Site icon Medplus.vn

Thuốc Cefoxitin Glomed 1g : Liều dùng & lưu ý, hướng dẫn sử dụng, tác dụng phụ

Thuốc Cefoxitin Glomed 1g là gì?

Thuốc Cefoxitin Glomed 1g được chỉ định để điều trị các nhiễm khuẩn nặng do vi khuẩn nhạy cảm với thuốc gây ra.

Tên biệt dược

Cefoxitin Glomed 1g.

Dạng trình bày

Thuốc được bào chế dưới dạng thuốc bột pha tiêm..

Quy cách đóng gói

Thuốc Cefoxitin Glomed 1g được đóng gói thành nhiều dạng:

– Hộp 1 lọ.

– Hộp 10 lọ.

– Hộp 25 lọ.

Phân loại

Thuốc thuộc nhóm thuốc kê đơn – ETC.

Số đăng ký

VD-24162-16.

Thời hạn sử dụng thuốc Cefoxitin Glomed 1g

Sử dụng thuốc trong thời hạn 24 tháng kể từ ngày sản xuất. Không sử dụng thuốc đã hết hạn sử dụng ghi trên bao bì.

Nơi sản xuất

Thuốc được sản xuất tại Công ty Cổ phần Dược phẩm Glomed – Việt Nam.

Thành phần thuốc Cefoxitin Glomed 1g

Mỗi lọ chứa hoạt chất Cefoxitin – 1g (dưới dạng Cefoxitin Natri).

Công dụng của thuốc Cefoxitin Glomed 1g trong việc điều trị bệnh

Cefoxitin Glomed 1g được chỉ định để điều trị các nhiễm khuẩn nặng do vi khuẩn nhạy cảm với thuốc gây ra trong các bệnh sau:

– Nhiễm khuẩn xương và khớp do S. Aureus (kể cả các chủng sinh Penicilinase).

– Nhiễm khuẩn phụ khoa bao gồm cả viêm nội mạc tử cung, viêm mô tế bào vùng chậu, bệnh viêm vùng chậu [PID].

– Nhiễm khuẩn trong ổ bụng bao gồm viêm phúc mạcáp xe trong ổ bụng.

– Nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới bao gồm viêm phổiáp xe phổi.

– Nhiễm khuẩn huyết.

– Nhiễm khuẩn da và cấu trúc da.

– Nhiễm khuẩn đường tiết niệu (UTD).

Bệnh lậu và nhiễm khuẩn kết hợp: Bệnh lậu không biến chứng ở cổ tử cung, niệu đạo, hoặc trực tràng.

– Nhiễm khuẩn do Mycobacteria: Nhiễm khuẩn gây ra bởi vi khuẩn Mycobacterium Abscessus hoặc M. Fortuitum.

– Thuốc còn được dùng để phòng ngừa nhiễm khuẩn trong phẫu thuật ở phụ nữ trải qua phẫu thuật về phụ khoa và sản khoa (ví dụ như ở âm đạo, vùng bụng, hoặc cắt bỏ tử cung qua nội soi, mổ lấy thai).

Hướng dẫn sử dụng thuốc Cefoxitin Glomed 1g

Cách sử dụng

Tiêm bắp

– Thêm 2 ml nước vô khuẩn pha tiêm, hoặc dung dịch tiêm Lidocain Hydroclorid 0,5% hay 1% (không có Epinephrin) vào mỗi gam Cefoxitin để được các dung dịch có nồng độ khoảng 400 mg/ml.

– Dung dịch thu được được dùng để tiêm bắp sâu.

Tiêm tĩnh mạch

– Pha 1 g Cefoxitin với 10 ml hoặc 2 g Cefoxitin với 10 ml hoặc 20 ml nước vô khuẩn pha tiêm để được các dung dịch có nồng độ tương ứng 95 hoặc 180 hoặc 95 mg/ml.

– Dung dịch thu được được dùng để tiêm trực tiếp vào tĩnh mạch trong khoảng từ 3 – 5 phút.

Truyền tĩnh mạch

– Pha 1 g Cefoxitin với 10ml hoặc 2 g Cefoxitin với 10-20 ml nước vô khuẩn pha tiêm, Natri Clorid 0,9% tiêm hoặc Dextrose 5% tiêm để được các dung dịch có nồng độ tương ứng 95 hoặc 95-180 mg/ml.

– Pha loãng dung dịch này thành 50 ml đến 1 lít dung dịch truyền tĩnh mạch thích hợp.

Lưu ý: Không nên trộn lẫn Cefoxitin trong bơm tiêm với Aminoglycosid (ví dụ: Gentamycin Sulfat, Tobramycin Sulfat, Amikacin Sulfat).

Đối tượng sử dụng thuốc Cefoxitin Glomed 1g

Thuốc dành cho người lớn và trẻ em (bao gồm trẻ sơ sinh).

Liều dùng thuốc

Người lớn

– Liều thường dùng 1 hoặc 2g cách mỗi 8 giờ mặc dù có thể dùng thường xuyên hơn (cách mỗi 4 hoặc 6 giờ).

– Trong trường hợp nhiễm khuẩn nặng tăng liều hàng ngày lên 12g.

