Site icon Medplus.vn

Thuốc Cistinmed: Liều dùng & lưu ý, hướng dẫn sử dụng, tác dụng phụ

Thuốc Cistinmed là gì?

Thuốc Cistinmed là thuốc được dùng trong việc điều trị các vấn đề liên quan đến tóc, loạn dưỡng móng và chậm liền sẹo giác mạc.

Tên biệt dược

Cistinmed.

Dạng trình bày

Thuốc được bào chế dưới dạng viên nén bao phim.

Quy cách đóng gói

Thuốc Cistinmed có nhiều cách đóng gói khác nhau:

– Hộp 3 vỉ x 10 viên.

– Hộp 5 vỉ x 10 viên.

– Hộp 10 vỉ x 10 viên.

– Hộp 3 vỉ x 20 viên.

– Hộp 3 vỉ x 20 viên.

– Hộp 6 vỉ x 20 viên (vỉ nhôm – PVC).

Phân loại

Thuốc thuộc nhóm thuốc kê đơn – ETC.

Số đăng ký

VD-28497-17.

Thời hạn sử dụng thuốc Cistinmed

Sử dụng thuốc trong thời hạn 36 tháng kể từ ngày sản xuất. Không sử dụng thuốc đã hết hạn sử dụng ghi trên bao bì.

Nơi sản xuất

Thuốc được sản xuất tại Công ty TNHH Dược phẩm Glomed – Việt Nam.

Thành phần thuốc Cistinmed

– Hoạt chất:

– Tá dược: Cellulose vi tinh thể 101, Povidon K30, Croscarmellose Natri, Talc, Magnesi stearat, Hypromellose 2910 6cp, Macrogol 6000, Titan Dioxyd, Sắt Oxyd vàng, Quinoline Yellow Lake.

Công dụng của thuốc Cistinmed trong việc điều trị bệnh

Thuốc Cistinmed được chỉ định trong:

– Vấn đề liên quan đến tóc: Rụng tóc, tóc chẻ, tóc dễ gãy… Đặc biệt, rụng tóc từng mảng, rụng tóc lan tỏa cấp tính (sau sang chấn, phẫu thuật, nhiễm trùng, hậu sản, dùng một số thuốc), rụng tóc do nội tiết tố nam.

– Loạn dưỡng móng: Móng dễ gãy, móng quá mềm, móng bị tách đôi, móng mọc chậm. Ngoài ra, thuốc còn được dùng trong nấm móng vì thuốc giúp móng mọc nhanh hơn, giúp tăng hiệu quả của thuốc kháng nấm.

– Chậm liền sẹo giác mạc.

Hướng dẫn sử dụng thuốc Cistinmed

Cách sử dụng

Thuốc dùng đường uống. Sử dụng trong vòng 2-3 tháng. Nên uống thuốc cùng với bữa ăn.

Đối tượng sử dụng thuốc Cistinmed

Thuốc dành cho người lớn và trẻ em.

Liều dùng thuốc

– Người lớn: 2 viên/ lần, ngày 2 lần.

– Trẻ em cân nặng dưới 15 kg: 1 viên mỗi ngày.

– Trẻ em cân nặng trên 15 kg: 1 viên/ lần, ngày 2 lần.

– Rụng tóc do nội tiết tố nam: 2 viên/ lần, ngày 2 lần, trong 2 tháng liên tục, và ngưng 1 tháng hoặc dùng 15 ngày mỗi tháng.

Lưu ý đối với người dùng thuốc Cistinmed

Chống chỉ định

– Thuốc chống chỉ định ở bệnh nhân quá mẫn cảm với L-Cystine hoặc Pyridoxin hay với bất kỳ thành phần nào của thuốc. Cystine niệu.

– Rối loạn chức năng thận nặng.

Tác dụng phụ của thuốc Cistinmed

Dùng liều 200 mg/ngày và dài ngày (trên 2 tháng) có thể gây bệnh thần kinh ngoại vi nặng, tiến triển từ dáng đi không vững và tê cóng bàn chân đến tê cóng và vụng về bàn tay. Tình trạng này có thể hồi phục khi ngừng thuốc, mặc dù vẫn còn để lại ít nhiều di chứng. Buồn nôn và nôn. Hiếm gặp: Tiêu chảy, khát nước, đau bụng nhẹ.

*Thông báo cho bác sĩ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc*.

Xử lý khi quá liều thuốc Cistinmed

Triệu chứng:

– L-cystine: Không có báo cáo.

– Vitamin B6: Tê tứ chi, cảm giác ngứa ran, chuột rút cơ bắp, bồn chồn, mệt mỏi, mất ngủ.

