Site icon Medplus.vn

Thuốc Clathepharm 625: Liều dùng & lưu ý, hướng dẫn sử dụng, tác dụng phụ

Thuốc Clathepharm 625 là gì?

Thuốc Clathepharm 625 là thuốc kê đơn thuộc nhóm ETC được chỉ định điều trị trong thời gian ngắn các trường hợp nhiễm khuẩn do các vi khuẩn nhạy cảm gây ra.

Tên biệt dược

Tên đăng ký là Clathepharm 625.

Dạng trình bày

Thuốc Clathepharm 625 được bào chế dưới dạng viên nén bao phim.

Quy cách đóng gói

Thuốc Clathepharm 625 được đóng gói theo: Hộp 2 vỉ x 7 viên.

Phân loại

Thuốc Clathepharm 625 là loại thuốc kê đơn – ETC.

Số đăng ký

Số đăng ký là VD-23779-15.

Thời hạn sử dụng

Thuốc có thời hạn sử dụng 24 tháng kể từ ngày sản xuất và được in trên bao bì thuốc

Nơi sản xuất

Thuốc được sản xuất tại Công ty Cổ phần Dược-vật tư Y tế Thanh Hóa – Việt Nam.

Thành phần của thuốc Clathepharm 625

Thuốc Clathepharm 625 có thành phần gồm một số hoạt chất sau:

Tá dược: Microcrystalline Cellulose, Magnesium Stearate, Colloidal Silicon Dioxide, Sodium Starch Glycolate, Opaspray KI 7000, Ethyl Cellulose, Propylene Glycol, HPMC_ E-I5, Activated Dimethicone, Methylene Chloride, Isopropyl Alcohol.

Công dụng của thuốc Clathepharm 625 trong việc điều trị bệnh

Thuốc Clathepharm 625 được chỉ định điều trị:

Các chế phẩm amoxicilin và kali clavulanat được dùng để điều trị trong thời gian ngắn các trường hợp nhiễm khuẩn do các vi khuẩn nhạy cảm sau:

Nhiễm khuẩn nặng đường hô hấp trên: Viêm amidan, viêm xoang, viêm tai giữa đã được điều trị bằng các kháng sinh thông thường nhưng không đỡ.

Nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới: Viêm phế quản cấp và mạn, viêm phổi-phế quản.

Nhiễm khuẩn nặng đường tiết niệu- sinh dục: Viêm bàng quang, viêm niệu đạo, viêm bể thận (nhiễm khuẩn đường sinh dục nữ).

Nhiễm khuẩn da và mô mềm: Mụn nhọt, áp xe, nhiễm khuẩn vết thương.

Nhiễm khuẩn xương và khớp, nhiễm khuẩn nha khoa, nhiễm khuẩn khác.

Hướng dẫn sử dụng thuốc Clathepharm 625

Cách sử dụng

Thuốc được sử dụng bằng đường uống.

Đối tượng sử dụng

Thuốc được sử dụng cho người trưởng thành và trẻ em.

Liều dùng

Người lớn:

+ Nhiễm khuẩn nhẹ: Không dùng Clathepharm 625.

+ Nhiễm khuẩn nặng: Uống 1 viên Clathepharm 625 (Amoxicillin 500 mg và acid clavulanic 125 mg) x 2 lần/ngày hoặc 875/125 mg 2 đến 3 lần mỗi ngày.

Trẻ em:

– Trẻ em từ 40 kg trở lên, uống theo liều người lớn.

– Trẻ em dưới 40 kg cân nặng: Liều khuyến cáo là 20 đến 40 mg/kg cân nặng/ ngày (dựa vào thành phần amoxicillin), chia thành 3 lần cách nhau mỗi 8 giờ.

Người già: không cần điều chỉnh liều.

Bệnh nhân suy thận:

– Độ thanh thải creatinin >30 (ml/min): cần điều chỉnh liều.

– Độ thanh thải creatinin từ 10 – 30 (ml/min): 500/125 mg, hai lần mỗi ngày.

– Độ thanh thải creatinin < 10 (ml/min): 500/125 mg, một lần mỗi ngày.

Bệnh nhân suy gan: Liều dùng nên thận trọng, nên kiểm tra định kỳ chức năng gan.

Lưu ý đối với người dùng thuốc Clathepharm 625

Chống chỉ định

Chống chỉ định của thuốc Clathepharm 625 đối với những đối tượng:

Tác dụng phụ

Rối loạn dạ dày, ruột

Thường xuyên: nôn, buồn nôn và tiêu chảy, chán ăn, đầy hơi và rối loạn vị giác.

Rất hiếm: xin răng nhưng thường mất đi khi đánh răng.

Nên ngưng sử dụng thuốc ngay lập tức nếu bệnh nhân bị tiêu chảy, buồn nôn, nôn, sốt hoặc co thắt bụng (nguy cơ của viêm ruột kết màng giả).

Rối loạn da và các mô dưới da

Không thường xuyên: phản ứng quá mẫn, ban da, ngứa.

