Site icon Medplus.vn

Thuốc Floxsafe 400: Liều dùng & lưu ý, hướng dẫn sử dụng, tác dụng phụ

Thuốc Floxsafe 400 là gì?

Thuốc Floxsafe 400 được chỉ định điều trị các nhiễm khuẩn gây ra bởi vi khuẩn nhạy cảm với Moxifloxacin.

Tên biệt dược

Floxsafe 400.

Dạng trình bày

Thuốc được bào chế dưới dạng viên nén bao phim.

Quy cách đóng gói

Thuốc Floxsafe 400 được đóng gói dưới dạng hộp 3 vỉ x 5 viên.

Phân loại

Thuốc thuộc nhóm thuốc kê đơn – ETC.

Số đăng ký

VN-18495-14.

Thời hạn sử dụng thuốc Floxsafe 400

Sử dụng thuốc trong thời hạn 24 tháng kể từ ngày sản xuất. Không sử dụng thuốc đã hết hạn sử dụng ghi trên bao bì.

Nơi sản xuất

Thuốc được sản xuất tại MSN Laboratories Limited – Ấn Độ.

Thành phần thuốc Floxsafe 400

– Mỗi viên nén bao phim chứa Moxifloxacin Hydroclorid tương đương với Moxifloxacin 400 mg.

– Tá dược: Oxide Sắt đỏ.

Công dụng của thuốc Floxsafe 400 trong việc điều trị bệnh

Viên nén Floxsafe 400 được chỉ định điều trị các nhiễm khuẩn gây ra bởi vi khuẩn nhạy cảm với Moxifloxacin:

Viêm xoang cấp do vi khuẩn gây ra.

– Đợt cấp của viêm phế quản mãn do vi khuẩn gây ra.

– Viêm phổi mắc phải ở cộng đồng, trừ các trường hợp nặng.

– Bệnh viêm xương chậu từ nhẹ đến vừa (các nhiễm khuẩn ở đường sinh dục dưới ở nữ giới, bao gồm viêm vòi trứng và viêm nội mạc tử cung), không bao gồm buồng trứng- ống dẫn trứng hay áp xe xương chậu.

– Viên nén Floxsafe 400 còn có thể được sử dụng để hoàn thành đợt điều trị cho bệnh nhân có sự cải thiện khi điều trị ban đầu với Moxifloxacin truyền tĩnh mạch cho những chỉ định sau như viêm phổi mắc phải ở cộng đồng hay các nhiễm khuẩn cấu trúc da và da có biến chứng.

Hướng dẫn sử dụng thuốc Floxsafe 400

Cách sử dụng

Thuốc dùng đường uống.

Đối tượng sử dụng thuốc Floxsafe 400

Thuốc dành cho người lớn.

Liều dùng thuốc

– Liều dùng Moxifloxacin là 400mg/ngày, uống 1 lần.

– Thời gian điều trị:

Lưu ý đối với người dùng thuốc Floxsafe 400

Chống chỉ định

– Mẫn cảm với Moxifloxacin, các Quinolon và các thành phần của thuốc.

– Phụ nữ có thai và cho con bú.

– Bệnh nhân dưới 18 tuổi.

– Bệnh nhân có tiền sử bệnh về gân liên quan đến sử dụng Quinolone.

– Khoảng QT kéo dài bẩm sinh.

– Rối loạn điện giải, đặc biệt là hạ kali máu.

– Nhịp tim chậm.

– Suy tim với giảm phân suất tống máu thất trái.

– Tiền sử bị chứng loạn nhịp tim.

– Moxifloxacin không nên sử dụng đồng thời với các thuốc kéo dài khoảng QT.

– Do thông số lâm sàng không đầy đủ, Moxifloxacin cũng nên chống chỉ định cho bệnh nhân suy gan (Child Pugh C) và bệnh nhân có chỉ số men gan cao gấp 5 lần giới hạn trên bình thường.

Tác dụng phụ của thuốc Floxsafe 400

Phản ứng phụ thường thấy

– Nhiễm khuẩn và nhiễm ký sinh trùng: Bội nhiễm do các vi khuẩn và nấm kháng thuốc như Candida âm đạo và Candida miệng.

