Site icon Medplus.vn

Thuốc Gespir: Liều dùng & lưu ý, hướng dẫn sử dụng, tác dụng phụ

Thuốc Gespir là gì?

Thuốc Gespir thuộc nhóm thuốc ETC  – thuốc kê đơn dùng theo chỉ định của bác sĩ.

Thuốc được chỉ định để điều trị:

Tên biệt dược

Thuốc được đăng ký dưới tên biệt dược là Gespir.

Dạng bào chế

Thuốc này được bào chế dưới dạng viên nén bao phim.

Quy cách đóng gói

Thuốc được đóng gói theo hình thức:

Phân loại

Thuốc thuộc nhóm thuốc không kê đơn ETC.

Số đăng ký

VN-17956-14.

Thời hạn sử dụng

Thuốc có hạn sử dụng là 36 tháng kể từ ngày sản xuất.

Nơi sản xuất

Thuốc được sản xuất tại General Pharmaceutical Ltd.

Địa chỉ: Telirchala, Mouchak, Kaliakair, Gazipur Bangladesh.

Thành phần của thuốc Gespir

Mỗi viên bao phim chứa:

Công dụng của thuốc Gespir trong điều trị bệnh

Thuốc Gespir thuộc nhóm thuốc ETC  – thuốc kê đơn dùng theo chỉ định của bác sĩ.

Thuốc được chỉ định để điều trị:

Hướng dẫn sử dụng thuốc Gespir

Cách sử dụng

Người bệnh dùng thuốc bằng đường uống.

Đối tượng sử dụng

Thuốc dành cho người lớn và trẻ em. Tuy nhiên, người bệnh vui lòng đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng.

Liều dùng

1 – 4 viên mỗi ngày, (20 – 80 mg Furosemide và 50 – 200 mg Spironolactone tùy theo đáp ứng của mỗi bệnh nhân.

Lưu ý đối với người dùng thuốc Gespir

Chống chỉ định

Thuốc Gespir được khuyến cáo không sử dụng cho các đối tượng bệnh nhân sau, cụ thể là:

Tác dụng phụ

Khi sử dụng thuốc Gespir, người bệnh có thể gặp phải một số tác dụng không mong muốn sau đây: 

Đối với Furosemide

Tác dụng không mong muốn chủ yếu xảy ra khi điều trị liều cao (chiếm 95% trong số phản ứng có hại). Hay gặp nhất là mất cân bằng điện giải (5% người bệnh đã điều trị), chủ yếu ở người bệnh giảm chức năng gan và với người bệnh suy thận khi điều trị kéo dài.

Một số trường hợp nhiễm cảm ánh sáng cũng đã được báo cáo.

Thường gặp, ADR > 1/100

Tuần hoàn: Giảm thể tích máu trong trường hợp liệu pháp điều trị liều cao.

Hạ huyết áp thế đứng.

Chuyển hóa: Giảm Kali huyết, giảm Natri huyết, giảm Magie huyết, giảm Calci huyết, tăng Acid Uric huyết, nhiễm kiềm do giảm Clo huyết.

Ít gặp, 1/1000 < ADR < 1/100

Tiêu hóa: Buồn nôn, nôn, rối loạn tiêu hóa.

Hiếm gặp, ADR < 1/1000

Máu: Giảm bạch cầu, giảm tiểu cầu, mất bạch cầu hạt.

Da: Ban da, viêm mạch, dị cảm.

Chuyển hóa: Tăng Glucose huyết, Glucose niệu.

Tai: Ù tai, giảm thính lực có hồi phục (ở liều cao).

Đối với Spironolactone

Các phản ứng không liên quan đến liều dùng trong ngày và thời gian điều trị. Nguy cơ phản ứng có hại thấp khi dùng liều thấp hơn 100 mg. Thông thường nhất là to vú đàn ông do tăng nồng độ Prolactin nhưng thường hồi phục sau điều trị.

Tăng Kali huyết luôn phải được xem xét ở những người giảm chức năng thận. Nguy cơ này thấp khi dùng liều dưới 100 mg/ngày ở người có chức năng thận bình thường, với điều kiện không dùng thêm Kali và phải kiểm soát việc nhận Kali qua ăn uống không theo chế độ.

Thường gặp, ADR >1/100

Toàn thân: Mệt mỏi, đau đầu, liệt dương, ngủ gà.

Nội tiết: Tăng Prolactin, to vú đàn ông, chảy sữa nhiều, rối loạn kinh nguyệt, mất kinh, chảy máu sau mãn kinh.

Tiêu hóa: Tiêu chảy, buồn nôn.

Ít gặp, 1/1000 < ADR < 1/100

Da: Ban đỏ, ngoại ban, mày đay.

Chuyển hóa: Tăng Kali huyết, giảm Natri huyết.

Thần kinh: Chuột rút, co thắt cơ, dị cảm.

