Thuốc Haloperidol 1.5 mg (Traphaco) là gì?
Thuốc Haloperidol 1.5 mg (Traphaco) được chỉ định để điều trị các trạng thái kích động tâm thần, các trạng thái loạn thần mạn tính, các bệnh tâm căn và cơ thể tâm sinh có biểu hiện lo âu. Ngoài ra, còn dùng để chống nôn, gây mê, làm dịu các phản ứng sau liệu pháp tia xạ và hóa trị liệu bệnh ung thư.
Tên biệt dược
Haloperidol 1.5 mg.
Dạng trình bày
Thuốc được bào chế dưới dạng viên nén.
Quy cách đóng gói
Thuốc Haloperidol 1.5 mg (Traphaco) được đóng gói dưới dạng hộp 2 vỉ x 25 viên.
Phân loại
Thuốc thuộc nhóm thuốc kê đơn – ETC.
Số đăng ký
VD-19141-13.
Thời hạn sử dụng thuốc Haloperidol 1.5 mg (Traphaco)
Sử dụng thuốc trong thời hạn 36 tháng kể từ ngày sản xuất. Không sử dụng thuốc đã hết hạn sử dụng ghi trên bao bì.
Nơi sản xuất
Thuốc được sản xuất tại Công ty cổ phần TRAPHACO – Việt Nam.
Thành phần thuốc Haloperidol 1.5 mg (Traphaco)
Hoạt chất: Haloperidol 1.5 mg.
Tá dược: Tinh bột, Lactose, Bột Talc, Magnesi Stearat.
Công dụng của thuốc Haloperidol 1.5 mg (Traphaco) trong việc điều trị bệnh
Haloperidol 1.5 mg (Traphaco) được chỉ định trong điều trị các trường hợp:
- Các trạng thái kích động tâm thần – vận động nguyên nhân khác nhau (trạng thái hưng cảm, cơn hoang tưởng cấp, mê sảng, run do rượu).
- Các trạng thái loạn thần mạn tính (hoang tưởng mạn tính, hội chứng Paranoia, hội chứng Paraphrenia, bệnh tâm thần phân liệt).
- Các bệnh tâm căn và cơ thể tâm sinh có biểu hiện lo âu (dùng liều thấp).
- Chống nôn, gây mê, làm dịu các phản ứng sau liệu pháp tia xạ và hóa trị liệu bệnh ung thư.
Hướng dẫn sử dụng thuốc Haloperidol 1.5 mg (Traphaco)
Cách sử dụng
Thuốc dùng đường uống.
Đối tượng sử dụng thuốc Haloperidol 1.5 mg (Traphaco)
Thuốc dành cho người lớn và trẻ em trên 3 tuổi.
Liều dùng thuốc
Khoa tâm thần:
- Điều trị triệu chứng tình trạng lo âu, rối loạn giấc ngủ, rối loạn tính khí, tình trạng loạn thần kinh nghiêm trọng: dùng cho người lớn 01 viên/ngày; điều chỉnh liều theo hướng dẫn của bác sĩ.
- Các chỉ định khác: dùng 5 – 40 mg/ngày, chia 2-3 lần. Liều thông thường đối với trẻ em: trẻ em trên 5 tuổi dùng 1⁄2 liều người lớn; trẻ em từ 3 đến 5 tuổi dùng 1⁄4 liều người lớn.
Khoa ung thư: dùng 15 mg/ngày.
Lưu ý đối với người dùng thuốc Haloperidol 1.5 mg (Traphaco)
Chống chỉ định
Thuốc chống chỉ định trong các trường hợp:
- Quá mẫn với bất cứ thành phần nào của thuốc.
- Phối hợp với Levodopa, Guanethidin, Lithium, Rượu.
- Bệnh liệt dương.
Tác dụng phụ của thuốc Haloperidol 1.5 mg (Traphaco)
Các rối loạn thần kinh tâm thần: rối loạn vận động (vẹo cổ, cứng hàm) khi điều trị lâu dài. Buồn ngủ và ngủ gật ở thời gian đầu trị liệu.
Rối loạn thực vật: hạ áp thế đứng.
Rối loạn nội tiết và chuyển hóa: tăng prolactine huyết dẫn đến đau kinh, vô kinh, tiết sữa. Tăng cân đôi khi rất nhiều.
Rối loạn về máu: giảm trung bình công thức máu, hiếm khi bị mất bạch cầu hạt và giảm tiểu cầu.
*Thông báo cho bác sĩ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc*.
Xử lý khi quá liều thuốc Haloperidol 1.5 mg (Traphaco)
Nếu mới uống quá liều Haloperidol, nên rửa dạ dày và uống than hoạt. Người bệnh phải được điều trị tích cực triệu chứng và điều trị hỗ trợ.
Cách xử lý khi quên liều thuốc Haloperidol 1.5 mg (Traphaco)
Thông tin về cách xử lý khi quên liều thuốc đang được cập nhật.
