Site icon Medplus.vn

Thuốc Euprocin 500: Liều dùng & lưu ý, hướng dẫn sử dụng, tác dụng phụ

Thuốc Euprocin 500 là gì?

Thuốc Euprocin 500 được chỉ định cho các nhiễm khuẩn nặng mà các thuốc kháng sinh thông thường không còn tác dụng để tránh phát triển các vi khuẩn kháng Ciprofloxacin.

Tên biệt dược

Euprocin 500.

Dạng trình bày

Thuốc được bào chế dưới dạng viên nén bao phim.

Quy cách đóng gói

Thuốc Euprocin 500 được đóng gói dưới dạng hộp 10 vỉ x 7 viên.

Phân loại

Thuốc thuộc nhóm thuốc kê đơn – ETC.

Số đăng ký

VD-25677-16.

Thời hạn sử dụng thuốc Euprocin 500

Sử dụng thuốc trong thời hạn 36 tháng kể từ ngày sản xuất. Không sử dụng thuốc đã hết hạn sử dụng ghi trên bao bì.

Nơi sản xuất

Thuốc được sản xuất tại Công ty Cổ phần Dược phẩm Euvipharm – Thành viên tập đoàn Valeant – Việt Nam.

Thành phần thuốc Euprocin 500

– Thành phần chính: Ciprofloxacin – 500mg (dưới dạng Ciprofloxacin Hydroclorid).

– Tá dược vừa đủ 1 viên nén bao phim: Microcrystalline Cellulose 101, Microcrystalline Cellulose 102, Tinh bột ngô, Povidon K30, Silica Colloidal Anhydrous, Natri Starch Glycolat, Talc, Magnesi Stearat, HPMC, PEG, Titan Dioxyd.

Công dụng của thuốc Euprocin 500 trong việc điều trị bệnh

Euprocin 500 được chỉ định cho các nhiễm khuẩn nặng mà các thuốc kháng sinh thông thường không còn tác dụng để tránh phát triển các vi khuẩn kháng Ciprofloxacin.

– Điều trị nhiễm khuẩn do các vi khuẩn nhạy cảm ở người lớn:

– Chỉ định cho trẻ em: Không khuyến cáo dùng cho trẻ em dưới 18 tuổi, nhưng vẫn có thể dùng trong trường hợp nặng ở trẻ trên 1 tuổi như viêm hô hấp dưới do Pseudomonas Aeruginosa ở trẻ bị xơ nang tụy, dự phòng và điều trị bệnh thận do hít, nhiễm khuẩn đường tiết niệu có biến chứng (viêm thận, bể thận), dự phòng viêm màng não do mô cầu.

Hướng dẫn sử dụng thuốc Euprocin 500

Cách sử dụng

– Uống thuốc trước hoặc sau bữa ăn 2 giờ, nên uống với nhiều nước và và tránh dùng chung với thuốc chống Acid dạ dày trong vòng 2 giờ.

– Không uống cùng với sữa, Yogurt, các sản phẩm có chứa Calci.

Đối tượng sử dụng thuốc Euprocin 500

Thuốc dành cho người lớn. Không khuyến cáo dùng cho trẻ em dưới 18 tuổi, nhưng khi thật cần thiết có thể sử dụng theo liều lượng quy định.

Liều dùng thuốc

Trẻ em

Bệnh than do hít:

– Nhiễm khuẩn than ở đường thở: 15 mg/kg/lần, cách 12 giờ một lần, trong 60 ngày, liều tối đa 500 mg/lần.

– Nhiễm khuẩn than ở da: 10 – 15 mg/kg/lần, cách 12 giờ một lần, trong 60 ngày (liều tối đa 1 g/ngày); khi triệu chứng lâm sàng đã được cải thiện dùng Amoxicilin 80 mg/kg/ngày chia làm 3 lần, cách nhau 8 giờ/lần để hoàn thiện trị liệu. Trong khi điều trị, nếu thấy phù rộng, tổn thương trên đầu, cổ thì chuyển sang tiêm tĩnh mạch.

Xơ nang tụy: Nhiễm trùng đường hô hấp dưới do Pseudomonas Aeruginosa ở trẻ bị xơ nang tụy: 40 mg/kg/ngày chia 2 lần cách nhau 12 giờ sau một tuần tiêm tĩnh mạch. Tổng thời gian điều trị là 10 – 21 ngày.

Viêm tiết niệu có biến chứng hoặc viêm bể thận: 20 – 30 mg/kg/ngày chia làm 2 lần, cách nhau 12 giờ, trong 10 – 21 ngày; liều tối đa: 1,5 g/ngày.

