Site icon Medplus.vn

Thuốc Loraar 50: Liều dùng & lưu ý, hướng dẫn sử dụng, tác dụng phụ

Thuốc Loraar 50 là gì?

Thuốc Loraar 50 là thuốc ETC – dùng trong điều trị tăng huyết áp, đặc biệt những bệnh nhân bị ho do dùng thuốc ức chế men chuyển đổi Angiotensin.

Tên biệt dược

Thuốc được đăng kí dưới tên Loraar 50.

Dạng trình bày

Thuốc Loraar 50 được bào chế dưới dạng viên nén bao phim.

Quy cách đóng gói

Thuốc Loraar 50 được đóng gói dưới dạng hộp 3 vỉ x 10 viên, 10 vỉ x 10 viên, hộp 30 vỉ x 10 viên.

Phân loại

Thuốc thuộc nhóm thuốc kê đơn ETC.

Số đăng ký

Thuốc được đăng kí dưới số VD-22857-15

Thời hạn sử dụng

Sử dụng thuốc Loraar 50 trong thời hạn 24 tháng kể từ ngày sản xuất. Không sử dụng thuốc đã hết hạn sử dụng ghi trên bao bì.

Nơi sản xuất

Thuốc Loraar 50 được sản xuất tại công ty TNHH DƯỢC PHẨM GLOMED – Việt Nam.

Thành phần của thuốc Loraar 50

Hoạt chất: Losartan Kali 50 mg.

Tá dược: Lactose Monohydrat, Pregelatinized Starch, Cellulose vi tinh thể & Silic Dioxyd, Magnesi Stearat, Opadry màu hồng.

Công dụng của Loraar 50 trong việc điều trị bệnh

Losartan 50 được dùng một mình hay phối hợp với các thuốc chống tăng huyết áp khác trong điều trị tăng huyết áp từ nhẹ đến trung bình, đặc biệt những bệnh nhân bị ho do dùng thuốc ức chế men chuyển đổi Angiotensin.

Hướng dẫn sử dụng thuốc Loraar 50

Cách sử dụng

Thuốc dùng đường uống.

Có thể uống thuốc khi đói hay no.

Đối tượng sử dụng

Thuốc Loraar 50 được dùng cho trẻ em, thanh niên từ 6 – 18 tuổi và người lớn.

Liều dùng

Người lớn

Liều khởi đầu thường dùng là 50 mg mỗi ngày; có thể tăng liều đến 100 mg mỗi ngày, uống một lần hoặc chia làm 2 lần. Nên dùng liều khởi đầu thấp hơn (25 mg mỗi ngày) cho người già trên 75 tuổi, người bệnh bị mất dịch trong lòng mạch (kể cả người đang dùng thuốc lợi tiểu), người suy gan hay suy thận vừa đến nặng (với hệ số thanh thải Creatinin dưới 20 ml/phút).

Lưu ý đối với người dùng thuốc Loraar 50

Chống chỉ định

Thuốc Loraar 50 chống chỉ định trong các trường hợp:

– Mẫn cảm với các thành phần của thuốc.

– Phụ nữ có thai.

– Không phối hợp với các thuốc lợi tiểu giữ Kali.

Tác dụng phụ

Thường gặp

– Tim mạch: Hạ huyết áp.

– Thần kinh trung ương: Mất ngủ, choáng váng.

– Nội tiết – chuyển hóa: Tăng Kali huyết.

– Tiêu hóa: Tiêu chảy, khó tiêu.

– Huyết học: Hạ nhẹ Hemoglobin và Hematocrit.

– Thần kinh cơ – xương: Đau lưng, đau chân, đau cơ.

– Thận: Hạ Acid Uric huyết (khi dùng liều cao).

– Hô hấp: Ho, sung huyết mũi, viêm xoang.

Ít gặp

– Tim mạch: Hạ huyết áp thế đứng, đau ngực, blốc A – V độ II, đánh trống ngực, nhịp chậm xoang, nhịp tim nhanh, phù mặt, đỏ mặt.

– Thần kinh trung ương: Lo âu, mắt điều hoà, lú lẫn, trầm cảm, đau nửa đầu, đau đầu, rối loạn giấc ngủ, sốt, chóng mặt.

– Da: Rụng tóc, viêm da, da khô, ban đỏ, nhạy cảm ánh sáng, ngứa, mày đay, vết bầm, ngoại ban.

– Nội tiết – Chuyển hóa: Bệnh gút.

– Tiêu hóa: Chán ăn, táo bón, đầy hơi, nôn, mất vị giác, viêm dạ dày.

– Sinh dục – Tiết niệu: Bất lực, giảm tình dục, tiểu nhiều, tiểu đêm.

