Site icon Medplus.vn

Thuốc Glotasic extra: Liều dùng & lưu ý, hướng dẫn sử dụng, tác dụng phụ

Thuốc Glotasic extra là gì?

Thuốc Glotasic extra thuộc nhóm thuốc ETC  – thuốc kê đơn dùng theo chỉ định của bác sĩ, dùng để:

Tên biệt dược

Thuốc được đăng ký dưới tên biệt dược là Glotasic extra.

Dạng bào chế

Thuốc này được bào chế dưới dạng viên nén.

Quy cách đóng gói

Thuốc được đóng gói theo hình thức:

Phân loại

Thuốc thuộc nhóm thuốc không kê đơn ETC.

Số đăng ký

VD-28501-17.

Thời hạn sử dụng

Thuốc có hạn sử dụng là 36 tháng kể từ ngày sản xuất.

Nơi sản xuất

Thuốc được sản xuất tại Công ty TNHH Dược Phẩm Glomed.

Địa chỉ: Số 35 Đại Lộ Tự Do, KCN Việt Nam-Singapore, phường An Phú, thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương Việt Nam.

Thành phần của thuốc Glotasic extra

Mỗi viên nén chứa:

Công dụng của thuốc Glotasic extra trong điều trị bệnh

Thuốc có công dụng:

Hướng dẫn sử dụng thuốc Glotasic extra

Cách sử dụng

Người bệnh dùng thuốc bằng đường uống.

Đối tượng sử dụng

Thuốc dành cho người lớn và trẻ em. Tuy nhiên, người bệnh vui lòng đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng.

Liều dùng

Người lớn và trẻ em từ 12 tuổi trở lên: uống 1 viên/lần, khoảng cách giữa các lần uống thuốc từ 4 – 6 giờ, không dùng quá 6 viên trong vòng 24 giờ.

Trẻ em dưới 12 tuổi: người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng.

Đặc biệt, người bệnh nên uống trong bữa ăn hoặc sau bữa ăn.

Lưu ý đối với người dùng thuốc Glotasic extra

Chống chỉ định

Thuốc Glotasic extra được khuyến cáo không sử dụng cho các đối tượng bệnh nhân sau, cụ thể là:

Tác dụng phụ

Khi sử dụng thuốc Glotasic extra, người bệnh có thể gặp phải một số tác dụng không mong muốn sau đây: 

Thường xảy ra các phản ứng dị ứng như phát ban, nổi ban đỏ, mày đay, rối loạn tiêu hóa, khó tiêu, ợ nóng, co thắt phế quản.

Những phản ứng phụ khác như đau đầu, buồn nôn, nôn, hoa mắt, chóng mặt, ù tai, hồi hộp, mệt mỏi, buồn ngủ. Nguy cơ huyết khối tim mạch

Người bệnh lưu ý rằng ngưng sử dụng và hỏi ý kiến bác sĩ nếu: xuất hiện triệu chứng mới bất thường, bị sưng phù hay phát ban, đau kéo dài hơn 10 ngày, sốt kéo dài hơn 3 ngày, cảm thấy hồi hộp, hoa mắt, chóng mặt.

Bệnh nhân nên thông báo cho bác sĩ các tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc Glotasic extra.

Triệu chứng quá liều 

Paracetamol

Triệu chứng:

Buồn nôn, nôn, đau bụng và xanh xao thường xuất hiện trong giờ đầu.

Quá liều từ 10g trở lên (150mg/kg cân nặng ở trẻ em) có thể gây hủy hoại tế bào gan, dẫn đến hoại tử gan hoàn toàn và không hồi phục; toan chuyển hóa và bệnh não có thể dẫn đến hôn mê và chết.

Ngoài ra, nồng độ Aminotransferase và Bilirubin huyết tương tăng, thời gian Prothrombin kéo dài, có thể xuất hiện sau 12- 48 giờ.

Xử trí:

Rửa dạ dày hoặc cho uống than hoạt để loại trừ ngay thuốc đã uống. Tiêm tĩnh mạch hoặc cho uống N-acetylcystein, thuốc giải độc đặc hiệu của Paracetamol, hiệu quả nhất là trước giờ thứ 10 sau khi dùng quá liều.

Ibuprofen

Triệu chứng:

Các triệu chứng quá liều có thể gồm buồn ngủ, đau đầu, đau bụng, khó thở, buồn nôn, nôn, loạn nhịp tim, suy thận, tụt huyết áp, hôn mê.

Xử trí: 

Chủ yếu điều trị triệu chứng và hỗ trợ. Không có thuốc giải độc đặc hiệu đối với quá liều Ibuprofen.

Làm dễ dàng đào thải thuốc bằng cách rửa dạ dày, gây nôn, gây lợi tiểu và cho uống than hoạt.

Nếu nặng, thẩm tách máu hoặc truyền máu.

Hướng dẫn bảo quản

Điều kiện bảo quản

Thuốc Glotasic extra nên bảo quản ở những nơi khô ráo, không ẩm ướt, nhiệt độ dưới 30°C. Và tránh để ánh sáng chiếu trực tiếp vào chế phẩm.

Thời gian bảo quản

Thông tin về thời gian bảo quản thuốc Glotasic extra đang được cập nhật.

