Thuốc Capflam là gì?
Thuốc Capflam là thuốc ETC dùng để hỗ trợ điều trị giảm đau trong các trường hợp đau cấp tính (trong sản phụ khoa, răng hàm mặt, tai, mũi, họng, đau đầu, đau do chấn thương hay sau phẫu thuật) và đau mãn tính, viêm khớp mãn,….
Tên biệt dược
Thuốc được đăng ký dưới tên Capflam.
Dạng trình bày
Thuốc Capflam được bào chế thành dạng viên bao đường.
Quy cách đóng gói
Hộp 2 vỉ x 10 viên bao đường.
Phân loại
Thuốc Capflam thuộc nhóm thuốc kê đơn – ETC.
Số đăng ký
VD-17984-12
Thời hạn sử dụng
Thuốc Capflam có thời hạn sử dụng là 24 tháng kể từ ngày sản xuất.
Nơi sản xuất
Thuốc Capflam được sản xuất tại Công ty Cổ phần Dược phẩm TV.Pharm.
Địa chỉ: 27 Điện Biên Phủ, F. 9, TP. Trà Vinh, tỉnh Trà Vinh, Việt Nam.
Thành phần của thuốc Capflam
Mỗi viên bao đường chứa:
- Hoạt chất chính: Diclofenac Kali (25 mg)
- Tá dược: Lactose, tinh bột mì, PVP, Avicel, Magnesi Stearat, Aerosil, Talc, DST, Disolcel, đường Saccarose, Gelatin, gôm Arabic, Màu nâu Oxid sắt, Sáp ong trắng, Sáp Carnauba, Parafin rắn.
Công dụng của thuốc Capflam trong việc điều trị bệnh
Thuốc Capflam được sử dụng để hỗ trợ điều trị:
- Giảm đau trong các trường hợp đau cấp tính (Trong sản phụ khoa, răng hàm mặt, tai, mũi, họng, đau đầu, đau do chấn thương hay sau phẫu thuật) và đau mãn tính.
- Viêm khớp mãn, thoái hóa khớp, viêm đa khớp dạng thấp.
- Thống kinh nguyên phát.
Hướng dẫn sử dụng thuốc Capflam
Cách sử dụng
Thuốc Capflam được sử dụng qua đường uống.
Đối tượng sử dụng
Hiện nay vẫn chưa có báo cáo cụ thể về trường hợp giới hạn độ tuổi sử dụng thuốc. Tuy nhiên, để phát huy hết hiệu lực của thuốc và hạn chế những rủi ro, người dùng cần phải đọc kĩ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng.
Liều dùng
Dùng đường uống, nên uống sau khi ăn.
Dùng theo chỉ dẫn của thầy thuốc hoặc theo liều sau :
- Người lớn: Mỗi lần uống 1- 2 viên, ngày 2- 3 lần.
- Trẻ em từ 1 – 12 tuổi: Mỗi lần uống 1 viên, ngày 2- 3 lần.
Lưu ý đối với người dùng thuốc Capflam
Chống chỉ định
Thuốc Capflam khuyến cáo không dùng cho:
- Người dùng dị ứng với Diclofenac, Aspirin hay các thuốc kháng viêm không Steroid khác.
- Loét dạ dày tiến triển.
- Người bệnh đang dùng thuốc chống đông Coumarin.
- Người bị hen, eo thắt phế quản, hay bệnh tim mạch.
- Suy gan, suy thận nặng
Tác dụng phụ
Một số người dùng thuốc Capflam có thể không tránh khỏi các tác dụng phụ không mong muốn như:
– Nhức đầu, bồn chồn, ù tai.
– Buồn nôn, nôn, đau vùng thượng vị, tiêu chảy, trướng bụng, khó tiêu, chán ăn.
– Tăng các Transaminase của gan.
– Kích ứng, chảy máu đường tiêu hóa, làm phát triển ổ loét.
Thông báo cho bác sỹ những tác dụng không muốn gặp phải khi dùng thuốc để có những biện pháp xử lý kịp thời.
Cách xử lý khi quá liều
Ngay khi phát hiện quá liều, bệnh nhân cần được gây nôn, rửa dạ dày, có thể cho uống than hoạt để làm giảm sự hấp thu thuốc trong ống tiêu hóa và chu trình gan ruột của thuốc, sau đó điều trị các triệu chứng và hỗ trợ.
Cách xử lý khi quên liều
Thông tin về cách xử lý khi quên liều hiện đang được cập nhật.
Các biểu hiện sau khi dùng thuốc
Những tác động của thuốc Capflam sau khi sử dụng hiện đang được cập nhật.
Hướng dẫn bảo quản
Điều kiện bảo quản
Bảo quản thuốc Capflam ở nơi khô ráo, có nhiệt độ không quá 30°C và tránh ánh sáng.
Thời gian bảo quản
Thông tin về thời gian bảo quản hiện đang được cập nhật.
Thông tin mua thuốc
Nơi bán thuốc Capflam
Hiện nay, thuốc được bán ở các trung tâm y tế, quầy thuốc đạt chuẩn GPP của Bộ Y Tế với các mức giá dao động tùy từng đơn vị hoặc thuốc Capflam cũng có thể được tìm mua trực tuyến với giá ổn định tại Chợ y tế xanh.
Giá bán
Giá thuốc thường xuyên thay đổi và có thể không giống nhau giữa các điểm bán. Vui lòng liên hệ hoặc đến trực tiếp điểm bán gần nhất để biết giá chính xác của thuốc Capflam vào thời điểm này. Người mua nên thận trọng để tìm mua thuốc ở những chỗ bán uy tín, chất lượng với giá cả hợp lí.
Thông tin tham khảo thêm
Dược lực học:
– Diclofenac là một thuốc kháng viêm không Steroid có tác dụng kháng viêm, giảm đau và giảm sốt mạnh do ức chế hoạt tính của Cyclooxygenase làm giảm sự tạo thành các chất trung gian của quá trình viêm như Prostaglandin, Prostagcyclin, Thrompoxan,…
Dược động học:
Hấp thu: Thuốc hấp thu nhanh qua đường tiêu hóa sau khi uống, thuốc hấp thu nhanh hơn khi uống lúc đói.
Phân bố: Thuốc liên kết nhiều với Albumin huyết tương (99%).
Chuyển hóa: Khoảng 50% liều uống chuyển hóa qua gan lần đầu, thuốc đạt nồng độ tối đa trong máu 2 giờ sau khi uống.
Thải trừ: Nửa đời trong huyết tương của thuốc khoảng 1-2 giờ, 60% thuốc được thải trừ qua thận dưới dạng chuyển hóa còn một phần hoạt tính, 1% dưới dạng nguyên vẹn, phần còn lại thải qua mật và phân.