Site icon Medplus.vn

Thuốc Buto-Asma: Liều dùng & lưu ý, hướng dẫn sử dụng, tác dụng phụ (Phần 1)

Thuốc Buto-Asma là gì?

Thuốc Buto-Asma thuộc loại thuốc kê đơn – ETC, dùng để điều trị triệu chứng hen phế quản, co thắt phế quản và/hoặc tắc nghẽn đường dẫn khí có hồi phục; ngăn ngừa cơn co thắt phế quản do gắng sức hay trước tiếp xúc với các dị nguyên đã biết trước nhưng không thể tránh được.

Tên biệt dược

Buto-Asma

Dạng trình bày

Thuốc Buto-Asma được bào chế dưới dạng khí dung đã chia liều

Quy cách đóng gói

Thuốc Buto-Asma được đóng gói theo dạng: Hộp 1 bình xịt chứa 200 liều (10ml) + đầu xịt định liều.

Phân loại

Thuốc Buto-Asma thuộc loại thuốc kê đơn – ETC

Số đăng ký

VN-16442-13

Thời hạn sử dụng

Thời hạn sử dụng thuốc Buto-Asma trong vòng 36 tháng kể từ ngày sản xuất

Nơi sản xuất

Thuốc Buto-Asma được sản xuất bởi Laboratorio Aldo Union, S.A.

Địa chỉ: c/Baronesa de Malda, 73 08950 Esplugues de Llobregat (Barcelona) Tây Ban Nha

Thành phần của thuốc Buto-Asma

Mỗi bình xịt 200 liều Buto-Asma (10 ml) có chứa:

Công dụng của Buto-Asma trong việc điều trị bệnh

Thuốc Buto-Asma dùng để điều trị triệu chứng hen phế quản, co thắt phế quản và/hoặc tắc nghẽn đường dẫn khí có hồi phục; ngăn ngừa cơn co thắt phế quản do gắng sức hay trước tiếp xúc với các dị nguyên đã biết
trước nhưng không thể tránh được.

Hướng dẫn sử dụng thuốc Buto-Asma

Cách sử dụng

Hít qua miệng.

Chỉ mở nắp bảo vệ của bình xịt ngay trước khi dùng.

1: Tháo nắp. Lắc kỹ trước khi sử dụng lần đầu hoặc không dùng trong vài ngày. Xịt
vào không khí để đảm bảo thuốc phân tán đều;

2: Lắc bình xịt;

3: Thở sâu để loại bỏ càng nhiều không khítừ phổi càng tốt;

4: Lật ngược đổ đầy lọ lên phía trên, miệng ngậm dấu phun,

5: Hít vào càng sâu càng tốt đồng thời phun thuốc;

6: Bỏ bình xịt khỏi miệng và ngừng thở trong vài giây. Miệng của ống xịt phải được rửa sạch ngay;

7: Sau khi sử dụng, đậy nắp bình xịt để tránh bụi bẩn;

8: Nên xúc miệng sau mỗi lần hít.

Trẻ em: việc hít vào thật sâu đồng thời phun thuốc và phải ngừng thở trong vài giây khó thực hiện nên có thể dùng một túi nhựa (plastic) hoặc một cốc nhựa, đáy đục một lỗ vừa đầu phun, miệng cốc úp kín mũi và miệng trẻ nhỏ, phun 2 liều vào cốc và để trẻ hít vào 5 lần trong cốc đó.

Đối tượng sử dụng

Thuốc chỉ dùng khi có sự chỉ định của bác sĩ điều trị

Liều dùng

Liều dùng chỉ định theo từng cá thể, vì hen là một bệnh tiến triển theo thời gian với các mức độ nặng nhẹ khác nhau. Việc chỉ định liều hàng ngày (với Glucocorticosteroid và các thuốc làm giãn phế quản), cũng như các lần dùng thuốc phải dựa vào kết quả thăm dò chức năng hô hấp và cung lượng đỉnh thở ra. Nếu người bệnh không có máy đo cung lượng đỉnh thì có thể hướng dẫn dùng cách thổi vào một quả bóng để đánh giá. Các dạng hít khí dung, hít bột khô và phun sương đều có tác dụng làm giãn phế quản nhanh nhất và ít tác dụng phụ nhất
nếu biết cách dùng đúng.

