Site icon Medplus.vn

Thuốc Ceftanir: Liều dùng & Lưu ý, hướng dẫn sử dụng, tác dụng phụ

Thuốc Ceftanir là gì?

Thuốc Ceftanir là thuốc ETC dùng để hỗ trợ điều trị các trường hợp nhiễm khuẩn gây ra bởi vi khuẩn nhạy cảm như: Viêm họng, viêm Amidan, viêm phổi mắc phải cộng đồng,….

Tên biệt dược

Thuốc được đăng ký dưới tên Ceftanir.

Dạng trình bày

Thuốc Ceftanir được bào chế thành dạng viên nang cứng.

Quy cách đóng gói

Hộp 1 vỉ x 4 viên.

Hộp 2 vỉ x 4 viên.

Phân loại

Thuốc Ceftanir thuộc nhóm thuốc kê đơn – ETC.

Số đăng ký

VD-24957-16

Thời hạn sử dụng

Thuốc Ceftanir có thời hạn sử dụng là 36 tháng kể từ ngày sản xuất.

Nơi sản xuất

Thuốc Ceftanir được sản xuất tại Công ty Cổ phần Pymepharco.

Địa chỉ: 160 – 170 Nguyễn Huệ, Tuy Hoà, Phú Yên, Việt Nam.

Thành phần của thuốc Ceftanir

Thành phần của thuốc gồm:

Công dụng của thuốc Ceftanir trong việc điều trị bệnh

Thuốc Ceftanir được sử dụng để hỗ trợ điều trị nhiễm khuẩn gây ra bởi vi khuẩn nhạy cảm:

Hướng dẫn sử dụng thuốc Ceftanir

Cách sử dụng

Thuốc Ceftanir được sử dụng qua đường uống.

Đối tượng sử dụng

Thuốc Ceftanir được sử dụng cho người lớn và trẻ em trên 12 tuổi. Tuy nhiên, để phát huy hết hiệu lực của thuốc và hạn chế những rủi ro, người dùng cần phải đọc kĩ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng.

Liều dùng

Người lớn và trẻ em trên 12 tuổi:

Bệnh nhân suy thận:

Bệnh nhân đang chạy thận nhân tạo:

Lưu ý đối với người dùng thuốc Ceftanir

Chống chỉ định

Thuốc Ceftanir khuyến cáo không dùng cho bệnh nhân dị ứng hoặc mẫn cảm với kháng sinh nhóm Cephalosporin.

Tác dụng phụ

Một số người dùng thuốc Ceftanir có thể không tránh khỏi các tác dụng phụ không mong muốn như:

– Thường gặp: Tiêu chảy, nhiễm nấm Candida âm đạo, buồn nôn, đau đầu, đau bụng, viêm âm đạo.

– Ít gặp: Phát ban, rối loạn tiêu hóa, đầy hơi, khí hư,….

Thông báo cho bác sỹ những tác dụng không muốn gặp phải khi dùng thuốc Ceftanir để có những biện pháp xử lý kịp thời.

Cách xử lý khi quá liều

Chưa có số liệu báo cáo về trường hợp quá liều khi sử dụng thuốc Ceftanir. Tuy nhiên, quá trình thẩm phân máu có thể làm giảm nồng độ Cefdinir. Có thể sử dụng phương pháp này để điều trị bệnh nhân sử dụng quá liều nặng, đặc biệt là các bệnh nhân bị suy thận nặng.

Cách xử lý khi quên liều

Thông tin về cách xử lý khi quên liều hiện đang được cập nhật.

Các biểu hiện sau khi dùng thuốc

Những tác động của thuốc Ceftanir sau khi sử dụng hiện đang được cập nhật.

Hướng dẫn bảo quản

Điều kiện bảo quản

Bảo quản thuốc Ceftanir ở nơi khô mát, có nhiệt độ dưới 30°C và tránh ánh sáng.

Thời gian bảo quản

Thông tin về thời gian bảo quản thuốc Ceftanir hiện đang được cập nhật.

Thông tin mua thuốc

Nơi bán thuốc Ceftanir

Hiện nay, thuốc được bán ở các trung tâm y tế, quầy thuốc đạt chuẩn GPP của Bộ Y Tế với các mức giá dao động tùy từng đơn vị hoặc thuốc Ceftanir cũng có thể được tìm mua trực tuyến với giá ổn định tại Chợ y tế xanh.

Giá bán

Giá thuốc thường xuyên thay đổi và có thể không giống nhau giữa các điểm bán. Vui lòng liên hệ hoặc đến trực tiếp điểm bán gần nhất để biết giá chính xác của thuốc Ceftanir vào thời điểm này. Người mua nên thận trọng để tìm mua thuốc ở những chỗ bán uy tín, chất lượng với giá cả hợp lí.

Thông tin tham khảo thêm

Dược lực học:

Cefdinir là kháng sinh Cephalosporin bán tổng hợp, thế hệ 3, có tác dụng diệt khuẩn. Cefdinir ức chế sự tổng hợp thành tế bào vi khuẩn. Cefdinir bền vững với một vài Enzym Beta-Lactamase. Do vậy thuốc có tác dụng đối với nhiều chủng đề kháng với Penicilin hay vài kháng sinh khác thuộc nhóm Cephalosporin.

Phổ kháng khuẩn in Vitro:

Dược động học:

Sau khi uống Cefdinir dạng viên nang, nồng độ đỉnh trong huyết tương đạt được trong khoảng 2-4 giờ. Thức ăn không ảnh hưởng đáng kể đến hiệu quả điều trị trên lâm sàng.

Khoảng 60-70% thuốc liên kết với Protein huyết tương, sự liên kết với Protein của thuốc không phụ thuộc vào nồng độ của thuốc.

Thuốc không bị chuyển hóa đáng kể. Cefdinir thải trừ chủ yếu qua thận, thời gian bán thải khoảng 1,7 giờ. Mức độ thải trừ thuốc qua thận giảm ở bệnh nhân suy thận.

Hình ảnh tham khảo

Thuốc Ceftanir

Nguồn tham khảo

Drugbank

Exit mobile version