– Rối loạn thần kinh: Nhức đầu, chóng mặt.

– Rối loạn chức năng gan: Tăng men gan.

– Rối loạn tim: Kéo dài khoảng QT ở bệnh nhân với bệnh hạ kali máu.

– Rối loạn tiêu hóa: buồn nôn, nôn mửa, đau bụng và hệ tiêu hóa, tiêu chảy.

Phản ứng phụ không thường thấy

– Rối loạn hệ bạch huyết: Thiếu máu, giảm bạch cầu, giảm tiểu cầu, tăng bạch cầu ưa eosin, tăng INR.

– Rối loạn hệ miễn dịch: Dị ứng, sốc phản vệ, phù.

– Rối loạn hệ thần kinh: Rối loạn cảm giác, rối loạn vị giác (hiếm gặp mất vị giác), rối loạn và mất phương hướng, rối loạn giấc ngủ (chủ yếu là mất ngủ), run, sợ độ cao, ngủ gà.

– Rối loạn mắt: Rối loạn thị giác bao gồm nhìn đôi hoặc bị mờ.

– Rối loạn mạch máu: Giãn mạch.

– Rối loạn đường hô hấp: Chứng khó thở (bao gồm hen).

– Rối loạn hệ tiêu hóa: Tiêu chảy cấp, táo bón, khó tiêu, đầy hơi, viêm dạ dày và tăng Amylase.

– Rối loạn chức năng gan: Tăng men gan, suy gan (bao gồm tăng enzyme LDH), tăng Bilirubin, tăng Gamma- Transferase, tăng Photphatase kiềm).

– Rối loạn da: Ngứa, phát ban, mày đay, khô da.

– Rối loạn hệ thống xương và mô liên kết: Đau khớp, đau cơ.

– Rối loạn hệ tiết niệu: Thiếu nước.

– Rối loạn tổng thể: Mệt mỏi (chủ yếu suy nhược hoặc kiệt sức), đau (bao gồm đau ở lưng, ngực, vùng chậu và các chi), đổ mồ hôi.

Rất hiếm gặp

– Rối loạn hệ thần kinh: Tăng cảm giác.

– Rối loạn thị giác: Mất thị giác tạm thời.

– Rối loạn hệ tuần hoàn: Rối loạn nhịp tim chưa rõ nguyên do, ngừng tim.

– Rối loạn chức năng gan- mật: Vàng da, viêm gan (chủ yếu viêm gan ứ mật) viêm gan virut ác tính có thể dẫn đến suy gan nguy hiểm đến tính mạng.

– Rối loạn da: Những phản ứng bỏng rộp trên da như hội chứng Stevens-Johnson hoặc hoại tử biểu bì nhiễm độc (có thể đe dọa tính mạng).

– Rối loạn hệ thống cơ xương và mô liên kết: Viêm gân, căng cơ, cơ co giật, yêu cơ, đứt gân viêm khớp, cứng cơ, tăng triệu chứng của nhược cơ.

*Thông báo cho bác sĩ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc*.

Xử lý khi quá liều thuốc Floxsafe 400

Không có biện pháp đặc hiệu khi dùng quá liều. Trong trường hợp quá liều, nên tiến hành các biện pháp điều trị nâng đỡ thích hợp tùy theo tình trạng. Bệnh nhân nên đo điện tim do khả năng kéo dài khoảng QT của thuốc. Dùng đường uống Moxifloxacin cùng với than hoạt tính có thể làm giảm sinh khả dụng của thuốc. Dùng than hoạt tính khi mới bắt đầu hấp thụ có thể ngăn chặn ảnh hưởng của Moxifloxacin lên cơ thể trong trường hợp dùng quá liều.

Cách xử lý khi quên liều thuốc Floxsafe 400

Thông tin về cách xử lý khi quên liều thuốc đang được cập nhật.

Các biểu hiện sau khi dùng thuốc

Thông tin về các biểu hiện sau khi dùng thuốc đang được cập nhật.

Hướng dẫn bảo quản thuốc Floxsafe 400

Điều kiện bảo quản

Bảo quản thuốc trong bao bì kín, nơi khô ráo, tránh ánh sáng, ở nhiệt độ phòng, nhiệt độ không quá 30°.

