Thuốc Beuticystine là gì ?
Thuốc Beuticystine là thuốc ETC dùng để bổ sung L-cystin cho người suy dinh dưỡng, người già,…
Tên biệt dược
Tên đăng ký là Beuticystine
Dạng trình bày
Thuốc được bào chế dưới dạng viên nang mềm
Quy cách đóng gói
Thuốc được đóng gói theo: Hộp 12 vỉ x 5 viên
Phân loại
Thuốc Beuticystine thuộc nhóm kê đơn – ETC.
Số đăng ký
Số đăng ký là VD-24220-16
Thời hạn sử dụng
Thời hạn sử dụng của thuốc là 36 tháng kể từ ngày sản xuất.
Nơi sản xuất
Thuốc được sản xuất tại Công ty Cổ phần Dược phẩm Me Di Sun
Thành phần của thuốc Beuticystine
Thành phần cho 1 viên nang mềm:
- L-cystin với hàm lượng 500mg
- Tá dược vừa đủ gồm có Dầu đậu nành, Sáp ong, Lecithin, Gelatin, Glycerin, Methyl Paraben, Propyl Paraben, Oxyd sắt đen, Oxyd sắt đỏ, Sorbitol Liquid, Vanilin, Erythrosin, Nước tinh khiết.
Công dụng của thuốc Beuticystine trong việc điều trị bệnh
Thuốc Beuticystine dùng để
- Bổ sung L-cystin cho người suy dinh dưỡng, người già, và người có bệnh chuyển hóa hoặc những người bị hội chứng kém hấp thụ.
- Điều trị bệnh Homocystinuria bẩm sinh do chế độ ăn ít Methionin.
Hướng dẫn sử dụng thuốc Beuticystine
Cách sử dụng
Dùng thuốc theo đường uống
Đối tượng sử dụng
Bệnh nhân cần điều trị bệnh và có sự kê đơn của bác sĩ
Liều dùng thuốc Beuticystine
- Người lớn: Liều thông thường 2 viên/lần x 2 lần/ngày trong 2 đến 3 tháng.
- Điều trị bệnh Homocystinuria bẩm sinh mỗi ngày uống từ 2 đến 4 viên
- Hoặc theo chỉ dẫn của thầy thuốc
Lưu ý đối với người dùng thuốc Beuticystine
Chống chỉ định
- Quá mẫn với L-cystin
- Bệnh nhân suy gan, suy thận nặng.
- Tiền sử hen (nguy cơ phản ứng co thắt phế quản với tất cả các dạng thuốc chứa L-Cystin)
Tác dụng phụ của thuốc Beuticystine
L-Cystin có giới hạn an toàn rộng. Nhưng thỉnh thoảng nôn, khát nước, tiêu chảy, đau bụng nhẹ.
- Thường gặp: Buồn nôn, nôn
- Ít gặp: Buồn ngủ, nhức đầu, ù tai. Viêm miệng, chảy nước mũi nhiều. Phát ban, mày đay.
- Hiếm gặp: Co thắt phế quản kèm phản ứng dạng dị ứng
Xử lý khi quá liều
Thông tin về cách xử lý khi quá liều đang được cập nhật
Cách xử lý khi quên liều
Uống liều bị quên ngay lúc nhớ ra. Nếu liều đó gần với lần dùng thuốc tiếp theo, bỏ qua liều bị quên và tiếp tục uống thuốc theo đúng thời gian quy định. Không dùng 2 liều cùng lúc.
Các biểu hiện sau khi dùng thuốc Beuticystine
Thông tin về các biểu hiện sau khi dùng thuốc đang được cập nhật.
Hướng dẫn bảo quản thuốc Beuticystine
Điều kiện bảo quản
Thuốc Beuticystine nên được bảo quản ở nơi khô thoáng, nhiệt độ dưới 30°C và tránh ánh sáng
Thời gian bảo quản
Thời gian bảo quản là 36 tháng kể từ ngày sản xuất.
Thông tin mua thuốc Beuticystine
Nơi bán thuốc
Liên hệ Chợ Y Tế Xanh hoặc đến trực tiếp tới các nhà thuốc tư nhân, các nhà thuốc đạt chuẩn GPP hoặc nhà thuốc bệnh viện để mua thuốc Beuticystine.
Giá bán
Giá sản phẩm thường xuyên thay đổi và có thể không giống nhau giữa các điểm bán. Vui lòng liên hệ hoặc đến trực tiếp điểm bán gần nhất để biết giá chính xác của thuốc vào thời điểm này.
Thông tin tham khảo thêm về thuốc Beuticystine
Dược lực học
- L-Cystin là một Amino Acid. Nó là một Axit Amin không thiết yếu, L-Cystin được tổng hợp bởi cơ thể con người trong điều kiện sinh lý bình thường nếu có đủ lượng Methionin. Nhóm Thiol trong L- Cystin có chứa lưu huỳnh, nó tham gia trong các phản ứng Enzyme. Nhóm Thiol này có thể kết hợp với: Thiol của L-Cystin khác để tạo thành một cầu nối Disulfide, chất này có vai trò quan trọng trong việc duy trì cấu trúc của Protein. Hai phân tử L-Cystin liên kết bởi cầu Disulfide tạo nên L-Cystin Axit Amin
- L-Cystin được tìm thấy trong nhiều loại thực phẩm giàu Protein. L-Cystin cần thiết cho trẻ sơ sinh, người già, và người có bệnh chuyên hóa hoặc những người bị hội chứng kém hấp thụ.
Dược động học
- Sau khi uống, phần lớn thuốc tham gia vào phản ứng Sulfhydryl – Disulfid, số còn lại được biểu mô phổi hấp thu.
- Thuốc được hấp thu nhanh ở đường tiêu hóa và sau đó được chuyển hóa qua gan. Đạt nồng độ đỉnh huyết tương trong khoảng 0,5 đến 1 giờ sau khi uống liều 200 đến 600mg. Khả dụng sinh học khi uống thấp và có thể do chuyển hóa trong thành ruột và chuyển hóa bước đầu trong gan. Độ thanh thải thận có thể chiếm 30% độ thanh thải toàn thân.