Thuốc Lostad 50 là gì?
Thuốc Lostad 50 là thuốc ETC dùng để điều trị trong các trường hợp: Tăng huyết áp và suy tim mạn tính, giảm nguy cơ đột quỵ, bệnh thận ở bệnh nhân bệnh tiểu đường.
Tên biệt dược
Thuốc được đăng ký dưới tên Lostad 50.
Dạng trình bày
Thuốc Lostad 50 được bào chế dưới dạng viên nén bao phim.
Quy cách đóng gói
Thuốc này được đóng gói ở dạng hộp 3 vỉ x 10 viên; Hộp 10 vỉ x 10 viên.
Phân loại
Thuốc Lostad 50 là thuốc ETC – thuốc kê đơn.
Số đăng ký
Thuốc Lostad 50 có số đăng ký: VD-21107-14.
Thời hạn sử dụng
Thuốc Lostad 50 có hạn sử dụng là 36 tháng kể từ ngày sản xuất.
Nơi sản xuất
Thuốc Lostad 50 được sản xuất ở: Công ty TNHH Stada-Việt Nam
Địa chỉ: K63/1 Nguyễn Thị Sóc, ấp Mỹ Hòa 2, xã Xuân Thới Đông, huyện Hóc Môn, TPHCM Việt Nam.
Thành phần của thuốc Lostad 50
Mỗi viên nén bao phim chứa:
Losartan kali …………. 50 mg
Tá dược: Microcrystallin cellulose, lactose monohydrat, tinh bột tiền gelatin hóa, magnesi stearat, colloidal silica knan, hypromellose, macrogol 6000, talc, litan dioxyd.
Công dụng của thuốc Lostad 50 trong việc điều trị bệnh
Thuốc Lostad 50 là thuốc ETC dùng để điều trị trong các trường hợp:
- Tăng huyết áp và suy tim mạn tính ở bệnh nhân không dùng được hoặc chống chỉ định với thuốc ức chế enzym chuyển angiotensin và làm giảm nguy cơ đột quy ở bệnh nhân có phì đại tâm thất trái.
- Bệnh thận ở những bệnh nhân bị tiểu đường (creatinin huyết thanh trong khoảng từ 1,3 – 3,0 mg/dl ở bệnh nhân ≤ 60 kg và 1,5 – 3,0 mg/dl ở nam giới > 60 kg và protein niệu).
Hướng dẫn sử dụng thuốc Lostad 50
Cách sử dụng
Thuốc Lostad 50 được chỉ định dùng theo đường uống.
Đối tượng sử dụng
Bệnh nhân chỉ được sử dụng thuốc Lostad 50 khi có chỉ định của bác sĩ.
Liều dùng
Tăng huyết áp
- Người lớn:
+Liều thường dùng 50 mg x 1 lần/ngày. Nếu cần thiết, có thể tăng liều đến 100 mg x 1 lần/ngày hoặc chia làm 2 lần/ngày. Tác dụng hạ huyết áp tối đa đạt được sau khi bắt đầu điều trị khoảng 3 – 6 tuần.
+ Liều khởi đầu 25 mg x 1 lần/ngày được dùng cho bệnh nhân giảm dịch nội mạch và bị suy gan. - Trẻ em:
+ Trẻ từ 6 tuổi trở lên và có cân nặng từ 20 đến 50 kg bị tăng huyết áp dùng liều khởi đầu 0,7 mg/kg x 1 lần/ngày (tối đa 25 mg), nếu cần thiết có thể điều chỉnh tối đa đến 50 mg x 1 lần/ngày.
+ Trẻ có cân nặng từ 50 kg trở lên dùng liều khởi đầu 1,4 mg/kg x 1 lần/ngày (tối đa 50 mg), nếu cần thiết có thể điều chỉnh tối đa đến 100 mg x 1 lần/ngày.
+ Khuyến cáo không sử dụng losartan cho trẻ em bị suy gan.
Suy tim
Losartan được dùng để điều trị suy tim cho bệnh nhân từ 60 tuổi trở lên, liều khởi đầu thường là 12,5 mg x 1 lần/ngày, và có thể gấp đôi liều điều trị cách tuần cho đến liều duy trì là 50 mg x 1 lần/ngày.
Bệnh thận ở bệnh nhân tiểu đường
Liều khởi đầu 50 mg x 1 lần/ngày, tăng liều đến 100 mg x 1 lần/ngày tùy thuộc vào đáp ứng trên huyết áp.
*Khuyến cáo sử dụng dạng bào chế thích hợp khi dùng liều 12,5 mg; 25 mg.
