Site icon Medplus.vn

Thuốc Cefaclor – Liều dùng, lưu ý, hướng dẫn, tác dụng phụ

Thuốc Cefaclor là gì?

Thuốc Cefaclor là thuốc ETC dùng điều trị một số nhiễm khuẩn chỉ định.

Tên biệt dược

Thuốc được đăng ký dưới tên Cefaclor.

Dạng trình bày

Thuốc Cefaclor được bào chế thành dạng viên nang cứng.

Quy cách đóng gói

Thuốc được đóng gói thành hộp 1 vỉ x 12 viên.

Phân loại

Thuốc thuộc nhóm thuốc ETC – Thuốc kê đơn.

Số đăng ký

VD-19047-13

Thời hạn sử dụng

Thời hạn sử dụng của thuốc là 36 tháng kể từ ngày sản xuất.

Nơi sản xuất

Thuốc được sản xuất tại Công ty Cổ phần Dược phẩm TW 25

Địa chỉ: 448B, Nguyễn Tất Thành, Q. 4, TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam.

Thành phần của thuốc Cefaclor

– Thuốc có chứa thành phần là Cefaclor – 250 mg

– Cùng một số tá dược khác như Natri Croscarmellose, Natri Starch Glycolat, Magnesi Stearat vừa đủ 1 viên.

Công dụng của Cefaclor trong việc điều trị bệnh

Cefaclor được chỉ định trong:

Hướng dẫn sử dụng thuốc

Cách sử dụng

Cefaclor dùng đường uống. Uống thuốc lúc bụng đói.

Đối tượng sử dụng

Thuốc dùng được cho người lớn và trẻ em.

Liều dùng 

Cefaclor có liều đề nghị như sau:

– Người lớn và người cao tuổi: 1 viên, 8 giờ/ lần.

– Trẻ em: 20 – 40 mg/ kg thể trọng/ 24 giờ, chia thành 2 – 3 lần uống.

– Người suy thận:

Lưu ý đối với người dùng thuốc Cefaclor

Chống chỉ định

Cefaclor chống chỉ định cho:

Tác dụng phụ

– Cũng như các thuốc khác, Cefaclor có một số tác dụng ngoại ý muốn như sau:

– Thông báo cho bác sĩ và ngưng dùng thuốc khi có bất kỳ một phản ứng dị ứng nào xảy ra.

Thận trọng khi dùng thuốc

Thận trọng chung

– Thận trọng với người bệnh dị ứng với Penicilin vì có mẫn cảm chéo.

– Thận trọng với người bệnh có tiền sử đường tiêu hóa, đặc biệt viêm đại tràng vì dùng Cefaclor dài ngày có thể gây viêm đại tràng giả mạc.

– Cần theo dõi chức năng thận khi dùng Cefaclor cho người có chức năng thận suy giảm.

Sử dụng cho phụ nữ có thai và cho con bú

– Chưa có nghiên cứu đầy đủ ở người mang thai. Do đó, Cefaclor chỉ được chỉ định dùng ở người mang thai khi thật cần thiết.

– Nồng độ Cefaclor trong sữa mẹ rất thấp. Tác động của thuốc trên trẻ đang bú mẹ chưa rõ nhưng nên chú ý khi thấy trẻ bị tiêu chảy, tưa và nổi ban.

Xử lý quá liều

– Triệu chứng: Buồn nôn, nôn, đau thượng vị, tiêu chảy.

– Xử trí: Không cần rửa dạ dày, ruột, trừ khi đã uống Cefaclor gấp 5 lần liều bình thường. Bảo vệ đường hô hấp cho người bệnh, hỗ trợ thông khí và truyền dịch. Làm giảm hấp thu đường uống bằng cách cho uống than hoạt nhiều lần. Có thể rửa dạ dày và thêm than hoạt hoặc chỉ dùng than hoạt.

Cách xử lý quên liều

Bạn nên dùng liều bị quên ngay lúc nhớ ra. Nếu liều đó gần với lần dùng thuốc tiếp theo, bỏ qua liều bị quên và tiếp tục dùng thuốc theo đúng thời gian quy định. Không dùng 2 liều cùng lúc.

Các biểu hiện sau khi dùng thuốc

Thông tin về các biểu hiện sau khi dùng thuốc đang được cập nhật.

Hướng dẫn bảo quản

Điều kiện bảo quản

Cefaclor nên được bảo quản nơi khô mát, nhiệt độ không quá 30°C và tránh ánh sáng.

Thời gian bảo quản

Cefaclor có hạn sử dụng 36 tháng kể từ ngày sản xuất. Không sử dụng thuốc khi quá hạn ghi trên bao bì.

Thông tin mua thuốc

Nơi bán thuốc

Hiện nay thuốc có bán ở các trung tâm y tế hoặc ở các nhà thuốc, quầy thuốc đạt chuẩn GPP của Bộ Y Tế. Bạn có thể tìm mua thuốc trực tuyến tại Chợ y tế xanh hoặc mua trực tiếp tại các địa chỉ bán thuốc với mức giá thay đổi khác nhau tùy từng đơn vị bán thuốc.

Giá bán

Giá sản phẩm thường xuyên thay đổi và có thể không giống nhau giữa các điểm bán. Vui lòng liên hệ hoặc đến trực tiếp điểm bán gần nhất để biết giá chính xác của thuốc Cefaclor vào thời điểm này. Người mua nên lựa chọn những cơ sở bán thuốc uy tín để mua được thuốc với chất lượng và giá cả hợp lí.

Thông tin tham khảo thêm

Tương tác thuốc

– Dùng đồng thời Cefaclor và Warfarin hiếm khi gây tăng thời gian Prothrombin, gây chảy máu hay không chảy máu về lâm sàng.

– Probenecid làm tăng nồng độ Cefaclor trong huyết thanh.

– Cefaclor dùng đồng thời với các thuốc kháng sinh Aminoglycosid hoặc thuốc lợi niệu Furosemid làm tăng độc tính đối với thận.

Hình ảnh tham khảo

Cefaclor

Nguồn tham khảo

Drugbank

Exit mobile version