Trẻ sơ sinh và trẻ em

– Từ 0 đến 1 tuần tuổi: Dùng một lượng 20 – 40 mg/kg cách mỗi 12 giờ.

– Từ 1 đến 4 tuần tuổi: Dùng một lượng 20 – 40 mg/kg cách mỗi 8 giờ.

– Trẻ em (trên 4 tuần tuổi): Dùng một lượng 20 – 40 mg/kg cách mỗi 6 đến 8 giờ.

– Trong trường hợp nhiễm khuẩn nặng tăng liều hàng ngày lên 200mg/kg, tăng đến liều tối đa 12g/ngày.

– Để điều trị nhiễm khuẩn đường tiết niệu không biến chứng, tiêm bắp Cefoxitin 1 g mỗi ngày hai lần.

– Để điều trị bệnh lậu không biến chứng, tiêm bắp một liều duy nhất Cefoxitin 2 g với Probenecid 1 g dùng đường uống.

– Để dự phòng nhiễm khuẩn trong phẫu thuật, liều người lớn thông thường là 2 g Cefoxitin tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mạch từ 30 đến 60 phút trước khi phẫu thuật và sau đó tiêm cách mỗi 6 giờ, thường không kéo dài hơn 24 giờ.

– Trẻ nhỏ và trẻ em trải qua phẫu thuật có thể dùng liều 30-40 mg/kg, với các khoảng cách thời gian dùng thuốc tương tự như người lớn, trẻ sơ sinh có thể dùng liều 30 đến 40 mg/kg, nhưng trong khoảng thời gian từ 8 đến 12 giờ.

– Khi mổ sinh dùng một liều 2 g duy nhất để tiêm tĩnh mạch cho người mẹ ngay sau khi dây rốn được kẹp. Nếu cần thiết, có thể dùng phác đồ 3 liều, sau khi dùng liều ban đầu 4 và 8 giờ, có thể dùng thêm các liều 2g.

Liều cho người suy thận

– Ở bệnh nhân suy thận, nên giảm liều Cefoxitin dựa theo độ thanh thải Creatinin (CC). Sau khi dùng một liều tấn công ban đầu 1- 2 g, dùng liều duy trì như sau:

– Ở bệnh nhân trải qua thẩm phân máu, nên dùng liều tấn công lặp lại sau mỗi lần thẩm phân.

Lưu ý đối với người dùng thuốc Cefoxitin Glomed 1g

Chống chỉ định

Thuốc chống chỉ định ở bệnh nhân có tiền sử quá mẫn với các kháng sinh thuộc nhóm Cephalosporin hoặc với bất kì thành phần nào của thuốc.

Tác dụng phụ của thuốc Cefoxitin Glomed 1g

Những tác dụng ngoại ý được báo cáo do Cefoxitin gồm:

– Tại chỗ: Viêm tĩnh mạch huyết khối khi tiêm tĩnh mạch.

– Dị ứng:

– Tim mạch: Hạ huyết áp.

– Tiêu hóa:

– Thần kinh cơ: Có thể gây trầm trọng nhược cơ kinh niên.

– Máu:

– Chức năng gan:

– Chức năng thận: Suy thận cấp hiếm khi gặp.

*Thông báo cho bác sĩ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc*.

Xử lý khi quá liều thuốc Cefoxitin Glomed 1g

– Triệu chứng: Thông tin về quá liều Cefoxitin ở người còn hạn chế.

– Xử trí: Bệnh nhân dùng quá liều cấp cần được theo dõi và điều trị hỗ trợ. Thẩm phân máu hay thẩm phân phúc mạc có thể làm giảm nồng độ Cefoxitin trong huyết thanh.

Cách xử lý khi quên liều thuốc Cefoxitin Glomed 1g

Thông tin về cách xử lý khi quên liều thuốc đang được cập nhật.

Các biểu hiện sau khi dùng thuốc

Thông tin về các biểu hiện sau khi dùng thuốc đang được cập nhật.

Hướng dẫn bảo quản thuốc Cefoxitin Glomed 1g

Điều kiện bảo quản

– Trước khi pha, bảo quản bột vô khuẩn ở nhiệt độ không quá 30°C và tránh ánh sáng.

– Dung dịch đã pha nên dùng ngay.

Thời gian bảo quản

Thông tin về thời gian bảo quản thuốc đang được cập nhật.

Thông tin mua thuốc Cefoxitin Glomed 1g

Nơi bán thuốc

Có thể tìm mua thuốc tại Chợ y tế xanh hoặc các nhà thuốc uy tín để đảm bảo chất lượng thuốc cũng như sức khỏe bản thân.

Giá bán thuốc

Giá sản phẩm thường xuyên thay đổi và có thể không giống nhau giữa các điểm bán. Vui lòng liên hệ hoặc đến trực tiếp điểm bán gần nhất để biết giá chính xác của thuốc vào thời điểm này.

Nội dung tham khảo thuốc Cefoxitin Glomed 1g

Dược lực học

– Cefoxitin làmột kháng sinh Cephamycin, giống như các beta lactam khác, là một thuốc diệt khuẩn và có hoạt tính kháng khuẩn bằng cách ức chế tổng hợp thành tế bào vi khuẩn.

