Ceftrione 1g là thuốc gì? Hãy cùng Medplus tìm hiểu về các thông tin, cách dùng và liều lượng, công dụng và chống chỉ định, cách bảo quản và nơi mua cũng như giá bán của loại thuốc này thông qua bài viết sau đây.
Thông tin về thuốc Ceftrione 1g
Ngày kê khai: 05/10/2017
Số GPLH/ GPNK: VD-28233-17
Đơn vị kê khai: Công ty CP Dược – Trang TBYT Bình Định
Phân loại: KK trong nước
Hoạt Chất – Nồng độ/ hàm lượng: Ceftriaxon (dưới dạng Ceftriaxon natri) 1g
Dạng Bào Chế: Bột pha tiêm
Quy cách đóng gói: Hộp 1 lọ kèm 1 ống nước cất pha tiêm 10ml; hộp 10 lọ
Hạn sử dụng: 36 tháng
Công ty Sản Xuất: Công ty cổ phần Dược-TTBYT Bình Định (Bidiphar)
498 Nguyễn Thái Học, P. Quang Trung, TP. Qui Nhơn, Bình Định Việt NamCông dụng – chỉ định
Thuốc Ceftrione 1g được chỉ định để sử dụng điều trị các bệnh nhiễm khuẩn do vi khuẩn nhạy cảm ở người lớn và trẻ em kể cả trẻ sơ sinh đủ tháng (kể từ ngày sinh) như:
- Viêm màng não do vi khuẩn;
- Viêm phổi cộng đồng mắc phải;
- Viêm phổi bệnh viện mắc phải;
- Viêm tai giữa cấp;
- Nhiễm trùng trong ổ bụng;
- Nhiễm khuẩn đường niệu biến chứng (bao gồm viêm bể thận);
- Nhiễm khuẩn xương và khớp;
- Nhiễm khuẩn da và mô mềm;
- Bệnh lậu;
- Bệnh giang mai;
- Viêm nội tâm mạc do vi khuẩn.
Ngoài ra, thuốc Ceftrione 1g còn có thể được chỉ định sử dụng cho:
- Điều trị tình trạng cấp, trầm trọng của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính ở người lớn;
- Điều trị bệnh Lyme phổ biến (giai đoạn sớm (pha II) và giai đoạn muộn (pha III)) ở người lớn và trẻ em kể cả trẻ sơ sinh từ 15 ngày tuổi;
- Điều trị dự phòng phẫu thuật; Cho những bệnh nhân bị sốt kèm giảm bạch cầu trung tính, nghi ngờ do nhiễm khuẩn;
- Điều trị cho những bệnh nhân có vi khuẩn bất thường trong máu do có liên quan đến (hoặc nghi ngờ là có liên quan đến) các bệnh nhiễm khuẩn nêu trên.
Cách dùng – liều lượng
Cách dùng
Thuốc Ceftrione 1g được bào chế dưới dạng bột pha tiêm, nên thuốc được dùng theo đường:
- Tiêm bắp.
- Tiêm tĩnh mạch.
Liều lượng
Tiêm IM hoặc IV:
- Người lớn & trẻ trên 12 tuổi: 1 – 2 g/ngày; trường hợp nặng: 4 g/ngày.
- Trẻ 15 ngày tuổi đến 12 tuổi: 20 – 80 mg/kg.
- Trẻ dưới 14 ngày tuổi: 20 – 50 mg/kg/ngày.
- Viêm màng não: 100 mg/kg x 1 lần/ngày, tối đa 4 g.
- Lậu: Tiêm IM liều duy nhất 250 mg.
- Dự phòng trước phẫu thuật: 1 – 2 g tiêm 30 – 90 phút trước mổ.
Chống chỉ định
Thuốc Ceftrione 1g chống chỉ định sử dụng cho các trường hợp sau đây:
- Mẫn cảm với cephalosporin, tiền sử có phản ứng phản vệ với penicillin.
- Những người quá mẫn với beta-lactam.
- Với dạng thuốc tiêm bắp:
- Mẫn cảm với lidocain khi dùng lidocain làm dung môi tiêm bắp, không dùng cho trẻ dưới 30 tháng tuổi.
- Có dung dịch kìm khuẩn chứa benzyl alcohol không được dùng cho trẻ sơ sinh.
- Trẻ đẻ non dưới 41 tuần tuổi (tuổi thai + tuổi khi sinh ra).
- Dùng đồng thời các chế phẩm chứa calcium ở trẻ em: Do nguy cơ kết tủa ceftriaxon – calcium tại thận và phổi ở trẻ sơ sinh và có thể cả ở trẻ lớn.