– Gan: Tăng nhẹ các thử nghiệm về chức năng gan và tăng nhẹ Bilirubin.

– Thần kinh cơ xương: Dị cảm, run, đau xương, yếu cơ, phù khớp, đau xơ cơ.

– Mắt: Nhìn mờ, viêm kết mạc, giảm thị lực, nóng rát và nhức mắt.

– Tai: Ù tai.

– Thận: Nhiễm khuẩn đường niệu, tăng nhẹ Creatinin hoặc Urê.

Hô hấp: Khó thở, viêm phế quản, chảy máu cam, viêm mũi, sung huyết đường thở, khó chịu ở họng.

Các tác dụng khác:

Toát mồ hôi.

*Thông báo cho bác sỹ biết các tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc*

Sử dụng ở phụ nữ có thai

Losartan chống chỉ định trong thai kỳ. Ngừng thuốc ngay lập tức nếu phát hiện có thai.

Sử dụng thuốc Loraar 50 ở phụ nữ cho con bú

Do nhiều thuốc được bài tiết trong sữa và do khả năng xảy ra tác dụng ngoại ý của Losartan trên trẻ bú mẹ, nên quyết định ngừng cho trẻ bú hoặc ngừng thuốc tùy vào tầm quan trọng của thuốc đối với người mẹ.

Xử lý khi quá liều

– Ngừng điều trị với Losartan và theo dõi người bệnh chặt chẽ.

– Nếu có quá liều xảy ra, chủ yếu điều trị triệu chứng và hỗ trợ.

– Thẩm phân máu không thể loại bỏ Losartan và chất chuyển hóa có hoạt tính ra khỏi vòng tuần hoàn.

Cách xử lý khi quên liều

Thông tin về cách xử lý khi quên liều sử dụng của thuốc Loraar 50 đang được cập nhật.

Thông tin thêm

Đặc tính dược lực học:

Losartan, chất đầu tiên của nhóm thuốc chống tăng huyết áp mới, là một chất đối kháng thụ thể Angiotensin II (loại AT1) đặc hiệu. Angiotensin II là một chất co mạch mạnh và là Hormon có hoạt tính chủ yếu của hệ thống Renin-angiotensin-aldosteron, đóng vai trò quan trọng trong sinh lý bệnh học của tăng huyết áp.

Losartan và chất chuyển hóa chính có hoạt tính đối kháng chọn lọc trên sự co mạch và tiết Aldosteron của Angiotensin II bằng cách ngăn cản có chọn lọc quá trình gắn Angiotensin II vào thụ thể AT1.

Đặc tính dược động học:

Losartan hấp thu dễ dàng qua đường tiêu hóa sau khi uống, nhưng chuyển hóa lần đầu đáng kể nên sinh khả dụng chỉ khoảng 33%. Thuốc được chuyển hóa bởi hệ enzym Cytochrom P450 thành chất chuyển hóa Acid Carboxylic có hoạt tính E-3174 (EXP-3174), chất này có tác dụng dược lý mạnh hơn cả Losartan; một vài chất chuyển hóa không có hoạt tính.

Nồng độ đỉnh của Losartan đạt được khoảng 1 giờ và của E-3174, khoảng 3-4 giờ sau khi uống. Cả Losartan và E-3174 đều gắn kết cao với protein huyết tương (trên 98%).

Nửa đời thải trừ cuối cùng từ 1,5 đến 2,5 giờ đối với Losartan và từ 3 đến 9 giờ đối với E-3174. Losartan được bài tiết trong nước tiểu và trong phân dưới dạng không đổi và chất chuyển hóa. Khoảng 4% liều uống được bài tiết trong nước tiểu dưới dạng không đổi và khoảng 6% liều uống được bài tiết trong nước tiểu dưới dạng chất chuyển hóa có hoạt tính.

Hướng dẫn bảo quản

Điều kiện bảo quản

Bảo quản thuốc ở nơi khô mát, dưới 30°C, tránh ánh sáng.

Thời gian bảo quản

Bảo quản thuốc trong vòng 24 tháng kể từ ngày sản xuất.

Thông tin mua thuốc

Nơi bán thuốc

Có thể mua thuốc Loraar 50 tại Chợ y tế xanh để đảm bảo về chất lượng và độ tin cậy.

Giá bán

Giá sản phẩm thường xuyên thay đổi và có thể không giống nhau giữa các điểm bán. Vui lòng liên hệ hoặc đến trực tiếp điểm bán gần nhất để biết giá chính xác của thuốc Loraar 50 vào thời điểm này.

Hình ảnh tham khảo

Thuốc Loraar 50

Nguồn tham khảo

DrugBank

Exit mobile version