Dự phòng viêm màng não:

– Trẻ em từ 5 – 12 tuổi: Liều đơn 250 mg.

– Trẻ em từ 12 – 18 tuổi: Liều đơn 500 mg.

Người lớn

Bệnh than:

– Nhiễm khuẩn than ở đường thở (dự phòng sau phơi nhiễm): 500 mg/lần, cách 12 giờ một lần, trong 60 ngày.

– Nhiễm khuẩn than ở da (điều trị): 500 mg/lân, cách 12 giờ một lần, trong 60 ngày.

Nhiễm khuẩn xương khớp: 500 – 750 mg/lần, cách 12 giờ một lần, trong 4 – 6 tuần.

Bệnh hạ cam: 500 mg/lần, cách 12 giờ một lần, trong 3 ngày.

Viêm màng trong tim do nhóm HACEK: 500 mg/lần, cách 12 giờ một lần, trong 4 tuần.

Bệnh lậu:

– Lậu không có biến chứng: Liều duy nhất 250 – 500 mg.

– Lậu lan tỏa: 500 mg/lần, cách 12 giờ một lần, trong 7 ngày (lúc đầu điều trị với Ceftriaxone 1 g/ngày, trong 24 – 48 giờ).

Tiêu chảy do nhiễm khuẩn:

– Nhiễm Salmonella: 500 mg/lần, cách 12 giờ một lần, trong 5 – 7 ngày.

– Nhiễm Shigella: 500 mg/lần, cách 12 giờ một lần, trong 3 ngày.

– Tiêu chảy khi đi du lịch: Bệnh nhẹ một liều 750 mg, bệnh nặng: 500 mg/lần, cách 12 giờ một lần, trong 3 ngày.

– Nhiễm Vibrio Cholerae: Một liều 1 g.

Nhiễm khuẩn trong ổ bụng: 500 mg/lần, cách 12 giờ một lần, trong 7 – 14 ngày.

Nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới, cấu trúc da: 500 – 750 mg/lần, cách 12 giờ một lần, trong 7 – 14 ngày.

Viêm tuyến tiền liệt (mạn tính do nhiễm khuẩn): 500 mg/lần, cách 12 giờ một lần, trong 28 ngày.

Viêm xoang cấp tính: 500 mg/lần, cách 12 giờ một lần, trong 10 ngày.

Bệnh thương hàn: 500 – 750 mg/lần, cách 12 giờ một lần, trong 7- 14 ngày.

Viêm đường tiết niệu:

– Cấp tính không biến chứng, viêm bàng quang: 250 mg/lần, cách 12 giờ một lần, trong 3 ngày.

– Biến chứng (bao gồm viêm bể thận): 500 mg/lần, cách 12 giờ một lần, trong 7 – 14 ngày.

Lưu ý đối với người dùng thuốc Euprocin 500

Chống chỉ định

– Người có tiền sử quá mẫn với Ciprofloxacin hoặc bất kỳ thành phần nào của thuốc và các Quinolon khác.

– Không dùng cho người bệnh đang điều trị với Tizanidin.

– Không được dùng Ciprofloxacin cho phụ nữ mang thai và thời kỳ cho con bú, trừ khi buộc phải dùng.

Tác dụng phụ của thuốc Euprocin 500

Thường gặp, ADR > 1/100:

– Thần kinh trung ương: chóng mặt, mất ngủ, bồn chồn, lo lắng, tình trạng mơ màng, sốt (trẻ em khoảng 2%).

– Da: phát ban (trẻ em khoảng 2%, người lớn khoảng 1%).

– Tiêu hóa: buồn nôn, nôn, tiêu chảy, đau bụng, khó tiêu (trẻ em 3%).

– Gan: tăng ALT và AST (người lớn 1%).

– Hô hấp: viêm mũi (trẻ em 3%).

Ít gặp, 1/1000 < ADR < 1/100:

– Toàn thân: nhức đầu, sốt do thuốc.

– Máu: tăng bạch cầu ưa eosin, giảm bạch cầu Lympho, giảm bạch cầu đa nhân, giảm tiểu cầu, thiếu máu.

– Tiêu hóa: rối loạn tiêu hóa.

– Da: nổi ban, ngứa.

– Tim-mạch: nhịp tim nhanh.

– Thần kinh trung ương: kích động.

– Chuyển hóa: tăng tạm thời creatinin, Bilirubin và Phosphatase kiềm.

– Cơ xương: đau khớp, sưng khớp.