Hiếm: phù nề mạch, quá mẫn, ban đỏ đa dạng, hội chứng Stevens-Johnson, viêm mạch, viêm da tróc vảy, hoại tử biểu bì nhiễm độc.

Rối loạn chức năng thận và tiết niệu

Hiếm: viêm thận kẽ, tinh thể niệu.

Rối loạn gan mật

Không thường xuyên: tăng AST và/hoặc ALT.

Hiếm: ứ mật, viêm gan dị ứng, vàng da.

Rối loạn máu và hệ bạch huyết

Hiếm: giảm bạch cầu (bao gồm bạch cầu trung tính và chứng tăng bạch cầu hạt), giảm tiểu cầu thuận nghịch và thiếu máu tan huyết, tăng thời gian đông máu.

Rối loạn hệ thần kinh

Hiếm: chứng tăng động, hoa mắt, lo âu, mất ngủ, bối rối, rối loạn hành vi, và/hoặc chóng mặt, có thể xảy ra với bệnh nhân suy thận và bệnh nhân dùng liều cao.

Thông báo cho bác sĩ những tác dụng phụ không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc.

Xử lý khi quá liều của thuốc Clathepharm 625

Dùng quá liều, thuốc ít gây ra tai biến vì được dung nạp tốt ngay cả ở liều cao. Trường hợp chức năng thận giảm và hàng rào máu não kém, thuốc tiêm sẽ gây triệu chứng nhiễm độc.

Tuy nhiên, nói chung những phản ứng cấp xảy ra phụ thuộc vào tình trạng quá mẫn của từng cá thể.

Nguy cơ chắc chắn là tăng kali huyết khi dùng liều rất cao vì acid clavulanic được dùng dưới dạng muối kali. Có thể dùng phương pháp thẩm phân máu để loại thuốc ra khỏi tuần hoàn.

Cách xử lý khi quên liều

Nếu quên uống một liều, nên uống thuốc ngay sau khi nhớ ra. Không nên dùng liều gấp đôi để bù cho 1 viên thuốc đã quên.

Các biểu hiện sau khi dùng thuốc

Thông tin về các biểu hiện sau khi dùng thuốc Clathepharm 625 đang được cập nhật.

Hướng dẫn bảo quản thuốc Clathepharm 625

Điều kiện bảo quản

Thuốc nên được bảo quản ở nơi khô, nhiệt độ dưới 30°C, tránh ánh sáng.

Thời gian bảo quản

Thời gian bảo quản thuốc trong vòng 24 tháng kể từ ngày sản xuất.

Thông tin mua thuốc Clathepharm 625

Nơi bán thuốc

Hiện nay, thuốc đã có bán tại các trung tâm y tế, các nhà thuốc đạt chuẩn GPP của bộ Y tế trên toàn quốc. Bạn có thể tìm mua thuốc trực tuyến tại Chợ y tế xanh 

Giá bán

Giá bán của thuốc có thể thay đổi trên thị trường. Bạn vui lòng đến trực tiếp các nhà thuốc để cập nhật chính xác giá của loại thuốc Clathepharm 625 vào thời điểm hiện tại.

Thông tin tham khảo thêm

Thận trọng khi sử dụng thuốc Clathepharm 625

Đối với những người bệnh có biểu hiện rối loạn chức năng gan: Các dấu hiệu và triệu chứng vàng da ứ mật tuy ít xảy ra khi dùng thuốc nhưng có thể nặng.

Đối với những người bệnh suy thận trung bình hay nặng cần chú ý đến liều lượng dùng (xem phần liều dùng).

Đối với những người bệnh có tiền sử quá mẫn với các penicilin có thể có phản ứng nặng hay tử vong (xem phần chống chỉ định).

Đối với những người bệnh dùng amoxicilin bị mẫn đỏ kèm sốt nổi hạch.

Dùng thuốc kéo dài đôi khi làm phát triển các vi khuẩn kháng thuốc.

Sử dụng cho phụ nữ có thai và cho con bú

Thời kỳ mang thai:

Nên tránh dùng thuốc trong thai kỳ, nhất là trong ba tháng đầu, trừ khi bác sĩ cho là cần thiết. Nếu đang mang thai hoặc có dự định mang thai, nên tham khảo ý kiến của bác sỹ hoặc dược sỹ trước khi sử dụng thuốc.

Thời kỳ cho con bú:

Trong thời kỳ cho con bú có thể dùng chế phẩm. Thuốc không gây hại cho trẻ đang bú mẹ trừ khi có nguy cơ bị mẫn cảm do có một lượng rất nhỏ thuốc trong sữa.

Ảnh hưởng của thuốc lên khả năng điều khiển tàu xe và vận hành máy móc

Vì thuốc có thể gây hoa mắt, chóng mặt khi dùng liều cao mặc dù hiếm gặp.

Hình ảnh tham khảo

Nguồn tham khảo

Drugbank

Exit mobile version