Site icon Medplus.vn

Thuốc Evopride 2mg: Liều dùng & lưu ý, hướng dẫn sử dụng, tác dụng phụ

Thuốc Evopride 2mg là gì?

Thuốc Evopride 2mg thuộc nhóm thuốc ETC  – thuốc kê đơn dùng theo chỉ định của bác sĩ.

Glimepirid được dùng bằng đường uống để điều trị đái tháo đường không phụ thuộc Insulin (đái tháo đường typ 2) ở người lớn, khi không kiểm soát được Glucose huyết bằng chế độ ăn, luyện tập và giảm cân. Glimepirid có thể dùng phối hợp với Metformin hoặc với Glitazone hoặc với Insulin.

Tên biệt dược

Thuốc được đăng ký dưới tên biệt dược là Evopride 2mg.

Dạng bào chế

Thuốc này được bào chế dưới dạng viên nén không bao.

Quy cách đóng gói

Phân loại

Thuốc thuộc nhóm thuốc kê đơn ETC.

Số đăng ký

VN-20204-16.

Thời hạn sử dụng

Thuốc có hạn sử dụng là 36 tháng kể từ ngày sản xuất.

Nơi sản xuất

Thuốc được sản xuất tại PharmEvo Private Limited.

Địa chỉ: Plot # A-29, North Western Industrial zone, Port Qasim, Karachi – 75020 Pakistan.

Thành phần của thuốc Evopride 2mg

Mỗi viên nén chứa thành phần chính là: 2 mg Glimepiride.

Ngoài ra, thuốc còn có các tá dược khác, vừa đủ cho mỗi viên nén, bao gồm: Magnesium Stearate, Lactose Monohydrate, Microcrystalline Cellulose, Sodium Starch Glycolate, PVP.K30, Dispersed Green Lake.

Công dụng của thuốc trong điều trị bệnh

Thuốc Evopride 2mg thuộc nhóm thuốc ETC  – thuốc kê đơn dùng theo chỉ định của bác sĩ.

Glimepirid được dùng bằng đường uống để điều trị đái tháo đường không phụ thuộc Insulin (đái tháo đường typ 2) ở người lớn, khi không kiểm soát được Glucose huyết bằng chế độ ăn, luyện tập và giảm cân. Glimepirid có thể dùng phối hợp với Metformin hoặc với Glitazone hoặc với Insulin.

Hướng dẫn sử dụng thuốc Evopride 2mg

Cách sử dụng

Người bệnh dùng thuốc mg bằng đường uống.

Đối tượng sử dụng

Thuốc dành người lớn và trẻ em. Tuy nhiên, bệnh nhân vui lòng đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng hoặc hỏi ý kiến của thầy thuốc.

Liều dùng

Liều khởi đầu thường dùng

Liều khởi đầu nên là 1 mg/ngày. Sau đó cứ mỗi 1-2 tuần, nếu chưa kiểm soát được Glucose huyết, thì tăng liều thêm 1 mg/ngày, cho đến khi kiểm soát được Glucose huyết.

Liều tối đa của Glimepiride là 8 mg/ngày. Thông thường, người bệnh đáp ứng với liều 1-4mg/ngày, ít khi dùng đến 6 hoặc 8 mg/ngay.

Liều cao hơn 4mg/ngày chỉ có kết quả tốt hơn ở một số trường hợp đặc biệt.

Thường uống thuốc 1 lần trong ngày, vào trước hoặc ngay trong bữa ăn sáng có nhiều thức ăn, hoặc trước bữa ăn chính đầu tiên trong ngày.

Nuốt nguyên viên thuốc, không nhai, với khoảng nửa cốc nước. Không bao giờ được uống bù một liều đã bị quên không uống.

Nếu phát hiện đã dùng một liều quá lớn hoặc uống dư một liều, phải báo ngay cho thay thuốc giải quyết trước khi xuất hiện các biểu hiện quá liều.

