Site icon Medplus.vn

Thuốc Flucort – C: Liều dùng & lưu ý, hướng dẫn sử dụng, tác dụng phụ

Thuốc Flucort – C là gì?

Thuốc Flucort – C là thuốc ETC, dùng trong điều trị các bệnh viêm da liên quan đến nhiễm nấm gây ra bởi nấm nhạy cảm hoặc nhiễm nấm kết hợp cá vi khuẩn. Thuốc có hiệu qua kể cả đối với các trường hợp nặng và trường hợp thất bại khi dùng những Corticosteroid thoa ngoài da khác.

Tên biệt dược

Thuốc được đăng ký tên là Flucort – C.

Dạng trình bày

Thuốc Flucort – C được bào chế thành kem bôi da.

Quy cách đóng gói

Thuốc Flucort – C được đóng gói theo hình thức hộp 1 tuýp 15 g.

Phân loại

Thuốc Flucort – C là thuốc ETC – Thuốc kê đơn.

Số đăng ký

Số đăng ký là VN-19661-16.

Thời hạn sử dụng

Thuốc Flucort – C có hạn sử dụng là 24 tháng kể từ ngày sản xuất.

Nơi sản xuất

Thành phần của thuốc Flucort – C

Công dụng của thuốc Flucort – C  trong việc điều trị bệnh

Thuốc Flucort – C dùng trong điều trị các bệnh viêm da liên quan đến nhiễm nấm gây ra bởi nấm nhạy cảm hoặc nhiễm nấm kết hợp cá vi khuẩn. Thuốc có hiệu qua kể cả đối với các trường hợp nặng và trường hợp thất bại khi dùng những Corticosteroid thoa ngoài da khác. Thuốc chỉ định bao gồm: chàm dị ứng, chàm sữa, chàm dạng đĩa, chàm do giãn tĩnh mạch, vảy nến, viêm da tiết bã, viêm da tiếp xúc, viêm da thần kinh, Lupus ban đỏ, ban da đa dạng, viêm da mủ, chốc lở, viêm tai ngoài, ngứa vùng hậu môn sinh dục, và ngứa do lão suy.

Hướng dẫn sử dụng thuốc Flucort – C

Cách sử dụng

Đối tượng sử dụng

Bệnh nhân sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.

Liều dùng

Sử dụng hai lần mỗi ngày, vào buổi sáng và buổi tối ngay sau khi rửa sạch vùng da cần bôi thuốc. Nếu một bệnh nhân thấy không có cải thiện lâm sàng sau 4 tuần điều trị, nên xem lại chẩn đoán.

Lưu ý đối với người sử dụng thuốc Flucort – C

Chống chỉ định

Chống chỉ định cho bệnh nhân bị lao da, thuỷ đậu, Herpes Simplex, sởi, bệnh đậu bò, bệnh giang mai, loét da, hay mẫn cảm với bất cứ thành phần nào của thuốc.

Tác dụng phụ

Một số tác dụng không mong muốn được thấy khi dùng Corticosteroid tại chỗ là: Rát bỏng, ngứa, kích ứng, khô da, viêm nang lông, rậm lông, mụn kiểu trứng cá, giảm sắc tố da, viêm da quanh miệng, viêm da dị ứng do tiếp xúc, nhiễm khuẩn thứ phat, teo da, rạn da, mồ hôi trộm.

Xử lý khi quá liều

Chưa có trường hợp dùng quá liều kem Flucort. Nếu lỡ nuốt phải thuốc, phải hỏi ý kiến bác sĩ ngay lập tức. Hấp thu toàn thân các Corticosteroid bôi ngoài da có thể gây ức chế trục tuyến yên – dưới đồi – thượng thận, hội chứng Cushing, tăng đường huyết và Glucose niệu ở một số bệnh nhân.

Điều trị: Khi dùng thuốc quá liều, cần điều trị triệu chứng. Các triệu chứng quá liều Corticosteroid cấp thường hồi phục được. Điều trị mất cân bằng điện giải nếu cần thiết. Trong các trường hợp bị ngộ độc mạn tính, khuyên ngừng dùng Corticosteroid từ từ.