Các biểu hiện sau khi dùng thuốc
Thông tin về các biểu hiện sau khi dùng thuốc đang được cập nhật.
Hướng dẫn bảo quản thuốc Haloperidol 1.5 mg (Traphaco)
Điều kiện bảo quản
Bảo quản thuốc trong bao bì kín, nơi khô ráo, tránh ánh sáng, ở nhiệt độ phòng, nhiệt độ không quá 30°.
Thời gian bảo quản
Thông tin về thời gian bảo quản thuốc đang được cập nhật.
Thông tin mua thuốc Haloperidol 1.5 mg (Traphaco)
Nơi bán thuốc
Có thể tìm mua thuốc tại Chợ y tế xanh hoặc các nhà thuốc uy tín để đảm bảo chất lượng thuốc cũng như sức khỏe bản thân.
Giá bán thuốc
Giá sản phẩm thường xuyên thay đổi và có thể không giống nhau giữa các điểm bán. Vui lòng liên hệ hoặc đến trực tiếp điểm bán gần nhất để biết giá chính xác của thuốc vào thời điểm này.
Nội dung tham khảo thuốc Haloperidol 1.5 mg (Traphaco)
Dược lực học
Haloperidol là thuốc an thần kinh thuộc nhóm Butyrophenon. Nghiên cứu dược lý cho thấy Haloperidol có tính đối kháng với thụ thể Dopamin. Haloperidol có tác dụng chống nôn rất mạnh. Trong số những tác dụng trung ương khác, còn có tác dụng lên hệ ngoại tháp. Haloperidol có rất ít tác dụng lên hệ thần kinh giao cảm, ở liều bình thường không có tác dụng kháng Adrenalin cũng như kháng Cholin, vì cấu trúc của Haloperidol gần giống như Acid gama-amino-butyric.
Dược động học
Sau khi uống, haloperidol được hấp thu từ 60 – 70% ở đường tiêu hóa. Nồng độ đỉnh trong huyết tương đạt được sau khi uống thuốc từ 4 đến 6 giờ. Haloperidol có thời gian bán thải 24 giờ và trạng thái cân bằng đạt được sau khoảng 1 tuần. Haloperidol chuyển hóa chủ yếu qua cytochrom P450 của microsom gan, chủ yếu bằng cách khử ankyl oxy hóa, vì vậy có sự tương tác thuốc khi Haloperidol được điều trị đồng thời với những thuốc gây cảm ứng hoặc ức chế những enzym oxy hóa thuốc ở gan.
Haloperidol bài tiết vào phân 20% và vào nước tiểu khoảng 33%. Chỉ có 1% thuốc được bài tiết qua thận ở dạng không bị chuyển hóa. Chất chuyển hóa không có tác dụng dược lý
Tương tác
Rượu: vì có thể xảy ra chứng nằm ngồi không yên và loạn trương lực, vì rượu có thể hạ thấp ngưỡng kháng lại tác dụng phụ gây độc thần kinh.
Lithium: Có thể gây độc đối với thần kinh hoặc triệu chứng ngoại tháp.
Carbamazepin, rifampicin: làm giảm nồng độ haloperidol trong huyết tương.
Methyldopa: Có thể gây tác dụng tâm thần không mong muốn như mất khả năng định hướng, chậm suy nghĩ.
Levodopa: vì có thể gây ra hoặc có thể làm trầm trọng thêm triệu chứng rối loạn tâm thần, và Haloperidol có thể làm giảm tác dụng điều trị của Levodopa.
Cocain: người nghiện cocain có thể tăng nguy cơ phản ứng loạn trương lực cấp sau khi uống haloperidol.
Thuốc chống viêm không steroid: Vì có thể gây ngủ gà và lú lẫn nặng.
Thận trọng
Trẻ em và thiếu niên ( rất dễ gặp tác dụng ngoại tháp ).
Người suy tủy.
Người có u tế bào u crôm.
Người suy gan, thận, bệnh tim mạch, bệnh mạch máu não, bệnh về chức năng hô hấp, người có bệnh glôcôm góc đóng, đái tháo đường, bệnh nhược cơ, phì đại tuyến tiền liệt và người cao tuổi ( dễ bị phản ứng phụ ngoại tháp hoặc/và hạ huyết áp thế đứng).
Haloperidol có thể ảnh hưởng đến khả năng thực hiện những hoạt động đòi hỏi sự tỉnh táo và khả năng phối hợp động tác, thí dụ vận hành máy, lái xe…
Đối với phụ nữ mang thai và cho con bú
Thời kỳ mang thai: Thuốc chỉ nên dùng trong đầu và cuối thai kỳ khi lợi ích tiềm năng được chứng minh có lợi hơn nguy cơ có thể xảy ra cho thai nhi.
Thời kỳ cho con bú: Haloperidol bài tiết qua sữa mẹ. Trong thời gian điều trị bằng haloperidol, không nên cho con bú.
Tác động của thuốc khi lái xe và vận hành máy
Không có thông tin.