– Cefoxitin có phổ kháng khuẩn tương tự Cefamandol nhưng hoạt tính mạnh hơn đối với vi khuẩn kỵ khí, đặc biệt là Bacteroides Fragilis.

– Cefoxitin có thể làm cho một số vi khuẩn sản xuất ra beta-lactamase, và việc sử dụng Cefoxitin với các beta-lactam khác được chứng minh là đối kháng in vitro.

– Cefoxitin được xem là kháng với một loạt các beta-lactamase khác, bao gồm beta-lactamase được sinh ra bởi Bacteroides spp. Tuy nhiên, sự đề kháng với Cefoxitin ở B. Fragilis là do sự hiện diện của beta-lactamase cũng như sự thay đổi Protein gắn Penicilin hoặc Protein ở màng ngoài vi khuẩn.

– Có thể có đề kháng chéo Cefoxitin với các thuốc kháng khuẩn khác.

Dược động học

– Cefoxitin không được hấp thu qua đường tiêu hóa, nó được dùng bằng đường tiêm dưới dạng muối Natri.

– Cefoxitin gắn kết khoảng 70% với Protein huyết tương. Nửa đời thải trừ trong huyết tương của Cefoxitin là khoảng 45 đến 60 phút, kéo dài hơn đối với bệnh nhân suy thận.

– Cefoxitin phân bố rộng khắp cơ thể nhưng thường chỉ thâm nhập qua dịch não tủy với lượng nhỏ, ngay cả khi màng não bị viêm. Thuốc qua nhau thai và bài tiết vào sữa mẹ. Nồng độ đạt được ở mật tương đối cao.

– Phần lớn lượng thuốc được bài tiết qua thận dưới dạng không đổi, khoảng hơn 2% bị chuyển hóa thành Decarbamylcefoxitin gần như không hoạt tính.

– Cefoxitin được bài tiết trong nước tiểu qua lọc cầu thận và bài tiết ở ống thận khoảng 85% liều dùng được bài tiết trong nước tiểu trong vòng 6 giờ; Probenecid làm chậm sự bài tiết này.

– Sau khi tiêm bắp 1 liều 1g, nồng độ đỉnh trong nước tiểu thường lớn hơn 3 mg/ml.

– Cefoxitin bị loại bỏ một phần bằng thẩm phân máu.

Tương tác

– Có thể tăng nguy cơ gây độc tính trên thận khi dùng đồng thời Cefoxitin với Aminoglycosid.

– Nên giám sát kỹ chức năng thận nếu dùng đồng thời.

– Xảy ra tương kỵ vật lý nếu 2 dung dịch trộn trực tiếp với nhau.

– Probenecid làm giảm bài tiết Cefoxitin qua thận và nồng độ Cefoxitin trong huyết thanh cao hơn và kéo dài hơn, vì thế không phối hợp 2 thuốc này.

Thận trọng

– Trước khi bắt đầu điều trị bằng Cefoxitin, phải điều tra kỹ về tiền sử dị ứng của người bệnh với Cephalosporin, Penicilin hoặc thuốc khác.

– Người dị ứng với Penicilin có thể cũng sẽ dị ứng với Cephalosporin. Nên thật cẩn thận khi dùng Cefoxitin cho những bệnh nhân này.

– Điều trị chống nhiễm khuẩn làm thay đổi hệ vi khuẩn bình thường ở ruột kết và có thể cho phép Clostridium Difficile phát triển quá mức.

– Tiêu chảy và viêm đại tràng do C. Difficile (CDAD, còn được gọi là tiêu chảy và viêm đại tràng do kháng sinh hoặc viêm đại tràng màng giả) đã được báo cáo với hầu như tất cả thuốc kháng sinh khác, bao gồm cả Cefoxitin, và mức độ nghiêm trọng có thể thay đổi từ tiêu chảy nhẹ đến viêm đại tràng gây tử vong.

– Nên giảm liều khi dùng cho người bệnh suy thận.

– Thận trọng khi dùng Cefoxitin trên người có tiền sử bệnh đường tiêu hóa, đặc biệt bệnh viêm đại tràng.

Đối với phụ nữ mang thai và cho con bú

Thời kỳ mang thai: Không có các bằng chứng thực nghiệm về tác dụng gây bệnh cho thai nhi và gây quái thai do Cefoxitin, tuy nhiên giống như các thuốc khác, nên thận trọng khi dùng thuốc này trong những tháng đầu thai kỳ.

Thời kỳ cho con bú: Cefoxitin được bài tiết trong sữa mẹ với lượng nhỏ và nên thận trọng khi dùng Cefoxitin trong thời gian cho con bú.

Tác động của thuốc khi lái xe và vận hành máy

Chưa có báo cáo về ảnh hưởng của thuốc khi sử dụng cho người lái xe và vận hành máy móc.

Hình ảnh tham khảo của thuốc Cefoxitin Glomed 1g

Thuốc Cefoxitin Glomed 1g

Nguồn tham khảo

Drugbank

Exit mobile version