Lưu ý đối với người dùng thuốc Lostad 50
Chống chỉ định
Thuốc Lostad 50 chống chỉ định trong trường hợp: Quá mẫn với hoạt chất và bất kỳ thành phần nào của thuốc. Phụ nữ mang thai ở 3 tháng giữa và 3 tháng cuối của thai kỳ. Người suy gan nặng.
Tác dụng phụ
Phần lớn các tác dụng không mong muốn đều nhẹ và mất dần với thời gian.
Thường gặp:
- Tim mạch: Hạ huyết áp.
- Thần kinh trung ương: Mất ngủ, choáng váng.
- Nội tiết – chuyển hóa: Tăng kali huyết.
- Tiêu hóa: Tiêu chảy, khó tiêu.
- Huyết học: Hạ nhẹ hemoglobin và hematocrit.
- Thần kinh cơ xương: Đau lưng, đau chân, đau cơ.
- Thận: Hạ acid uric huyết (khi dùng liều cao).
- Hô hấp: Ho (ít hơn khi dùng các chát ức chế ACE), sung huyết mũi, viêm xoang.
Ít gặp:
- Tim mạch: Hạ huyết áp thế đứng, đau ngực, blốc A – V độ II, trống ngực, nhịp chậm xoang, nhịp tim nhanh, phù mặt, đỏ mặt.
- Thần kinh trung ương: Lo âu, mất điều hoa, lú lẫn, trầm cảm, đau nửa đầu, đau đầu, rối loạn giấc ngủ, sốt, chóng mặt.
- Da: Rụng tóc, viêm da, da khô, ban đỏ, nhạy cảm ánh sáng, ngứa, mày đay, vết bầm, ngoại ban.
- Nội tiết – chuyển hóa: Bệnh gút.
- Tiêu hóa: Chán ăn, táo bón, đầy hơi, nôn, mất vị giác, viêm dạ dày.
- Sinh dục- tiết niệu: Bất lực, giảm tình dục, tiểu nhiều, tiểu đêm.
- Gan: Tăng nhẹ các thử nghiệm về chức năng gan vả tăng nhẹ bilirubin.
- Thần kinh cơ xương: Dị cảm, run, đau xương, yếu cơ, phù khớp, đau xơ cơ.
- Mắt; Nhìn mờ, viêm kết mạc, giảm thị lực, nóng rát và nhức mắt.
- Tai: Ù tai.
- Thận: Nhiễm khuẩn đường niệu, tăng nhẹ creatinin hoặc ure.
- Hô hấp: Khó thở, viêm phế quản, chảy máu cam, viêm mũi, sung huyết đường thở, khó chịu ở họng.
- Các tác dụng khác: Toát mồ hôi.
Xử lý khi quá liều
- Dữ liệu quá liều ở người còn hạn chế. Biểu hiện hay gặp nhất của quá liều là hạ huyết áp và nhịp tim nhanh; nhịp tim chậm cũng có thể xảy ra do kích thích thần kinh phó giao cảm (thần kinh phế vị).
- Nếu hạ huyết áp triệu chứng xảy ra, cần tiến hành các biện pháp điều trị hỗ trợ. Không thể loại bỏ losartan hoặc chất chuyển hóa cỏ hoạt linh bằng thẩm phân máu.
Cách xử lý khi quên liều
Thông tin về cách xử lý khi quên liều thuốc Lostad 50 đang được cập nhật.
Các biểu hiện sau khi dùng thuốc
Thông tin về biểu hiện sau khi dùng thuốc Lostad 50 đang được cập nhật.
Hướng dẫn bảo quản
Điều kiện bảo quản
Thuốc Lostad 50 nên được bảo quản trong bao bì kín, nơi khô, ở nhiệt độ không quá 30°C, tránh ánh sáng, để xa tầm tay trẻ em.
Thời gian bảo quản
Thời gian bảo quản của thuốc Lostad 50 là 36 tháng kể từ ngày sản xuất.
Thông tin mua thuốc
Nơi bán thuốc Lostad 50
Nên tìm mua thuốc Lostad 50 tại Chợ y tế xanh hoặc các nhà thuốc uy tín để đảm bảo sức khỏe bản thân.
Giá bán
Giá sản phẩm thường xuyên thay đổi và có thể không giống nhau giữa các điểm bán. Vui lòng liên hệ hoặc đến trực tiếp điểm bán gần nhất để biết giá chính xác của thuốc vào thời điểm này.
