Thuốc Fosamax là gì ?
Thuốc Fosamax là thuốc ETC được chỉ định điều trị loãng xương để phòng ngừa gãy xương, bao gồm gãy xương vùng khớp háng và cột sống (gãy do nén đốt sống) ở phụ nữ loãng xương sau mãn kinh.
Tên biệt dược
Tên đăng ký là Fosamax.
Dạng trình bày
Thuốc được bào chế dưới dạng viên nén.
Quy cách đóng gói
Thuốc được đóng gói theo: Hộp 1 vỉ x 4 viên.
Phân loại
Thuốc Fosamax là loại thuốc ETC – thuốc kê đơn.
Số đăng ký
Số đăng ký là VN-19501-15.
Thời hạn sử dụng
Thời hạn sử dụng của thuốc là 24 tháng kể từ ngày sản xuất.
Nơi sản xuất
Thuốc được sản xuất tại Merck Sharp & Dohme (Italia) S.P.A.
Địa chỉ: Via Emilia 21, 27100 Pavia Ý.Thành phần của thuốc Fosamax
- FOSAMAX 70 mg chứa 91,37 mg natri alendronat trihydrat tương đương với 70 mg dang gốc acid tự do.
- Ngoài ra, FOSAMAX 70 mg còn chứa các tá dược như sau: Cellulose vi tinh thể, lactose khan, croscarmellose natri, Magnesi stearat.
Công dụng của thuốc Fosamax trong việc điều trị bệnh
Thuốc Fosamax được chỉ định điều trị loãng xương để phòng ngừa gãy xương, bao gồm gãy xương vùng khớp háng và cột sống (gãy do nén đốt sống) ở phụ nữ loãng xương sau mãn kinh.
Hướng dẫn sử dụng thuốc Fosamax
Cách sử dụng:
Dùng thuốc theo đường uống.
Đối tượng sử dụng:
Bệnh nhân cần điều trị và có sự kê đơn của bác sĩ.
Liều lượng
Liều khuyến cáo là uống mỗi lần 70 mg, một lần duy nhất trong tuần (7 ngày). Phải uống FOSAMAX ít nhất là 30 phút trước khi ăn, uống hoặc dùng thuốc lần đầu trong ngày với nước thường. Các đồ uống khác (kể cả nước khoáng), thức ăn và một số thuốc có thể làm giảm sự hấp thu của FOSAMAX.
Lưu ý đối với người dùng thuốc Fosamax
Chống chỉ định:
- Các dị thường như hẹp hoặc mát tính đàn hồi của thực quản dẫn đến chậm làm rỗng thực quản
- Không có khả năng đứng hoặc ngồi thẳng ít nhất 30 phút
- Nhạy cảm với bất kỳ thành phần nào của sản phẩm này
- Giảm calci huyết.
Tác dụng phụ của thuốc Fosamax
Các tác dụng không mong muốn ở đường tiêu hóa trên được các nhà nghiên cứu báo cáo là có thể, có khả năng hoặc rõ ràng liên quan đến thuốc ở >1% số người bệnh điều trị bằng FOSAMAX 10 mg/ngày và có tỷ lệ cao hơn so với nhóm người bệnh dùng giả dược là đau bụng (6,6% ở nhóm dùng FOSAMAX, so với giả dược là 4,8%), khó tiêu (3,6%; 3,5%), loét thực quản (1,5%; 0,0%), khó nuôột (1,0%; 0,0%), và chướng bụng (1,0%; 0,8%).
Ngoài ra, các tác dụng không mong muốn sau đây được các nhà nghiên cứu báo cáo là có thể, có khả năng hoặc rõ ràng liên quan đến thuốc ở >1% số người bệnh điều trị bằng FOSAMAX 10 mg/ngày và có tỷ lệ cao hơn so với nhóm người bệnh dùng giả dược: đau cơ xương khớp (FOSAMAX 4,1% so với giả dược 2,5%), táo bón (3,1%; 1,8%), tiêu chảy (3,1%; 1,8%), đầy hơi (2,6%; 0,5%) và nhức đầu (2,6%; 1,5%).
Xử lý khi quá liều
Không có thông tin đặc biệt về điều trị quá liều FOSAMAX. Uống quá liều có thể gây giảm calci huyết, giảm phosphat huyết, xuất hiện các tác dụng ngoại ý ở đường tiêu hóa trên như rối loạn tiêu hóa, ợ nóng, viêm thực quản, viêm hoặc loét dạ dày. Cần cho uống sữa hoặc thuốc kháng acid để kết hợp với alendonat. Do nguy cơ kích ứng thực quản, không được gây nôn và người bệnh cần ở tư thế hoàn toàn thẳng đứng.
Cách xử lý khi quên liều
Bạn nên uống thuốc Fosamax đúng theo đơn của bác sỹ. Tuy nhiên nếu bạn quên dùng thuốc thì bạn uống liều tiếp theo đúng theo đơn của bác sỹ. Bạn không được dùng liều gấp đôi cho lần quên. Nếu có vấn đề nào bạn chưa rõ hãy gọi điện cho bác sỹ hoặc dược sỹ để được tư vấn.