Thận trọng khi sử dụng thuốc Ceftrione 1g
- Ở các bệnh nhân ceftriaxon tuyệt đối không được phối trộn hay chỉ định đồng thời với bất kỳ dung dịch tiêm tĩnh mạch có chứa calcium nào, kể cả khi dùng dây truyền dịch khác nhau hay truyền ở vị trí khác nhau.
- Ở những bệnh nhân đòi hỏi phải tiếp tục tiêm truyền dung dịch TPN chứa calcium, chuyên viên y tế có thể xem xét việc sử dụng các phương pháp điều trị thay thế không có nguy cơ tạo tủa tương tự.
- Trong trường hợp viêm tụy, tắc mật do dùng ceftriaxon hiếm khi được báo cáo. Hầu hết các bệnh nhân có nguy cơ ứ mật và cặn bùn mật như bệnh nhân bị bệnh nặng, bệnh nhân nuôi dưỡng tĩnh mạch toàn diện.
Sử dụng thuốc cho phụ nữ có thai và đang cho con bú
- Phụ nữ mang thai: Không nên dùng thuốc cho người mang thai trừ khi thật cần thiết.
- Phụ nữ cho con bú: Cần thận trọng khi dùng thuốc cho người đang cho con bú.
Tác động của thuốc đối với người lái xe và vận hành máy móc
-
Ceftriaxon có thể gây chóng mặt nên có thể ảnh hưởng đến khả năng lái xe và vận hành máy.
Tác dụng phụ
Sử dụng thuốc Ceftrione 1g có thể gặp phải các tác dụng phụ sau đây:
- Thường gặp:
- Tiêu hóa: tiêu chảy.
- Da: ngứa, nổi ban.
- Ít gặp:
- Toàn thân: sốt, viêm tĩnh mạch, phù.
- Máu: tăng bạch cầu ưa eosin, giảm tiểu cầu, giảm bạch cầu.
- Hiếm gặp:
- Toàn thân: đau đầu, chóng mặt,
- Sốc phản vệ – máu: thiếu máu,
- Rối loạn đông máu – tiêu hóa: viêm đại tràng có màng giả.
Tương tác thuốc
Tương tác thuốc sẽ xảy ra khi sử dụng thuốc Ceftrione 1g đồng thời cùng các loại thuốc/ hoạt chất sau đây:
- Có thể xảy ra phản ứng có hại dẫn đến tử vong đối với bệnh nhân dùng đồng thời Ceftriaxone với Calcium hoặc sản phẩm có chứa Calcium.
- Aminoglycoside, Colistin, Furosemide có thể làm tăng độc tính đối với thận của Ceftriaxone.
Probenecid có thể làm tăng nồng độ Ceftriaxone trong huyết tương. - Ceftriaxone có thể gây dương tính giả với các xét nghiệm đường niệu dùng phương pháp khử đồng nhưng không ảnh hưởng đến phương pháp enzym.
- Không được pha Ceftriaxone với các dung dịch có chứa Calcium và không được pha lẫn với các Aminoglycoside, Amsacrine, Vancomycin hoặc Fluconazole. Cần tránh rửa cẩn thận dây truyền hoặc bơm tiêm bằng dung dịch Sodium chloride 0,9% giữa các lần tiêm Ceftriaxone và các thuốc khác.
Bảo quản thuốc
- Bảo quản thuốc Ceftrione 1g trong bao bì của nhà sản xuất. Nhiệt độ thích hợp là khoảng 20 đến 25 độ C, tránh ánh sáng trực tiếp. Không được lưu trữ thuốc ở nơi có độ ẩm cao, đặc biệt là phòng tắm.
- Giữ thuốc tránh xa tầm tay trẻ em và thú nuôi trong nhà.
- Thuốc hết hạn sử dụng cần được xử lý theo quy định. Không được bỏ thuốc vào nhà vệ sinh, bồn cầu, bồn rửa hoặc cống thoát nước. Trừ khi bạn được hướng dẫn xử lý như vậy.
Hình ảnh minh họa
Thông tin mua thuốc
Nơi mua thuốc
Thuốc Ceftrione 1g có thể được tìm mua tại các hiệu thuốc đạt chuẩn được cấp phép trên toàn quốc.
Lưu ý: Thuốc Ceftrione 1g là thuốc bán theo đơn, bạn cần mang theo đơn thuốc đã được kê từ bác sĩ để có thể mua được thuốc.
Giá thuốc
Thuốc Ceftrione 1g được kê khai với giá niêm yết cho mỗi lọ thuốc bột pha tiêm là 16.900 VND.
Giá thuốc có thể chênh lệch tùy theo nơi mua và thời điểm mà bạn mua. Tuy nhiên, nếu bạn mua được thuốc Ceftrione 1g với giá rẻ hơn giá được kê khai, bạn cần kiểm tra kỹ các thông tin của thuốc để đảm bảo không mua phải thuốc kém chất lượng.
Nguồn tham khảo: Cổng công khai y tế