Site icon Medplus.vn

Thuốc Ceftriaxone Farmapex: Liều dùng & lưu ý, hướng dẫn sử dụng, tác dụng phụ

Thuốc Ceftriaxone Farmapex là gì?

Thuốc Ceftriaxone Farmapex là thuốc ETC, dùng trong điều trị các bệnh nhiễm trùng sau gây bởi các chủng vi khuẩn nhạy cảm. Thuốc có thể được chỉ định trước khi có kết quả thử độ nhạy cảm của vi khuẩn.

Tên biệt dược

Thuốc được đăng ký tên là Ceftriaxone Farmapex.

Dạng trình bày

Thuốc Ceftriaxone Farmapex được bào chế thành bột pha tiêm.

Quy cách đóng gói

Thuốc Ceftriaxone Farmapex được đóng gói theo hình thức hộp 1 lọ.

Phân loại

Thuốc Ceftriaxone Farmapex là thuốc ETC – Thuốc kê đơn.

Số đăng ký

Số đăng ký là VD-18086-12.

Thời hạn sử dụng

Thuốc Ceftriaxone Farmapex có hạn sử dụng là 36 tháng kể từ ngày sản xuất.

Nơi sản xuất

Thành phần của thuốc Ceftriaxone Farmapex

Công dụng của thuốc Ceftriaxone Farmapex trong việc điều trị bệnh

Thuốc Ceftriaxone Farmapex dùng trong điều trị các bệnh nhiễm trùng sau gây bởi các chủng vi khuẩn nhạy cảm. Thuốc có thể được chỉ định trước khi có kết quả thử độ nhạy cảm của vi khuẩn.

Hướng dẫn sử dụng thuốc Ceftriaxone Farmapex

Cách sử dụng

Thuốc Ceftriaxone Farmapex được sử dụng qua đường tiêm bắp sâu, tiêm tĩnh mạch chậm hoặc tiêm truyền tĩnh mạch chậm. Thuốc được dùng ngay sau khi pha.

Liều lượng và cách dùng nên được quyết định tuỳ theo độ nặng của nhiễm trùng, mức độ nhạy cảm của vi khuẩn và tình trạng của bệnh nhân. Hiệu quả điều trị thường đạt được với chế độ dùng liều 1 lần/ ngày. Thời gian điều trị phụ thuộc vào tiến triển của bệnh. Việc điều trị bằng kháng sinh nên được tiếp tục trong 48 – 72 giờ sau khi có được bằng chứng diệt khuẩn hoặc khi bệnh nhân hết sốt.

Đối tượng sử dụng

Bệnh nhân sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.

Liều dùng

Lưu ý khi sử dụng thuốc Ceftriaxone Farmapex

Chống chỉ định

Thuốc Ceftriaxone Farmapex chống chỉ định đối với những trường hợp:

Tác dụng phụ

Xử lý khi quá liều

Chưa có ghi nhận về trường hợp quá liều. Triệu chứng quá liều được tiên đoán giống các tác dụng không mong muốn của thuốc.

Không có thuốc giải đặc hiệu cho Ceftriaxon Natri, thẩm tách máu hoặc thẩm phân phúc mạc giúp làm giảm nồng độ của thuốc trong huyết tương. Áp dụng thêm liệu pháp điều trị triệu chứng và điều trị nâng đỡ, theo dõi sát tình trạng bệnh.

Cách xử lý khi quên liều

Thông tin cách xử lý khi quên liều đang được cập nhật.

Các biểu hiện sau khi dùng thuốc

Thông tin các biểu hiện sau khi dùng thuốc Ceftriaxone Farmapex đang được cập nhật.

Hướng dẫn bảo quản thuốc

Điều kiện bảo quản

Thuốc Ceftriaxone Farmapex cần được bảo quản nơi khô, nhiệt độ dưới 30ºC, tránh ánh sáng.

Thời gian bảo quản

Thuốc Ceftriaxone Farmapex sau khi được pha duy trì được hiệu lực trong vòng 6 giờ ở nhiệt độ 25ºC, hoặc 24 giờ ở 4ºC.

Thông tin mua thuốc

Nơi bán thuốc Ceftriaxone Farmapex

Hiện nay, thuốc được bán ở các trung tâm y tế, quầy thuốc đạt chuẩn GPP của Bộ Y Tế với các mức giá dao động tùy từng đơn vị hoặc thuốc cũng có thể được tìm mua trực tuyến với giá ổn định tại Chợ y tế xanh.

Giá bán

Giá thuốc thường xuyên thay đổi và có thể không giống nhau giữa các điểm bán. Vui lòng liên hệ hoặc đến trực tiếp điểm bán gần nhất để biết giá chính xác của thuốc vào thời điểm này. Người mua nên thận trọng để tìm mua thuốc ở những chỗ bán uy tín, chất lượng với giá cả hợp lý.

