Thuốc Exzoxim 1 g là gì?
Thuốc Exzoxim 1 g là thuốc ETC, dùng trong điều trị nhiễm trùng xương khớp, nhiễm trùng máu…
Tên biệt dược
Thuốc được đăng ký tên là Exzoxim 1 g.
Dạng trình bày
Thuốc Exzoxim 1 g được bào chế thành bột pha tiêm.
Quy cách đóng gói
Thuốc Exzoxim 1 g được đóng gói theo hình thức hộp 1 lọ.
Phân loại
Thuốc Exzoxim 1 g là thuốc ETC – Thuốc kê đơn.
Số đăng ký
Số đăng ký là VD-18719-13.
Thời hạn sử dụng
Thuốc Exzoxim 1 g có hạn sử dụng là 36 tháng kể từ ngày sản xuất.
Nơi sản xuất
- Công ty Cổ phần Dược phẩm Euvipharm.
- Địa chỉ: Ấp Bình Tiền 2, xã Đức Hoà hạ, Đức Hoà, Long An Việt Nam.
Thành phần của thuốc Exzoxim 1 g
Thành phần chính: Ceftizoxim 1 g.
Công dụng của thuốc Exzoxim 1 g trong việc điều trị bệnh
Thuốc Exzoxim 1 g được chỉ định trong:
- Nhiễm trùng xương khớp.
- Nhiễm trùng máu.
- Viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn.
- Nhiễm trùng thứ phát khi bị thương hoặc bỏng.
- Viêm phế quản, giãn phế quản bội nhiễm, nhiễm trùng thứ phát ở bệnh nhân bệnh mạn tính đường hô hấp, viêm phôi, nung mủ phổi, tràn mủ màng phổi.
- Viêm đường mật, viêm túi mật, viêm phúc mạc.
- Viêm thận – bé thận, viêm bàng quang, viêm tuyến tiền liệt.
- Viêm mô cận tử cung, viêm vùng chậu.
- Viêm màng não mủ.
Hướng dẫn sử dụng thuốc Exzoxim 1 g
Cách sử dụng
Thuốc được sử dụng qua đường tiêm tĩnh mạch, tiêm truyền tĩnh mạch và tiêm bắp.
Đối tượng sử dụng
Bệnh nhân sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
Liều dùng
– Người lớn:
- Liều thường dùng: 1 – 2 g mỗi 8 – 12 giờ.
- Nhiễm trùng nặng: Tiêm tĩnh mạch 2 – 4 g mỗi 8 giờ, liều có thể tăng lên 2 g mỗi 4 giờ nếu trường hợp đe dọa đến tính mạng.
– Trẻ em trên 6 tháng tuổi: 50 mg/ kg mỗi 6 – 8 giờ.
– Nhiễm trùng đường tiết niệu không biến chứng: 500 mg mỗi 12 giờ.
– Bệnh lậu không biến chứng: Tiêm bắp 1 liều duy nhất 1 g.
– Bệnh nhân suy thận cần điều chỉnh liều thanh thải.
Lưu ý đối với người sử dụng thuốc Exzoxim 1 g
Chống chỉ định
Thuốc Exzoxim 1 g chống chỉ định đối với bệnh nhân:
- Bệnh nhân có tiền sử quá mẫn với Cephalosporin hoặc Penicilin.
- Bệnh nhân có tiền sử mẫn câm với thuốc gây tê tại chỗ thuộc dẫn xuất Amid như Lidocain. (Trường hợp tiêm bắp).
Tác dụng phụ
- Shock: Cần theo dõi chặt chẽ. Nếu có cảm giác mệt, khó chịu trong khoang miệng, thở rít, choáng váng, muốn đại tiện, ủ tai, vã mồ hôi.
- Da: Viêm da bong vảy, hội chứng Stevens – Johnson.
- Quá mẫn cảm: Đỏ da, mề đay, phát ban, sốt, sưng hạch bạch huyết, đau khớp …. Nếu có các triệu chứng liên quan xảy ra, ngưng dùng thuốc.
- Máu: Thiếu máu, giảm bạch cầu hạt, giảm tiểu câu, tăng bạch cầu ưa acid, giảm bạch cầu, thiếu máu tán huyết.
- Gan: Tăng GOT, GPT, Phosphatase kiềm, Bilirubin, LDH và vàng da.
- Thận: Suy thận nặng như suy thận cấp, tăng ure máu và creatinin máu.
- Tiêu hóa: Viêm đại tràng giả mạc, đau bụng, tiêu chảy kéo dài, buôn nôn, nôn mửa.