Phải điều chỉnh liều trong các trường hợp sau

Nếu sau khi uống 1mg Glimepiride mà đã có hiện tượng hạ Glucose huyết thi người bệnh đó có thể chỉ cần điều trị bằng chế độ ăn và luyện tập.

Khi bệnh được kiểm soát, Glucose huyết ổn định, thì độ nhạy cảm với Insulin được cải thiện, do đó nhu cầu Glimepirid có thể giảm sau khi điều trị được một thời gian.

Cần phải thay đổi liều Glimepirid để tránh bị tụt Glucose huyết khi

Cân nặng của người bệnh thay đổi.

Sinh hoạt của người bệnh thay đổi.

Có sự kết hợp với thuốc hoặc các yếu tố có thể làm tăng hoặc giảm Glucose huyết.

Suy giảm chức năng gan, thận

Trường hợp suy giảm chức năng thận, liều ban đầu chỉ dùng 1 mg/1 lần mỗi ngày.

Liều có thể tăng lên, nếu nồng độ Glucose huyết lúc đói vẫn cao. Nếu hệ số thanh thải Creatinin dưới 22ml/phút, thường chỉ dùng 1 mg/1 lần mỗi ngày, không cẩn phải tăng hơn.

Đối với suy giảm chức năng gan, chưa được nghiên cứu.

Nếu suy thận hoặc suy gan nặng, phải chuyển sang dùng Insulin.

Chuyến từ thuốc khác chữa đái tháo đường sang Glimepiri

Cũng phải khởi đầu bằng 1mg/ngày, rồi tăng liều dần như trên, dù người bệnh đã dùng đến liều tối đa của thuốc chữa đái tháo đường mà trước đây đã dùng.

Nếu thuốc dùng trước đó có thời gian tác dụng kéo dài (như Clorpropamida), hoặc có tương tác cộng hợp với Glimepirid, có thể phải cho người bệnh nghỉ thuốc trong một thời gian (1, 2 hoặc 3 ngày tùy theo thuốc dùng trước đó).

Liệu pháp phối hợp Glimepiride và Metformin hoặc Glitazon

Khi dùng Glimepirid đơn độc mà không kiểm soát được Glucose huyết nữa, thì có thể dùng phối hợp với Metformin hoặc Glitazon.

Cần điều chỉnh liều, bắt đầu từ liều thấp nhất của mỗi thuốc, sau tăng dần lên cho đến khi kiểm soát được Glucose huyết.

Khi sử dụng đồng thời Glimepiride và Metformin, các nguy cơ tụt đường huyết liên quan đến Glimepirid vẫn tiếp tục và có thể tăng lên.

Cần phải thận trọng.

Dùng phối hợp Glimepirid và Insulin

Sau khi dùng Glimepirid được một thời gian, nếu dùng Glimepirid đơn độc 8mg/ngày mà không kiểm soát được Glucose huyết thì có thế phối hợp thêm với Insulin,bắt đầu từ liều Insulin thấp, rồi tăng dần cho đến liều kiểm soát được Glucose huyết.

Khi kết quả đã ổn định, cần giám sát kết quả phối hợp thuốc bằng cách theo dõi Glucose huyết hàng ngày.

Lưu ý đối với người dùng thuốc Evopride 2mg

Chống chỉ định

Thuốc được khuyến cáo không sử dụng cho các đối tượng bệnh nhân sau, cụ thể là:

Tác dụng phụ

Khi sử dụng thuốc, người bệnh có thể gặp phải một số tác dụng không mong muốn sau đây: 

Thường gặp, ADR>1/100

Thần kinh: Hoa mắt, chóng mặt, nhức đầu.

Tiêu hóa: Buồn nôn, nôn, cảm giác đầy tức ở vùng thượng vị, đau bụng, tiêu chảy.

Mắt: Khi bắt đầu dùng, thường có rối loạn thị giác tạm thời, do sự thay đổi về mức Glucose huyết.

Ít gặp: 1/1.000<ADR<1/100

Da: Phản ứng dị ứng, mẩn đỏ, mề đay, ngứa.

