Thuốc Hemafolic là gì?
Thuốc Hemafolic là thuốc ETC dùng sử dụng điều trị:
- Phòng ngừa và điều trị thiếu máu do thiếu sắt, thiếu acid folic ở phụ nữ có thai và cho con bú.
- Trong các trường hợp gia tăng nhu cầu về sắt trong thời kỳ kinh nguyệt, suy dinh dưỡng, hậu phẫu, mất máu, bệnh giun móc, trẻ em trong giai đoạn phát triển.
Tên biệt dược
Thuốc được đăng ký dưới tên Hemafolic
Dạng trình bày
Thuốc được bào chế dưới dạng dung dịch uống
Quy cách đóng gói
Thuốc được đóng gói ở dạng: hộp 10 ống x 10 ml
Phân loại thuốc Hemafolic
Thuốc Hemafolic là thuốc ETC – thuốc kê đơn
Số đăng ký
Thuốc có số đăng ký: VD-25593-16
Thời hạn sử dụng
Thuốc có hạn sử dụng là 36 tháng kể từ ngày sản xuất.
Nơi sản xuất
Thuốc được sản xuất ở: Công ty cổ phần dược phẩm 2/9 TP HCM
Địa chỉ: 930 C4, Đường C, Khu công nghiệp Cát Lái, Cụm 2, phường Thạnh Mỹ Lợi, Q.2, TP HCM. Việt Nam
Thành phần của thuốc Hemafolic
- Phức hợp hydroxyd sắt (HI) và polymaltose tính theo ion sắt (III) 100 mg
- Acid folic 1 mg
- Tá dược: Natri hydroxyd, dung dịch sorbitol 70%, đường trắng, bột hương dâu, methyl hydroxybenzoat, propyl hydroxybenzoat, ethanol 96%, nước tinh khiết vừa đủ 1 ống 10 ml
Công dụng của thuốc Hemafolic trong việc điều trị bệnh
Thuốc Hemafolic là thuốc ETC dùng sử dụng điều trị:
- Phòng ngừa và điều trị thiếu máu do thiếu sắt, thiếu acid folic ở phụ nữ có thai và cho con bú.
- Trong các trường hợp gia tăng nhu cầu về sắt trong thời kỳ kinh nguyệt, suy dinh dưỡng, hậu phẫu, mất máu, bệnh giun móc, trẻ em trong giai đoạn phát triển.
Hướng dẫn sử dụng thuốc Hemafolic
Cách dùng thuốc
Thuốc dùng qua đường uống
Liều dùng thuốc Hemafolic
- Điều trị: mỗi lần uống 1 ống, ngày 2-3 lần,
- Dự phòng: mỗi lần uống 1 ống, ngày 1 lần.
- Uống trước bữa ăn 1 giờ hay sau bữa ăn 2 giờ
Lưu ý đối với người dùng thuốc Hemafolic
Chống chỉ định
- Người bệnh mẫn cảm với các thành phần của thuốc.
- Cơ thể thừa sắt: bệnh mô nhiễm sắt, nhiễm hemosiderin và thiếu máu tan máu.
- Người bệnh bị u ác tính hoặc nghi ngờ có khối u.
- Thiếu máu không do thiếu sắt, thiếu acid folic
Thận trọng khi dùng
- Không nên dùng sắt dạng tiêm cùng với sắt dạng uống để tránh quá thừa sắt.
- Không dùng sắt cho người bệnh được truyền máu nhiều lần, do có một lượng sắt đáng kể trong hemoglobin của hông cầu được truyền.
- Không dùng cho người có nghi ngờ loét dạ dày, viêm ruột hồi hay viêm loét ruột kết mạc
Tác dụng phụ của thuốc Hemafolic
Phức hợp hydroxyd sắt (II) và polymaltose:
- Khi uống có thể gây chứng táo bón, tiêu chảy, đi tiêu phân đen, buồn nôn và đau thượng vị. Có thể làm răng đen tạm thời (do dạng dung dịch uống nên dùng ống hút).
Acid folic:
- Nói chung acid folic dung nạp tốt.
- Hiếm gặp: Ngứa, nổi ban, mày đay. Có thể có rối loạn tiêu hóa.
