclin, Tetracycline, Enoxacin, Phenytoin, Quinolon do Calci, Magnesi tạo phức không hấp thu được.

– Calci làm tăng độc tính đối với tim của các Glycoside Digitalis vì tăng nồng độ Calci huyết dẫn đến tăng tác dụng ức chế Na+ – K-, ATPase của Glycozid tim.

Hình ảnh tham khảo

Thuốc Becolizyn

Nguồn tham khảo

Drugbank

Exit mobile version