Site icon Medplus.vn

Thuốc Difosfocin : Liều dùng & lưu ý, hướng dẫn sử dụng, tác dụng phụ

Thuốc Difosfocin là gì?

Thuốc Difosfocin là thuốc ETC – dùng trong điều trị phục hồi vận động đối với những bệnh nhân bị liệt nửa người sau tai biến mạch máu não và phối hợp với thuốc kháng Cholinergic để điều trị cho bệnh nhân bị bệnh Parkinson có biểu hiện rung nặng, hoặc dùng L-DOPA không có hiệu quả hoặc có phản ứng phụ do dùng L-DOPA.

Tên biệt dược

Thuốc được đăng kí dưới tên Difosfocin.

Dạng trình bày

Thuốc được bào chế dưới dạng dung dịch tiêm.

Quy cách đóng gói

Thuốc Difosfocin được đóng gói dưới dạng hộp 3 ống x 4ml.

Phân loại

Thuốc Difosfocin thuộc nhóm thuốc kê đơn ETC.

Số đăng ký

Thuốc Difosfocin được đăng kí dưới số VN-19823-16

Thời hạn sử dụng

Sử dụng thuốc Difosfocin trong thời hạn 60 tháng kể từ ngày sản xuất. Không sử dụng thuốc đã hết hạn sử dụng ghi trên bao bì.

Nơi sản xuất

Thuốc Difosfocin được sản xuất tại công ty Mitim s.r.l – Ý.

Thành phần của thuốc Difosfocin

Hoạt chất: Citicolin 1000mg.

Tá dược: Natri Hydroxyd, nước cất pha tiêm.

Công dụng của Difosfocin trong việc điều trị bệnh

Difosfocin được chỉ định để điều trị phục hồi vận động đối với những bệnh nhân bị liệt nửa người sau tai biến mạch máu não và phối hợp với thuốc kháng Cholinergic để điều trị cho bệnh nhân bị bệnh Parkinson có biểu hiện rung nặng, hoặc dùng L-DOPA không có hiệu quả hoặc có phản ứng phụ do dùng L-DOPA.

Hướng dẫn sử dụng thuốc Difosfocin

Cách sử dụng

Thuốc dùng đường tiêm.

Đối tượng sử dụng

Thuốc Difosfocin được dùng cho người lớn.

Liều dùng

Bệnh nhân bị liệt nửa người sau tai biến mạch máu não: Tiêm 1000mg/lần/ngày. Tiêm liên tục trong 4 tuần.

Bệnh nhân bị bệnh Parkinson: nên dùng liều 1000mg/ngày. Tiêm liên tục cho bệnh nhân từ 3-4 tuân. Sau đó ngưng dùng và duy trì đều với thuốc kháng Cholinergic.

Lưu ý đối với người dùng thuốc Difosfocin

Chống chỉ định

Thuốc Difosfocin chống chỉ định trong các trường hợp:

Tác dụng phụ

Thuốc có độ an toàn cao, các phản ứng phụ rất hiếm gặp. Tuy nhiên, các triệu chứng như hạ huyết áp, mệt mỏi hay khó thở, phát ban, mất ngủ, nhức đầu, chóng mặt, buồn nôn, chán ăn, cảm giác nóng trong người có thể xảy ra khi dùng thuốc.

*Thông báo cho bác sỹ biết các tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc*

Sử dụng ở phụ nữ có thai

Hiện nay thuốc không có nghiên cứu đầy đủ và có kiểm soát tốt trên phụ nữ có thai. Tránh dùng thuốc này cho phụ nữ có thai.

Sử dụng thuốc Difosfocin ở phụ nữ cho con bú

Tránh dùng thuốc này cho phụ nữ cho con bú.

Xử lý khi quá liều

Chưa có báo cáo về việc sử dụng thuốc quá liều. Nếu xảy ra quá liều cần áp dụng các biện pháp điều trị triệu chứng và điều trị hỗ trợ.

Cách xử lý khi quên liều

Thông tin về cách xử lý khi quên liều sử dụng của thuốc đang được cập nhật.

Thông tin thêm

Đặc tính dược lực học:

Đối với bệnh nhân bị rối loạn tuần hoàn não, Citicolin tăng cường tốc độ dòng máu não và giảm lực cản mạch máu não do đó có tác dụng tăng cường tuần hoàn não. Cơ chế tác dụng:

Đặc tính dược động học:

Citicolin là một hợp chất tan trong nước với sinh khả dụng hơn 90%. Các nghiên cứu dược động học trên người lớn khỏe mạnh cho thấy sau khi uống, Citicolin nhanh chóng được hấp thụ. Bài tiết trong phân nhỏ hơn 1%. Nồng độ đỉnh của Citicolin trong huyết tương đạt được ở 2 giai đoạn sau khi uống thuốc 1 giờ và 24 giờ. Citicolin được chuyển hóa ở thành ruột và gan. Các sản phẩm chuyển hóa của Citicolin ngoại sinh do thủy phân trong thành ruột là Cholin và Cytidin. Sau khi hấp thụ, cholin và cytidin được phân tán khắp cơ thể, vào hệ thống tuần hoàn thông qua các con đường sinh tổng hợp khác nhau, vượt qua hàng rào máu não rồi tái tổng hợp thành Citicolin trong não.

Hướng dẫn bảo quản

Điều kiện bảo quản

Bảo quản thuốc ở nơi khô mát, dưới 30°C, tránh ánh sáng.

Thời gian bảo quản

Bảo quản thuốc trong vòng 60 tháng kể từ ngày sản xuất.

Thông tin mua thuốc

Nơi bán thuốc

Có thể mua thuốc Difosfocin tại Chợ y tế xanh để đảm bảo về chất lượng và độ tin cậy.

Giá bán

Giá sản phẩm thường xuyên thay đổi và có thể không giống nhau giữa các điểm bán. Vui lòng liên hệ hoặc đến trực tiếp điểm bán gần nhất để biết giá chính xác của thuốc Difosfocin vào thời điểm này.

Hình ảnh tham khảo

Thuốc Difosfocin

Nguồn tham khảo

DrugBank

Exit mobile version