Thông tin mua thuốc Glotasic extra

Nơi bán thuốc

Tính tới thời điểm hiện tại, thuốc Glotasic extra đang được bán rộng rãi tại các trung tâm y tế và các nhà thuốc đạt chuẩn GPP của Bộ y tế. Vì thế, bệnh nhân có thể dễ dàng tìm mua thuốc Glotasic extra trực tiếp tại Chợ y tế xanh hoặc bất kỳ quầy thuốc với các mức giá tùy theo đơn vị thuốc.

Gía bán

Thuốc Glotasic extra sẽ có giá thay đổi thường xuyên và khác nhau giữa các khu vực bán thuốc. Nếu bệnh nhân muốn biết cụ thể giá bán hiện tại của thuốc Glotasic extra, xin vui lòng liên hệ hoặc đến cơ sở bán thuốc gần nhất. Tuy nhiên, hãy lựa chọn những cơ sở uy tín để mua được thuốc với chất lượng và giá cả hợp lý.

Hình ảnh tham khảo

Glotasic extra

Thông tin tham khảo

Cảnh báo và thận trọng

Không dùng chung với bất kỳ thuốc khác có chứa Paracetamol, Ibuprofen.

Không dùng thuốc quá 10 ngày trong điều trị giảm đau và quá 3 ngày trong điều trị hạ sốt nếu không có chỉ định của thầy thuốc.

Không uống rượu trong thời gian dùng thuốc vì có thể gây xuất huyết dạ dày và làm tăng nguy cơ độc tính trên gan.

Bác sĩ cần cảnh báo bệnh nhân về các dấu hiệu của phản ứng trên da nghiêm trọng như hội chứng Steven-Johnson (SJS), hội chứng hoại tử da nhiễm độc (TEN) hay hội chứng Lyell, hội chứng ngoại ban mụn mủ toàn thân cấp tính (AGEP).

Nguy cơ huyết khối tim mạch

Các thuốc chống viêm không Steroid (NSAIDs), không phải Aspirin, dùng đường toàn thân, có thể có xuất hiện biến cố huyết khối tim mạch, bao gồm cả nhồi máu cơ tim và đột quỵ, có thể dẫn đến tử vong.

Nguy cơ này xuất hiện sớm trong vài tuần đầu dùng thuốc và có thể tăng lên theo thời gian dùng thuốc. Nguy cơ huyết khối tắt mạch được ghi nhận chủ yếu ở liều cao.

Bác sĩ cần đánh giá định kỳ sự xuất hiện của các biến cố tim mạch, ngay cả khi bệnh nhân không có các triệu chứng tim mạch trước đó. Bệnh nhân cần được cảnh báo về các triệu chứng của biến cố tim mạch nghiêm trọng và cần thăm khám bác sĩ ngay khi xuất hiện các triệu chứng này.

Để giảm thiểu nguy cơ xuất hiện biến cố bắt lợi, cần sử dụng Glotasic extra ở liều hàng ngày thấp nhất có hiệu quả trong thời gian ngắn nhất có thể.

Tương tác thuốc

Paracetamol

Uống dài ngày với liều cao Paracetamol có thể làm tăng tác dụng của thuốc chống đông máu như Coumarin hay dẫn xuất Indandion.

Dùng đồng thời Paracetamol và Phenothiazin có thế gây hạ sốt nghiêm trọng.

Uống rượu quá nhiều và dài ngày có thể làm tăng nguy cơ gây độc tính của Paracetamol trên gan.

Nguy cơ gây độc tính của Paracetamol trên gan tăng khi dùng Paracetamol liều cao và kéo dài trong khi đang dùng các thuốc gây cảm ứng Enzym ở Microsom thể gan như Isoniazid hoặc thuốc chống co giật (gồm Phenytoin, Barbiturat, Carbamazepin).

Thải trừ của Paracetamol có thể bị ảnh hưởng bởi và nồng độ Paracetamol trong huyết tương có thể thay đổi  khi dùng chung với Probenecid.

Cholestyramin làm giảm hấp thu Paracetamol nếu được dùng trong vòng 1 giờ trước hoặc sau khi uống Paracetamol.

Ibuprofen

Làm tăng tác dụng phụ của nhóm Quinolon lên hệ thần kinh trung ương và có thể dẫn đến co giật.

Ibuprofen làm tăng tác dụng phụ của các thuốc kháng viêm không Steroid khác.

Sử dụng đồng thời Ibuprofen với các Corico Steroid làm tăng nguy cơ chảy máu và loét dạ dày.

Ibuprofen làm tăng nồng độ Lithi, Digoxin, Methotrexat và các Glycosid tim trong huyết tương, do đó làm tăng độc tính của những thuốc này.

Ibuprofen làm tăng tác dụng của thuốc chống đông dùng đường uống.

Nguy cơ độc tính trên thận tăng khi dùng đồng thời Ibuprofen với các thuốc ức chế men chuyển Angiotensin, Ciclosporin, Tacrolimus, Furosemid hay các thuốc lợi tiểu khác.

Globin cơ niệu kịch phát và suy thận tăng khi dùng đồng thời Ibuprofen với Ciprofibrate.

Ibuprofen có thể làm giảm tác dụng bảo vệ tim của Aspirin.

Độc tính của Baclofen có thể tăng khi mới bắt đầu dùng Ibuprofen.

Nguồn tham khảo

Drugbank

 

Exit mobile version