Sinh dục tiết niệu: Tăng Creatinin huyết thanh.

Hiếm gặp, ADR <1/1000

Máu: Mất bạch cầu hạt, giảm tiểu cầu.

Bệnh nhân nên thông báo cho bác sĩ các tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc Gespir.

Triệu chứng quá liều 

Dấu hiệu và triệu chứng quá liều với Furosemide chủ yếu là mất nước, giảm thể tích máu, hạ huyết áp, mất cân bằng điện giải, và làm tăng tác động lợi tiểu của nó.

Quá liều cấp tính của Spironolactone có thể được biểu hiện như buồn ngủ, rối loạn tâm thần, dat sần hay nổi ban đỏ, buồn nôn, nôn mửa, chóng mặt hoặc tiêu chảy.

Tăng kali huyết có thể xảy ra, đặc biệt ở những bệnh nhân suy chức năng thận.

Không có thuốc giải độc đặc hiệu. Điều trị quá liều bằng phương pháp hỗ trợ bù nước và chất điện giải. Chất điện giải huyết thanh, mức CO2 và áp suất máu nên được theo dõi thường xuyên.

Thẩm phân phúc mạc không làm nhanh thêm sự đào thải Furosemide.

Hướng dẫn bảo quản

Điều kiện bảo quản

Thuốc Gespir nên bảo quản ở những nơi khô ráo, không ẩm ướt, nhiệt độ dưới 30°C. Và tránh để ánh sáng chiếu trực tiếp vào chế phẩm.

Thời gian bảo quản

Thông tin về thời gian bảo quản thuốc Gespir đang được cập nhật.

Thông tin mua thuốc Gespir

Nơi bán thuốc

Tính tới thời điểm hiện tại, thuốc Gespir đang được bán rộng rãi tại các trung tâm y tế và các nhà thuốc đạt chuẩn GPP của Bộ y tế. Vì thế, bệnh nhân có thể dễ dàng tìm mua thuốc Gespir trực tiếp tại Chợ y tế xanh hoặc bất kỳ quầy thuốc với các mức giá tùy theo đơn vị thuốc.

Gía bán

Thuốc Gespir sẽ có giá thay đổi thường xuyên và khác nhau giữa các khu vực bán thuốc. Nếu bệnh nhân muốn biết cụ thể giá bán hiện tại của thuốc Gespir, xin vui lòng liên hệ hoặc đến cơ sở bán thuốc gần nhất. Tuy nhiên, hãy lựa chọn những cơ sở uy tín để mua được thuốc với chất lượng và giá cả hợp lý.

Hình ảnh tham khảo

Gespir

Thông tin tham khảo

Thận trọng

Nên kiểm tra thường xuyên chất điện giải.

Đặc biệt thận trọng khi sử dụng cho những bệnh nhân bị bệnh tiểu đường, phì đại tuyến tiền liệt, giảm huyết áp, giảm lưu lượng máu.

Tương tác thuốc

Khi dùng cùng với các thuốc ức chế men chuyển hoặc muối Kali, thì có nguy cơ gia tăng nồng độ Kali trong máu (tăng Kali máu). Vì vậy, nên tránh kết hợp này.

Spironolactone làm tăng nồng độ của Glycosid tim (như là Digoxin) trong máu.

Furosemide gây mất Kali trong máu, có thể làm tăng nguy cơ tác dụng phụ khi dùng cùng với Glycosid tim (như là Digoxin).

Spironolactone làm giảm tác dụng chữa loét của Carbenoxolon.

Corticosteroid như là Hydrocortison cũng có thể gây mất Kali nghiêm trọng nếu chúng được sử dụng chung với Furosemide.

Khi dùng đồng thời với các loại thuốc giảm huyết áp khác thì có nguy cơ sụt giảm huyết áp mạnh và ngất xỉu, đặc biệt là khi dùng với liều đâu tiên thuốc thuộc nhóm ức chế men chuyên (vi dụ như Captopril).

Tác dụng hạ huyết áp và lợi tiểu của Furosemid có thể bị giảm hoặc bị triệt tiêu khi sử dụng cùng với Indomethacin và chống viêm thuốc không Steroid (NSAIDs) khác.

Furosemide có thể làm giảm khả năng thải trừ Lithium của cơ thể, dẫn đến tăng lượng Lithium trong máu. Điều này có thể dẫn đến tăng tác dụng phụ.

Phụ nữ mang thai và đang cho con bú

Gespir nên sử dụng thận trọng trong lúc mang thai và chỉ dùng khi lợi ích của nó nhiều hơn nguy cơ xảy đến cho bảo thai.

Furosemide bài tiết trong sữa mẹ, vì vậy không nên cho con bú trong lúc dùng thuốc.

Tác động lên khả năng lái xe và vận hành máy móc

Gespir nên sử dụng thận trọng khi lái xe hoặc vận hành máy móc.

Nguồn tham khảo

Drugbank

 

Exit mobile version