Cách xử lý khi quên liều

Thông tin cách xử lý khi quên liều đang được cập nhật.

Các biểu hiện sau khi dùng thuốc

Thông tin các biểu hiện sau khi dùng thuốc Flucort – C đang được cập nhật.

Hướng dẫn bảo quản

Điều kiện bảo quản

Thuốc cần được bảo quản nơi khô, nhiệt độ dưới 30ºC, tránh ánh sáng.

Thời gian bảo quản

Thuốc Flucort – C có hạn sử dụng 24 tháng kể từ ngày sản xuất.

Thông tin mua thuốc

Nơi bán thuốc

Hiện nay, thuốc Flucort – C được bán ở các trung tâm y tế, quầy thuốc đạt chuẩn GPP của Bộ Y Tế với các mức giá dao động tùy từng đơn vị hoặc thuốc cũng có thể được tìm mua trực tuyến với giá ổn định tại Chợ y tế xanh.

Giá bán

Giá thuốc Flucort – C thường xuyên thay đổi và có thể không giống nhau giữa các điểm bán. Vui lòng liên hệ hoặc đến trực tiếp điểm bán gần nhất để biết giá chính xác của thuốc vào thời điểm này. Người mua nên thận trọng để tìm mua thuốc ở những chỗ bán uy tín, chất lượng với giá cả hợp lý.

Thông tin tham khảo

Dược lực học

Fluocinolon Acetonid là một Corticosteroid tổng hợp có nguyên tử fluor gan vào nhân Steroid. Cơ chế tác dụng của các Corticosteroid dùng tại chỗ là do phối hợp 3 tính chất quan trọng: Chống viêm, chống ngứa, và tác dụng co mạch. Tác dụng của thuốc ít nhất có phần là do liên kết với thụ thể Steroid. Các Corticosteroid làm giảm viêm bằng ồn định màng Lysosom của bạch cầu, ức chế tập trung đại thực bào trong các vùng bị viêm. giảm sự bám dính của bạch cầu với nội mô mao mạch. giảm tính thấm thành mao mạch, giảm các thành phần bổ thể, kháng tác dụng của Histamin và giải phóng Kinin từ chất nền. giảm sự tăng sinh các nguyên bào sợi, lắng đọng Colagen và sau đó tạo thành sẹo ở mô.

Dược động học

Khi dùng tại chỗ các Corticosteroid trên da bình thường còn nguyên vẹn, chỉ một lượng nhỏ thuốc tới được chân bì và sau đó vào hệ tuần hoàn chung. Tuy nhiên hấp thu tăng lên đáng kê khi da bị mất lớp Keratin, bị viêm hoặc/và bị các bệnh khác ở hàng rào biểu bì.

Tùy theo mức độ thắm, lượng thuốc bôi và tình trạng da ở chỗ bôi thuốc. thuốc được hấp thu nhiều hơn ở bìu, hố nách, mi mắt, mặt va da đầu (khoảng 36%) và được hấp thu ít hơn ở căng tay, đầu gối, khuỵu tay, lòng bàn tay và gan bàn chân (khoảng 1%). Thậm chí sau khi rửa chỗ bôi thuốc, Corticosteroid vẫn được hấp thu trong thời gian dài có thể do thuốc được giữ lại ở lớp sừng.

Qua da, lượng thuốc được hấp thu sẽ phân bố vào da, cơ, gan. ruột, và thận. Corticosteroid chuyển hóa bước đầu ở da một lượng nhỏ được hấp thu vào hệ tuần hoàn và được chuyển hóa ở gan thành các chất không có tác dụng. Thuốc thải trừ qua thận chủ yếu dưới dạng Glucuronid và Sulfat, nhưng cũng có một lượng dưới dạng không liên hợp. Một lượng nhỏ các chất chuyển hóa thải trừ qua phân.

Hình ảnh tham khảo

Nguồn tham khảo

Drugbank

Exit mobile version