Thông tin tham khảo

Dược lực học

Cefotaxim là kháng sinh nhóm Cephalosporin thế hệ 3. Ceftriaxon ức chế sự tổng hợp thành tế bào vi khuẩn bằng cách gắn kết với một hoặc nhiều PBP. Kết quả tổng hợp nên thành vi khuẩn khiếm khuyết, mất ổn định tính thẩm thấu của màng. Các Cephalosporin cũng có thể làm tăng phá huỷ thành tế bào vi khuẩn do làm giảm khả năng ức chế sản có của vi khuẩn với Enzyme Murein Hydrolase. Enzyme này khi không bị ức chế có tác dụng phá huỷ tính toàn vẹn của thành tế bào.

In vitro và trên lâm sàng Ceftriaxon thường có hoạt tính chống lại các chủng vi khuẩn sau, bao gồm cả các chủng sản xuất Beta – Lactamase.

Các vi khuẩn Gram (+) hiếu khí: Staphylococcus Aureus, Streptococcus Agalactiae, Streptococcus Pyogenes, Streptococcus Viridans. Staphylococcus đề kháng Methicillin…

Vi khuẩn hiếu khí Gr (-): Acinetobacter lwoffi, Aeromonas sp., Alcaligenes sp., Branhamella Catarrhalis, Capnocytophaga sp., Citrobacter sp., Enterobacter sp, Escherichia Coli…

Các vi khuẩn Gr (+) và Gr (-) kỵ khí:  Clostridium sp, Fusobacterium Sp., Peptococcus sp., và Peptostreptococcus sp…

Dược động học

Nồng độ của Ceftriaxon phụ thuộc mức độ gắn kết với Albumin huyết thanh và đây là yếu tố quyết định phần lớn dược động học của thuốc.

Phần lớn nồng độ điều trị của Ceftriaxon ở dạng không gắn kết chiếm khoảng 5%, tăng lên khoảng 15% ở nồng độ 300 mg/ L. Nồng độ Ceftriaxon tự do trong dịch kẽ cao hơn nồng độ thuốc trong huyết tương do mức độ gắn kết với Albumin trong dịch kẽ thấp hơn. Nồng độ đỉnh trong huyết tương từ 40 mg – 70 mg/ L trong vòng 60 phút sau khi tiêm bắp 500 mg Ceftriaxon, sinh khả dụng đạt 100%. Nồng độ đỉnh trong huyết tương khoảng 120 mg/ L sau khi tiêm tĩnh mạch liều 500 mg và 200 mg/ L sau khi tiêm liều 1 g.

Thuốc được bài tiết chủ yếu qua thận. Độ thanh thải thận từ 5 ml – 12 ml/ phút, độ thanh thải toàn bộ của huyết tương từ 10 ml – 22 ml/ phút.

Thời gian bán thải ở người lớn khoảng 8 giờ. Liều lượng, đường dùng và liều lập lại ảnh hưởng không đáng kể đến thời gian bán thải của thuốc.

Ở nhũ nhi, khoảng 80% liều được bài tiết qua nước tiêu trong vòng 7 ngày đầu, nồng độ thuốc giảm với 1 tỉ lệ tương ứng với nồng độ thuốc ở người lớn.

Thời gian bán huỷ chỉ tăng nhẹ ở bệnh nhân suy chức năng gan hoặc thận; ở bệnh nhân chỉ suy thận sẽ tăng đào thải thuốc qua mật và tương tự ở bệnh nhân chỉ suy gan sẽ tăng đào thải thuốc qua thận.

Ceftriaxon có thể thâm nhập vào cả màng não viêm và không viêm, nồng độ thuốc đạt được ở đó khoảng 4% – 17% nồng độ thuốc trong huyết tương.

Sử dụng cho phụ nữ mang thai và cho con bú

Phụ nữ có thai: Ceftriaxon không liên quan đến các tác dụng phụ trên bào thai trong các nghiên cứu trên súc vật, tuy nhiên các kết quả nghiên cứu trên súc vật không luôn được dùng để tiên đoán cho người. Chưa có các nghiên cứu đầy đủ và có đối chứng tót trên người, nên độ an toàn trên phụ nữ mang thai chưa được xác định. Do đó chỉ dùng cho phụ nữ mang thai khi thật cần thiết.

Phụ nữ nuôi con bú: Ceftriaxon được bài tiết lượng nhỏ qua sữa, cần thận trọng khi dùng hoặc ngưng điều trị trong thời gian cho con bú.

Hình ảnh tham khảo

Nguồn tham khảo

Drugbank 

Exit mobile version