- Hô hấp: Viêm phổi kẽ hoặc hội chứng PIE với sốt, ho, khó thở, X – quang phổi bất thường.
- Loạn khuẩn: Viêm miệng, nhiễm nấm Candida.
- Thiếu vitamin: thiếu vitamin K, vitamin B.
- Nhức đầu, viêm âm đạo.
Xử lý khi quá liều
- Ngưng sử dụng thuốc. Điều trị triệu chứng.
- Liều cao Cefizoxim trong huyết thanh sẽ giảm xuống bằng thẩm tách máu.
Cách xử lý khi quên liều
Thông tin cách xử lý khi quên liều đang được cập nhật.
Các biểu hiện sau khi dùng thuốc
Thông tin các biểu hiện sau khi dùng thuốc Exzoxim 1 g đang được cập nhật.
Hướng dẫn bảo quản
Điều kiện bảo quản
Thuốc Exzoxim 1 g cần được bảo quản nơi khô, nhiệt độ dưới 30ºC, tránh ánh sáng.
Thời gian bảo quản
Thuốc Exzoxim 1 g có hạn sử dụng 36 tháng kể từ ngày sản xuất.
Thông tin mua thuốc
Nơi bán thuốc Exzoxim 1 g
Hiện nay, thuốc Exzoxim 1 g được bán ở các trung tâm y tế, quầy thuốc đạt chuẩn GPP của Bộ Y Tế với các mức giá dao động tùy từng đơn vị hoặc thuốc cũng có thể được tìm mua trực tuyến với giá ổn định tại Chợ y tế xanh.
Giá bán
Giá thuốc Exzoxim 1 g thường xuyên thay đổi và có thể không giống nhau giữa các điểm bán. Vui lòng liên hệ hoặc đến trực tiếp điểm bán gần nhất để biết giá chính xác của thuốc vào thời điểm này. Người mua nên thận trọng để tìm mua thuốc ở những chỗ bán uy tín, chất lượng với giá cả hợp lý.
Thông tin tham khảo
Dược lực học
Ceftizoxim là kháng sinh Cephalosporin thế hệ 3. Thuốc có tác dụng diệt khuẩn bằng cách ức chế tổng hợp Mucopeptide ở thành tế bảo vi khuẩn. Thuốc có phổ kháng khuẩn rộng hơn so với Cephalosporin thế hệ 1 và 2 đói với vi khuẩn Gram âm, bên với tác dụng thủy phân của phân lớn các Beta – Lactamase, nhưng tác dụng lên ví khuẩn Gram dương lại yêu hơn so với Cephalosporin thế hệ 1.
Dược động học
Hấp thu: Sau khi tiêm bắp liều 0,5 và 1 g Ceftizoxim ở người trưởng thành khỏe mạnh, nồng độ tối đa trong máu đạt được trung bình 13,7 μg/ml và 39 – 40,9 μg/ ml, theo tứ tự sau khoảng 0,5 – 1,5 giờ.
Sau khi tiêm tĩnh mạch liều 1 g Cefitizoxim ở người trưởng thành khỏe mạnh, nồng độ thuốc trong máu đạt được 60,5 pg/ ml sau 30 phút, 21,5 pg/ ml sau 2 giờ, 8,4 ng/ ml sau 4 giờ và 1,4 ng/ ml sau 8 giờ dùng thuốc.
Sau khi truyền tĩnh mạch 30 phút liều 1 g Ceftizoxim ở người trưởng thành khỏe mạnh, nồng độ thuốc đạt được 84,4 μg/ml lúc kết thúc truyền dịch, 41,2 g/ml sau 1 giờ, 16,4 μg/ml sau 2 giờ, 6,4 μg/ml sau 4 giờ và 1,4 μg/ml sau 8 giờ truyền thuốc.
Phân bố: Sau khi tiêm bắp và tiêm tĩnh mạch, Ceftizoxim được phân bố rộng rãi khắp các mô và dịch cơ thể. Thuốc cũng vào được dịch não tủy khi màng não bị viêm. Thuốc cũng qua được nhau thai và vào được sữa. Ceflizoxim gắn kết protein huyết tương 28 – 31%.
Thải trừ: Cefftizoxim không được chuyển hóa và được thải trừ chủ yếu qua nước tiểu. Thời gian bán thải của Ceftizoxim ở người lớn có chức năng thận bình thường khoảng 1,4 – 1,9 giờ. Thời gian bán thải của Ceftizoxim kéo dài hơn ở trẻ em, người bị suy thận.