Zentonacef 500 là thuốc gì? Hãy cùng Medplus tìm hiểu về các thông tin, cách dùng và liều lượng, công dụng và chống chỉ định, cách bảo quản và nơi mua cũng như giá bán của loại thuốc này thông qua bài viết sau đây.
Thông tin về thuốc Zentonacef 500
Ngày kê khai: 08/04/2013
Số GPLH/ GPNK: VD-9199-09
Nồng Độ/Hàm Lượng hoạt chất: Cefuroxim axetil tương đương 500mg cefuroxime
Dạng bào chế: viên nén dài bao phim
Quy cách đóng gói: hộp 1 vỉ x 10 viên
Phân loại: KK trong nước
Đơn vị kê khai: Xí nghiệp dược phẩm 150 – Bộ Quốc Phòng
Công dụng – chỉ định
Thuốc Zentonacef 500 được chỉ định sử dụng cho các trường hợp sau đây:
- Điều trị nhiễm khuẩn hô hấp trên: viêm tai giữa cấp, viêm xoang, viêm amiđan và viêm họng.
- Điều trị viêm phổi cộng đồng.
- Điều trị nhiễm lậu cầu cấp chưa có biến chứng, nhiễm khuẩn đường tiểu chưa có biến chứng.
- Điều trị nhiễm khuẩn da và cấu trúc da.
- Phòng ngừa nhiễm khuẩn trong phẫu thuật.
Cách dùng – liều lượng
Cách dùng
- Thuốc Zentonacef 500 được bào chế dưới dạng viên nén bao phim, dùng theo đường uống.
- Uống nguyên viên, không nghiền hay nhai với một cốc nước.
Liều lượng
- Nhiễm khuẩn tai mũi họng (viêm họng, viêm tai giữa, viêm xoang): Uống 250 hoặc 500mg, 12 giờ một lần. Thời gian điều trị 10 ngày.
- Nhiễm khuẩn hô hấp dưới:
- Đợt bùng phát của viêm phế quản mạn tính, viêm phế quản cấp tính có kèm bội nhiễm: Uống 250mg hoặc 500mg, 12 giờ một lần.
- Thời gian điều trị 10 ngày với đợt bùng phát của viêm phế quản mạn tính và từ 5 – 10 ngày với viêm phế quản cấp tính có kèm bội nhiễm.
- Viêm phổi mắc phải tại cộng đồng cho bệnh nhân ngoại trú: uống 500mg, 12 giờ một lần.
- Thời gian điều trị 10 – 14 ngày. Khi điều trị viêm phổi mắc phải tại cộng đồng theo kinh nghiệm chưa có kết quả của kháng sinh đồ, cefuroxim phải được dùng phối hợp với các kháng sinh khác.
- Bệnh lậu cổ tử cung hoặc niệu đạo không có biến chứng hoặc bệnh lậu trực tràng không có biến chứng ở phụ nữ: Tiêm 1 liều duy nhất 1 g cefuroxim natri.
- Bệnh Lyme mới mắc: Uống 500mg, 12 giờ một lần, trong 20 ngày.
Chống chỉ định
Thuốc Zentonacef 500 chống chỉ định sử dụng cho những người quá mẫn với thành phần thuốc.
Thận trọng khi sử dụng thuốc ở người cao tuổi và trẻ em.
Tác dụng phụ
Sử dụng thuốc Zentonacef 500 có thể gặp phải các tác dụng phụ sau đây:
- Nặng nhất đó là các dị ứng: Tùy theo cơ địa mỗi người mà có thể gặp các dị ứng khác nhau. Nhẹ có thể bị ngứa quanh người, nặng hơn có thể bị xuất huyết, phù mạch, thậm chí có thể bị hội chứng Steven-Johnson.
- Sử dụng thuốc nhiều có thể gây hỏng thận, mắc các bệnh thận đi kèm.
- Một số ít có thể có các dị ứng khác như: buồn nôn, đau bụng đi ngoài.
Tương tác thuốc
- Khi dùng Cefuroxim cùng với: thuốc lợi tiểu quai, kháng sinh aminosid,… có thể gây độc cho thận, làm thận nhanh chóng bị suy giảm chức năng (có thể suy thận).
- Không dùng cefuroxim với probenecid vì probenecid làm chậm quá trình thải trừ của cefuroxim, làm cefuroxim bị giữ lại lâu ở thận.
- Khi sử dụng thuốc tốt nhất bệnh nhân nên thông báo cho bác sĩ biết về các loại thuốc mà mình đang sử dụng để bác sĩ tư vấn tránh xảy ra các tương tác không mong muốn.
Bảo quản thuốc
- Bảo quản thuốc Zentonacef 500 trong bao bì của nhà sản xuất. Nhiệt độ thích hợp là khoảng 20 đến 25 độ C, tránh ánh sáng trực tiếp. Không được lưu trữ thuốc ở nơi có độ ẩm cao, đặc biệt là phòng tắm.
- Giữ thuốc tránh xa tầm tay trẻ em và thú nuôi trong nhà.
- Thuốc hết hạn sử dụng cần được xử lý theo quy định. Không được bỏ thuốc vào nhà vệ sinh, bồn cầu, bồn rửa hoặc cống thoát nước. Trừ khi bạn được hướng dẫn xử lý như vậy.
Hình ảnh minh họa
Thông tin mua thuốc
Nơi mua thuốc
Thuốc Zentonacef 500 có thể được tìm mua tại các hiệu thuốc đạt chuẩn được cấp phép trên toàn quốc.
Lưu ý: Thuốc Zentonacef 500 là thuốc bán theo đơn, bạn cần mang theo đơn thuốc đã được kê từ bác sĩ để có thể mua được thuốc
Giá thuốc
Thuốc Zentonacef 500 được kê khai với giá niêm yết cho mỗi viên là 10.800 VND.
Giá thuốc có thể chênh lệch tùy theo nơi mua và thời điểm mà bạn mua. Tuy nhiên, nếu bạn mua được thuốc Zentonacef 500 với giá rẻ hơn giá được kê khai, bạn cần kiểm tra kỹ các thông tin của thuốc để đảm bảo không mua phải thuốc kém chất lượng.
Nguồn tham khảo: Cổng công khai y tế