Dạng hít khí dung: Liều hít một lần khí dung là 100 microgam Salbutamol.

Người lớn: Để giảm co thắt phế quản cấp và các cơn hen, hít một liều duy nhất 100 mcg. Nếu cần thiết có thể tăng lên 2 lần hít. Liều khuyến cáo tối đa là hai lần hít, ba hoặc bổn lần một ngày.

Để ngăn con co that phế quản do gắng sức hay trước tiếp xúc với các dị nguyên, hít một hoặc hai lần trước 10-15 phút.

Trẻ em: Để làm giảm các triệu chứng hen suyễn cấp tính bao gồm co thất phế quản hoặc trước khi tiếp xúc với dị nguyên hoặc gắng sức, hít một lần (100 meg). Tùy vào đáp ứng của bệnh nhân, có thể phải tăng liều lên 2 lần hít

Liều tối đa hàng ngày là 100 microgram, bốn lần một ngày.

Lưu ý đối với người dùng thuốc Buto-Asma

Chống chỉ định

Dị ứng với bất kỳ thành phần nào của thuốc.

Tác dụng phụ của thuốc Buto-Asma

Nói chung ít gặp ADR khi dùng các liều điều trị dạng khí dung.

Thường gặp, ADR >1/100

Tuần hoàn: đánh trống ngực, nhịp tim nhanh.

Cơ – xương: run đầu ngón tay.

Hiếm gặp, ADR <1/1000

Hô hấp: co thắt phế quản, khô miệng, họng bị kích thích, ho và khản tiếng.

Chuyển hóa: hạ kali huyết.

Cơ xương: chuột rút.

Thần kinh: dễ bị kích thích, nhức đầu.

Phần ứng quá mẫn: phù, nổi may day, hạ huyết áp, trụy mạch.

Salbutamol dùng theo đường uống hoặc tiêm có thể dễ gây run cơ, chủ yếu ở các đầu chi, hồi hộp, nhịp xoang nhanh. Tác dụng này ít thấy ở trẻ em. Dùng liều cao có thể gây nhịp tim nhanh. Người ta cũng đã thấy có các rối loạn tiêu hóa (buồn nôn, nôn). Khi dùng khí dung, có thể gây co thắt phế quản (phản ứng nghịch thường).

Xử lý khi quá liều Buto-Asma

Triệu chứng:

trong trường hợp dùng thuốc quá liều gây ngộ độc, tùy theo mức độ nặng nhẹ có thể biểu hiện một số các triệu chứng như: khó chịu, nhức đầu, hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn, bồn chén, run các đầu chi, tim đập nhanh, loạn nhịp tim, biến đổi huyết áp, co giật, có thể hạ kali huyết.

Xử trí:

Nếu ngộ độc nặng: ngừng dùng Salbutamol ngay. Rửa dạ dày (nếu dùng loại thuốc uống), điều trị các triệu chứng. Cho thuốc chẹn Beta (ví dụ Metoprolol Tartrat) nếu thấy cần thiết và phải thận trọng vì có nguy cơ dẫn đến co thắt phế quản. Việc điều trị như trên phải được tiến hành trong bệnh viện.

Ngộ độc nhẹ: những trường hợp dùng Salbutamol khí dung với liều cao hơn nhiều so với liều cần dùng trong trường hợp người bệnh bị hen nặng lên hoặc có biến chứng. Cần phải khám ngay, thay đổi cách điều trị và có thể phải nhập viện.

Cách xử lý khi quên liều Buto-Asma

Thông tin về cách xử lý khi quên liều đang được cập nhật

Các biểu hiện sau khi dùng thuốc Buto-Asma

Thông tin về các biểu hiện sau khi dùng thuốc đang được cập nhật.

Hình ảnh tham khảo

Buto-Asma

Nguồn tham khảo

Drugbank

XEM TIẾP PHẦN 2

Exit mobile version