Sử dụng thuốc ở phụ nữ có thai và cho con bú
Thuốc dùng được cho phụ nữ có thai và cho con bú
Ảnh hưởng đến khả năng lái xe và vận hành máy móc:
Thuốc không gây ảnh hưởng lên khả năng lái xe và vận hành máy móc.
Cách xử lý khi quá liều
- Trong trường hợp quá liều, khởi đầu đau vùng thượng vị, tiêu chảy, nôn mửa có thể xảy ra. Chuyển hóa acid, co giật, hôn mê xuất hiện, sau giai đoạn hồi phục ban đầu. Cấp cứu rất quan trọng trong quá liều. Đầu tiên gây nôn, kế đến rửa dạ dày và những biện pháp hỗ trợ tổng quát cần thiết
Các biểu hiện sau khi dùng thuốc Hemafolic
- Thông tin về biểu hiện sau khi dùng thuốc đang Hemafolic được cập nhật.
Hướng dẫn bảo quản thuốc Hemafolic
Điều kiện bảo quản
- Nơi khô ráo,thoáng mát, tránh ánh sáng, nhiệt độ dưới 30°C.
Thời gian bảo quản
- 36 tháng kể từ ngày sản xuất
Thông tin mua thuốc Hemafolic
Nơi bán thuốc Hemafolic
Nên tìm mua Hemafolic Chợ y tế xanh hoặc các nhà thuốc uy tín để đảm bảo sức khỏe bản thân.
Giá bán
Giá sản phẩm thường xuyên thay đổi và có thể không giống nhau giữa các điểm bán. Vui lòng liên hệ hoặc đến trực tiếp điểm bán gần nhất để biết giá chính xác của thuốc vào thời điểm này.
Hình ảnh tham khảo
Nguồn tham khảo
Tham khảo thêm thông tin về thuốc Hemafolic
Dược lực học
- Sắt là thành phần của hemoglobin. Phức hợp hydroxyd sắt (III) và polymaltose được dùng để chữa các bất thường trong tạo hồng cầu do thiếu sắt. Sắt không kích thích tạo hồng cầu, cũng không hiệu chỉnh rối loạn hemoglobin trong thiếu máu không do thiếu sắt gây ra.
- Acid folic là vitamin thuộc nhóm B. Trong cơ thể nó được khử thành tetrahydrofolat là coenzym của nhiều quá trình chuyển hóa trong đó có tổng hợp các nucleotid có nhân purin hoặc pyrimidin, do vậy ảnh hưởng lên tổng hợp DNA.
- Sự phối hợp giữa phức hợp hydroxyd sắt (1) và polymaltose với acid folic để cung cấp sắt cho cơ thể và có tác dụng tốt đối với thiếu máu cho phụ nữ mang thai và cho con bú
Dược động học
- Acid folic giải phóng nhanh ở dạ dày và hấp thu chủ yếu ở đoạn đầu ruột non. Acid folic trong chế độ ăn bình thường hấp thu rất nhanh và phân bố ở các mô trong cơ thể. Thuốc được tích trữ chủ yếu ở gan và
được tập trung tích cực trong dịch não tủy. Mỗi ngày khoảng 4 – 5 microgam đào thai qua nước tiểu. Uống acid folic liều cao làm lượng vitamin đào thải qua nước tiểu tăng lên theo tỉ lệ thuận. Acid folic đi qua nhau thai và có trong sữa mẹ.
Tương tác thuốc:
- Không có tương tác với thức ăn và các thuốc khác do sắt tồn tại ở dạng phức hợp với polymaltose nên không bị ion hóa.
- Dùng đồng thời acid folic với các thuốc chống co giật có thể làm giảm nồng độ thuốc chống co giật trong huyết thanh, Folat và sulfasalazin: Hấp thu folat có thể bị giảm.
- Folat và thuốc tránh thai uống: Làm giảm chuyển hóa của folat và gây giảm folat và vitamin B12,ở một mức độ nhất định.
- Acid folic và cotrimoxazol: Cotrimoxazol làm giảm tác dụng điều trị thiếu máu nguyên hồng cầu khổng lồ của acid folic.