Thời gian bảo quản

Thông tin về thời gian bảo quản thuốc đang được cập nhật.

Thông tin mua thuốc Floxsafe 400

Nơi bán thuốc

Có thể tìm mua thuốc tại Chợ y tế xanh hoặc các nhà thuốc uy tín để đảm bảo chất lượng thuốc cũng như sức khỏe bản thân.

Giá bán thuốc

Giá sản phẩm thường xuyên thay đổi và có thể không giống nhau giữa các điểm bán. Vui lòng liên hệ hoặc đến trực tiếp điểm bán gần nhất để biết giá chính xác của thuốc vào thời điểm này.

Nội dung tham khảo thuốc Floxsafe 400

Dược lực học

In vitro, Moxifloxacin có tác dụng chống lại đa số các vi khuẩn gram dương và gram âm. Moxifloxacin có tác dụng diệt khuẩn nhờ ức chế men Topoisomerase II (DNA Gyrase) và Topoisomerase IV rất cần thiết cho việc tái tạo, sao chép, sửa chữa và tái kết hợp DNA của vi khuẩn. Nhờ có nửa C8-Methoxy góp phan gia tăng tác dụng diệt khuẩn và giảm sự chọn lọc các đột biến gây đề kháng thuốc của vi khuẩn gram dương so với nửa C8-H.

Dược động học

– Moxifloxacin dùng đường uống được hấp thu nhanh và gần như hoàn toàn. Sinh khả dụng tuyệt đối xấp xỉ 91%.

– Moxifloxacin được chuyển hóa pha 2, va thải trừ qua thận, mật, phân ở dạng không đổi và dạng kết hợp với Sulfat (M1) và Glueoronid (M2). M1 và M2 là các chất chuyển hóa chỉ có ở người và không có hoạt tính sinh học.

– Thời gian bán hủy thuốc trong huyết tương khoảng 12 giờ. Khoảng 45% liều Moxifloxacin uống hoặc tiêm tĩnh mạch được bài tiết dưới dạng không đổi (khoảng 20% trong nước tiểu và khoảng 25% trong phân).

Thận trọng

Đối với phụ nữ mang thai và cho con bú

Thời kỳ mang thai: Tính an toàn của Moxifloxacin trong thai kỳ ở người vẫn chưa được đánh giá. Vẫn chưa rõ có các nguy cơ tiềm ẩn đối với con người. Do nguy cơ gây tổn thương trên sụn chịu đựng sức nặng do các Fluoroquinolon gây ra trên động vật chưa trưởng thành và chấn thương liên hồi ở trẻ em dùng một số kháng sinh nhóm Fluoroquinolon, không dùng Moxifloxacin cho phụ nữ mang thai.

Thời kỳ cho con bú: Chưa có dữ liệu có sẵn cho phụ nữ đang cho con bú. Dữ liệu tiền lâm sàng chỉ ra rằng một lượng nhỏ Moxifloxacin được bài tiết vào sữa. Do vẫn chưa có dữ liệu trên người và nguy cơ gây tổn thương trên sụn chịu đựng sức nặng do các Fluoroquinolon gây ra trên động vật chưa trưởng thành, cần phải cân nhắc xem ngừng cho bú hoặc ngừng thuốc, có chú ý đến tầm quan trọng của thuốc đối với người mẹ.

Tác động của thuốc khi lái xe và vận hành máy

Chưa có các nghiên cứu về ảnh hưởng của Moxifloxacin lên khả năng lái xe và vận hành máy móc. Tuy nhiên, các kháng sinh nhóm Fluroquinolon bao gồm Moxifloxacin có thể ảnh hưởng đến khả năng lái xe và vận hành máy móc do các phản ứng trên hệ thần kinh trung ương (như chóng mặt, mất thị giác tạm thời) hay mất ý thức tạm thời. Bệnh nhân cần được tư vấn về ảnh hưởng của thuốc trước khi lái xe hoặc vận hành máy móc.

Hình ảnh tham khảo của thuốc Floxsafe 400

Thuốc Floxsafe 400

Nguồn tham khảo

Drugbank

Exit mobile version