Xử trí: Không có thuốc giải độc đặc hiệu. Xử trí bằng cách súc rửa dạ dày và điều trị triệu chứng.

Cách xử lý khi quên liều thuốc Cistinmed

Nên dùng liều đã bỏ sót ngay khi nhớ ra. Tuy nhiên, nếu gần đến thời gian uống liều kế tiếp, bỏ qua liều đã quên và uống liều kế tiếp vào giờ thường lệ. Không uống liều gấp đôi để bù cho liều bỏ sót.

Các biểu hiện sau khi dùng thuốc

Thông tin về các biểu hiện sau khi dùng thuốc đang được cập nhật.

Hướng dẫn bảo quản thuốc Cistinmed

Điều kiện bảo quản

Bảo quản thuốc trong bao bì kín, nơi khô ráo, tránh ánh sáng, ở nhiệt độ phòng, nhiệt độ không quá 30°.

Thời gian bảo quản

Thông tin về thời gian bảo quản thuốc đang được cập nhật.

Thông tin mua thuốc Cistinmed

Nơi bán thuốc

Có thể tìm mua thuốc tại Chợ y tế xanh hoặc các nhà thuốc uy tín để đảm bảo chất lượng thuốc cũng như sức khỏe bản thân.

Giá bán thuốc

Giá sản phẩm thường xuyên thay đổi và có thể không giống nhau giữa các điểm bán. Vui lòng liên hệ hoặc đến trực tiếp điểm bán gần nhất để biết giá chính xác của thuốc vào thời điểm này.

Nội dung tham khảo thuốc Cistinmed

Dược lực học

– L-Cystine là một acid amin có chứa lưu huỳnh và là một trong những thành phần thiết yếu của tóc và móng. L-Cystine tham gia vào quá trình tổng hợp Keratin của tóc và móng. Nó thúc đẩy sự tăng sinh của các tế bào mầm ở các vùng tạo chất sừng và có ảnh hưởng đến sự tăng trưởng của tóc và móng.

– Vitamin B6 là một nhân tố cần thiết của L- Cystine. Nó giúp cho L-Cystine thâm nhập vào vùng tạo chất sừng. Khi vào cơ thể, vitamin B6 biến đổi thành Pyridoxal Phosphat và Pyridoxamin Phosphat. Sự kết hợp L-Cystine và vitamin B6 kích thích sự tăng trưởng của tóc và móng.

Dược động học

L-Cystine: Thông tin về dược động học của L-Cystine còn hạn chế.

Vitamin B6:

– Pyridoxin được hấp thu nhanh chóng qua đường tiêu hóa sau khi uống và được biến đổi thành các dạng có hoạt tính gồm Pyridoxal Phosphat và Pyridoxamin Phosphat.

– Các chất này phần lớn dự trữ ở gan và bị oxy hóa thành acid 4-Pyridoxic và các chất chuyển hóa không hoạt tính khác, và được thải trừ trong nước tiểu.

– Khi liều dùng vượt quá nhu cầu của cơ thể, lượng thừa sẽ thải trừ qua nước tiểu dưới dạng không đổi. Pyridoxal qua được nhau thai và phân bố trong sữa mẹ.

Tương tác

L-Cystine: Không có báo cáo.

Vitamin B6:

– Vitamin B6 làm giảm tác dụng của Levodopa trong điều trị bệnh Parkinson.

– Vitamin B6 làm giảm nồng độ Phenytoin và Phenobarbital trong huyết thanh

Thận trọng

– Không dùng với các thuốc khác có chứa L-Cystine, vitamin B6.

– Sau thời gian dài dùng Pyridoxin với liều 200 mg/ngày, có thể đã thấy biểu hiện độc tính thần kinh (như bệnh thần kinh ngoại vi nặng và bệnh thần kinh cảm giác nặng). Dùng liều 200 mg mỗi ngày, kéo dài trên 30 ngày có thể gây hội chứng lệ thuộc Pyridoxin.

Đối với phụ nữ mang thai và cho con bú

Thời kỳ mang thai: Không dùng thuốc cho phụ nữ có thai vì có thể gây hội chứng lệ thuộc Pyridoxin ở trẻ sơ sinh.

Thời kỳ cho con bú: Không nên dùng thuốc khi cho con bú.

Tác động của thuốc khi lái xe và vận hành máy

Thuốc không ảnh hưởng.

Hình ảnh tham khảo của thuốc Cistinmed

Thuốc Cistinmed

Nguồn tham khảo

Drugbank

Exit mobile version