Hiếm gặp, ADR < 1/1000:

– Toàn thân: phản ứng phản vệ hoặc dạng phản vệ.

– Máu: thiếu máu tán huyết, tăng bạch cầu, tăng tiểu cầu, thay đổi nồng độ Prothrombin.

– Thần kinh trung ương: co giật, lú lẫn, rối loạn tâm thần, hoang tưởng, mất ngủ, trầm cảm, loạn cảm ngoại vi, rối loạn thị giác, ảo giác, rối loạn thính giác, ù tai, rối loạn vị giác, khứu giác và tăng áp lực nội sọ.

– Tiêu hóa: viêm đại tràng màng giả;

*Thông báo cho bác sĩ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc*.

Xử lý khi quá liều thuốc Euprocin 500

Nêu đã uống phải một liều lớn thì cần xem xét để áp dụng những biện pháp sau: gây nôn, rửa dạ dày, lợi niệu. Cần theo dõi người bệnh cẩn thận và điều trị hồ trợ.

Cách xử lý khi quên liều thuốc Euprocin 500

Thông tin về cách xử lý khi quên liều thuốc đang được cập nhật.

Các biểu hiện sau khi dùng thuốc

Thông tin về các biểu hiện sau khi dùng thuốc đang được cập nhật.

Hướng dẫn bảo quản thuốc Euprocin 500

Điều kiện bảo quản

Bảo quản thuốc trong bao bì kín, nơi khô ráo, tránh ánh sáng, ở nhiệt độ phòng, nhiệt độ không quá 30°.

Thời gian bảo quản

Thông tin về thời gian bảo quản thuốc đang được cập nhật.

Thông tin mua thuốc Euprocin 500

Nơi bán thuốc

Có thể tìm mua thuốc tại Chợ y tế xanh hoặc các nhà thuốc uy tín để đảm bảo chất lượng thuốc cũng như sức khỏe bản thân.

Giá bán thuốc

Giá sản phẩm thường xuyên thay đổi và có thể không giống nhau giữa các điểm bán. Vui lòng liên hệ hoặc đến trực tiếp điểm bán gần nhất để biết giá chính xác của thuốc vào thời điểm này.

Nội dung tham khảo thuốc Euprocin 500

Dược lực học

Ciprofloxacin là thuốc kháng sinh bán tổng hợp, có phổ kháng khuẩn rộng, thuộc nhóm Fluoroquinolon. Cơ chế tác dụng là ức chế enzym DNA Gyrase và Topoisomerase IV (là những enzym cần thiết cho quá trình tái sinh sản DNA của vi khuẩn) nên ngăn sự sao chép của Chromosom khiến cho vi khuẩn không sinh sản được nhanh chóng.

Dược động học

– Thời gian bán hủy trong huyết tương khoảng 3,5 – 4,5 giờ ở người bệnh có chức năng bình thường, thời gian này dài hơn ở người bệnh suy thận và người cao tuổi.

– Thể tích phân bố của Ciprofloxacin rất lớn (2 – 3 lít/kg thể trọng), nồng độ cao ở những nơi nhiễm khuẩn. Ciprofloxacin đi qua nhau thai và bài tiết qua sữa mẹ. Trong mật cũng có nồng độ thuốc cao.

– Khoảng 40 – 50% liều uống đào thải qua thận ở dạng không đổi. Các đường đào thải khác chủ yêu là chuyển hóa ở gan, bài xuất qua mật và thải qua niêm mạc vào trong ruột. Thuốc được đào thải hết trong vòng 24 giờ.

Thận trọng

Đối với phụ nữ mang thai và cho con bú

Thời kỳ mang thai: Không dùng Ciprofloxacin trong thời kỳ mang thai, trừ khi nhiễm khuẩn nặng mà không có kháng sinh khác thay thế, buộc phải dùng Ciprofloxacin.

Thời kỳ cho con bú: Ciprofloxacin có bài tiết vào sữa mẹ và có thể đạt đền nồng độ gây hại cho trẻ. Nêu mẹ buộc phải dùng Ciprofloxacin thì phải ngừng cho con bú trong thời gian điều trị.

Tác động của thuốc khi lái xe và vận hành máy

Ciprofloxacin có thể gây hoa mắt, chóng mặt, đầu óc quay cuồng ảnh hưởng đến việc lái xe hoặc vận hành máy móc, đặc biệt là khi uống rượu.

Hình ảnh tham khảo của thuốc Euprocin 500

Thuốc Euprocin 500

Nguồn tham khảo

Drugbank

Exit mobile version