Hiếm gặp, ADR<1/1.000

Gan: Tăng Enzyme gan, vàng da, suy giảm chức năng gan.

Máu: Giảm tiểu cầu nhẹ hoặc nặng, thiếu máu tan huyết, giảm hồng cầu, giảm bạch cầu, mắt bạch cầu hạt.

Mạch: Viêm mạch máu dị ứng.

Da: Mẫn cảm với ánh sáng.

Bệnh nhân nên thông báo cho bác sĩ các tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc Evopride 2mg.

Triệu chứng quá liều 

Triệu chứng

Quá liều dẫn đến hiện tượng cơn tụt Glucose huyết: Nhức đầu, người mệt lả, run rẩy, vã mồ hôi, đa âm lạnh, lo lắng, nhịp tim nhanh, huyết áp tăng, hồi hộp bứt rứt, tức ngực, loạn nhịp tim, đói cồn cào, buồn nôn, nôn, buồn ngủ, giám tập trung, giảm linh hoạt, giảm phản ứng, rối loạn lời nói, rối loạn cảm giác, liệt nhẹ, chóng mặt, rối loạn thị giác, ngủ gà, trầm cảm, lú lẫn, mất trí giác dẫn đến hôn mê.

Khi hôn mê, thở nông, nhịp tim chậm.

Bệnh nhân lâm sàng của cơn tụt Glucose huyết nặng có thể giống như một cơn đột quỵ. Có thể tới 24 giờ sau khi uống triệu chứng mới xuất hiện.

Xử trí

Trường hợp nhẹ: Cho uống Glucose hoặc đường trắng 20-30g hòa vào một cốc nước và theo dõi Glucose huyết. Cứ sau khoảng 15 phút lại cho uống một lần cho đến khi Glucose trở về giới hạn bình thường.

Trường hợp nặng: Người bệnh hôn mê hoặc không uống được, phải tiêm ngay 50 ml dung dịch Glucose 50% nhanh vào tĩnh mạch. Sau đó phải truyền tĩnh mạch chậm dung dịch Glucose 10 -20% để nâng dẫn Glucose huyết lên đến giới hạn bình thường.

Cần theo dõi liên tục Glucose huyết đến 24 — 48 giờ, vì rất dễ xuất hiện tụt Glucose huyết tái phát. Nếu nặng quá, có thể cho tiêm 1mg Glucagon dưới da hoặc bắp thịt. Nếu uống quá nhiều Glimepirid, cần rửa dạ dày và cho uống than hoạt.

Hướng dẫn bảo quản

Điều kiện bảo quản

Thuốc nên bảo quản ở những nơi khô ráo, không ẩm ướt, nhiệt độ dưới 30°C. Và tránh để ánh sáng chiếu trực tiếp vào chế phẩm.

Thời gian bảo quản

Thông tin về thời gian bảo quản thuốc đang được cập nhật.

Thông tin mua thuốc Evopride 2mg

Nơi bán thuốc

Tính tới thời điểm hiện tại, thuốc Evopride 2mg đang được bán rộng rãi tại các trung tâm y tế và các nhà thuốc đạt chuẩn GPP của Bộ y tế. Vì thế, bệnh nhân có thể dễ dàng tìm mua thuốc Evopride 2mg trực tiếp tại Chợ y tế xanh hoặc bất kỳ quầy thuốc với các mức giá tùy theo đơn vị thuốc.

Gía bán

Thuốc Evopride 2mg sẽ có giá thay đổi thường xuyên và khác nhau giữa các khu vực bán thuốc. Nếu bệnh nhân muốn biết cụ thể giá bán hiện tại của thuốc Evopride 2mg, xin vui lòng liên hệ hoặc đến cơ sở bán thuốc gần nhất. Tuy nhiên, hãy lựa chọn những cơ sở uy tín để mua được thuốc với chất lượng và giá cả hợp lý.

Hình ảnh tham khảo

Evopride 2mg

Nguồn tham khảo

Drugbank

Exit mobile version