Các biểu hiện sau khi dùng thuốc Fosamax
Thông tin về các biểu hiện sau khi dùng thuốc Fosamax đang được cập nhật.
Hướng dẫn bảo quản thuốc Fosamax
Điều kiện bảo quản
Thuốc nên được bảo quản ở nơi khô ráo, nhiệt độ dưới 30°C và tránh ánh sáng.
Thời gian bảo quản
Thời gian bảo quản là 24 tháng kể từ ngày sản xuất.
Thông tin mua thuốc Fosamax
Nơi bán thuốc
Liên hệ Chợ Y Tế Xanh hoặc đến trực tiếp tới các nhà thuốc tư nhân, các nhà thuốc đạt chuẩn GPP hoặc nhà thuốc bệnh viện để mua thuốc Fosamax.
Giá bán
Giá sản phẩm thường xuyên thay đổi và có thể không giống nhau giữa các điểm bán. Vui lòng liên hệ hoặc đến trực tiếp điểm bán gần nhất để biết giá chính xác của thuốc vào thời điểm này.
Thông tin tham khảo thêm
Dược lực học
Trong các nghiên cứu trên động vật, alendronat là một bisphosphonat được gắn chủ yếu vào các ổ tiêu xương, đặc biệt là dưới các huỷ cốt bào, ức chế hoạt động của hủy cốt bào mà không có tác dụng trực tiếp lên quá trình tạo xương.
Các hoạt tính ức chế tương đối trên sự tiêu xương và sự ngấm khoáng chất của alendronat và etidronat được so sánh trên chuột cống đang phát triển. Trong thử nghiệm này liều thấp nhất của alendronat ảnh hưởng đến sự ngấm khoáng chát (dẫn đến nhuyễn xương) cao gấp 6000 lần liều chống tiêu xương. Tỷ lệ tương ứng với etidronat là một trên một. Những dữ liệu này chứng tỏ rằng alendronate dùng với các liều điều trị không gây nhuyễn xương như etidronat.
Dược động học
Hấp thu
Liên quan đến một liều tiêm tĩnh mạch, sinh khả dụng đường uống của alendronat ở phụ nữ là 0,64% với các liều khoảng từ 5 đến 70 mg dùng sau khi nhịn ăn qua đêm và hai giờ trước 1 bữa ăn sáng chuẩn.
Sinh khả dụng đường uống ở nam giới (0,6%) tương tự như của nữ. Sinh khả dụng giảm tương tự (khoảng 40%) bất kể là alendronat được uống một giờ hoặc nửa giờ trước một bữa ăn sáng chuẩn. Trong những nghiên cứu về loãng xương, FOSAMAX có hiệu lực khi uống ít nhất 30 phút trước bữa (ăn hoặc uống) đầu tiên trong ngày.
Phân bố
Nghiên cứu trên chuột cống cho thấy alendronat phân bố nhất thời ở các mô mềm sau khi tiêm tĩnh mạch 1mg/ kg nhưng sau đó nhanh chóng được phân bố lại vào xương hoặc đào thải ra nước tiểu. Thể tích phân bố ở trạng thái vững bền trung bình, ngoại trừ xương, tối thiểu là 28 lít ở người. Nồng độ thuốc trong huyết tương sau khi uống các liều điều trị thường quá thấp để định lượng phát hiện (dưới 5 nanogam/mL). Gắn với protein huyết tương của người khoảng 78%.
Chuyển hóa
Không có bằng chứng là alendronat được chuyển hóa ở động vật hoặc người.
Thải trừ
Sau khi tiêm tĩnh mạch một liều duy nhất [14C]alendronat khoảng 50% độ phóng xạ đào thải ra nước tiêu trong vòng 72 giờ, nhưng ít hoặc không có phóng xạ ở phân. Sau một liều tiêm tĩnh mạch 10 mg, độ thanh thải ở thận của alendronat là 71 mL/phút và độ thanh thải toàn thân không vượt quá 200 mL/phút. Nồng độ trong huyết tương tụt xuống hơn 95% trong vòng 6 giờ sau khi tiêm tĩnh mạch. Thời gian đào thải hoàn toàn ở người ước tính hơn 10 năm, phản ánh sự giải phóng của alendronat từ bộ xương. Alendronat không bị bài tiết qua hệ vận chuyền acid-bazơ của thận ở chuột, vì vậy không thấy có sự tương tác với sự bài tiết của các thuốc khác qua hệ thống này trên người.
Ảnh hưởng đối với người đang vận hành tàu xe và máy móc
Hiện chưa có nghiên cứu nào. về ảnh hưởng của thuốc lên khả năng lái xe và vận hành máy. Tuy nhiên, đã có báo cáo về một số tác dụng không mong muốn của thuốc có thể ảnh hưởng lên khả năng lái xe và vận hành máy của một vài bệnh nhân. Các đáp ứng với Fosamax có thể khác nhau ở những cá nhân khác nhau.
Phụ nữ mang thai và cho con bú
FOSAMAX chưa được nghiên cứu trên phụ nữ mang thai vì vậy không được dùng cho các trường hợp này.
FOSAMAX chưa được nghiên cứu trên phụ nữ cho con bú, vì vậy không được dùng cho các trường hợp này.