Thông tin tham khảo thêm
Dược động học
Losartan được hấp thu dễ dàng qua đường tiêu hóa khi uống nhưng bị chuyển hóa đáng kể qua gan lần đầu dẫn đến sinh khả dụng khoảng 33%. Chất chuyển hóa có hoạt tính thuộc dẫn xuất acid carboxylic là E-3174 (EXP-3174),chất này có hoạt tính dược lý mạnh hơn losartan; một số chất chuyển hóa không có hoạt tính cũng được tạo thành. Sự chuyển hóa chủ yếu do các isoenzym của cytochrom P450 là CYP2C9 và CYP3A4. Nồng độ đỉnh trung bình của losartan đạt trong vòng 1 giờ và của E-3174 đạt được trong khoảng 3 – 4 giờ, sau một liều uống.
Losartan và E-3174 gắn kết protein huyết tương hơn 98%. Losartan được bài tiết trong nước tiểu và trong phân qua ống mật dưới dạng không đổi và dạng các chất chuyển hóa. Khoảng 4% liều uống được bải tiết dưới dạng không đổi và khoảng 86% bải tiết ở dạng chất chuyển hóa có hoạt tính trong nước tiểu. Thời gian bán thải của losartan là khoảng từ 1,5 – 2,5 giờ và của E-3174 là khoảng từ 3 – 9 giờ.
Dược lực
Losartan và chất chuyển hóa chính có hoạt tính chẹn tác dụng co mạch và tiết aldosteron của angiotensin II bằng cách ngăn cản có chọn lọc angiotensin II, không cho gắn vào thụ thể AT; có trong nhiều mô (thí dụ cơ trơn mạch máu, tuyến thượng thận).
Chất chuyển hóa có hoạt tính của thuốc mạnh hơn từ 10 đến 40 lần so với losartan, tính theo trọng lượng và là một chất ức chế không cạnh tranh, thuận nghịch của thụ thể AT1.
Losartan và chất chuyển hóa có hoạt tính của nó đều không ức chế ACE (kininase ll, enzym chuyển angiotensin I thành angiotensin II và phân hủy bradykinin), chúng cũng không gắn kết hay ngăn chặn các thụ thể của các hormon khác hay các kênh ion có vai trò quan trọng trong việc điều hòa hệ tim mạch.
Thận trọng
- Cần giảm liều trên bệnh nhân suy gan nhẹ hoặc trung bình.
- Losartan được sử dụng thận trọng với bệnh nhân bị hẹp động mạch thận.
- Bệnh nhân giảm thể tích dịch nội mạch (ví dụ người dùng thuốc lợi tiểu liều cao) có thể xảy ra hạ huyệt áp; nên điều chỉnh tình trạng giảm thể tích dịch nội mach trước khi dùng thuốc, hoặc dùng liều khởi đầu thấp.
- Do có thể xảy ra tăng kali máu, nên theo dõi nồng độ kali huyết thanh đặc biệt ở người lớn tuổi, bệnh nhân suy thận, và nên tránh sử dụng đồng thời với các thuốc lợi tiểu giữ kali.
- Chưa có tài liệu về tác dụng của losartan trên huyết áp ở trẻ dưới 6 tuổi hoặc trẻ có độ lọc cầu thận < 30 ml/phút/1,73 m². Losartan không được chỉ định trên nhóm bệnh nhân này.
Tương tác thuốc
- Trong các nghiên cứu về tương tác thuốc, không thấy có sự tương tác dược động đáng kể giữa losaran với hydroclorothiazid, digoxin, warfarin, cimelidin và phenobarbital.
- Rifampin, một tác nhân cảm ứng chuyển hóa thuốc, làm giảm nồng độ losartan và chất chuyển hóa có hoạt tính của nó.
- Fluconazol, một tác nhân ức chế CYP2C9, làm giảm nồng độ chất chuyển hóa có hoạt tính và làm tăng nồng độ losartan.
- Giống như các thuốc chẹn angiotensin II hoặc tác dụng của nó nếu sử dụng đồng thời với thuốc lợi tiểu giữ kali (như spironolacton, triamteren, amilorid), với thuốc bổ sung kali, hoặc với các chất thay thế muối có chứa kali thì có thể dẫn đến tăng kali huyết thanh.
- Cũng như các thuốc trị tăng huyết áp khác, hiệu quả chống tăng huyết áp của losartan có thể bị giảm đi khi sử dụng thuốc indomethacin, một thuốc kháng viêm không steroid.
Phụ nữ có thai và cho con bú
Phụ nữ có thai:
Dùng các thuốc tác dụng trực tiếp lên hệ thống rennin-angiotensin trong ba tháng giữa và ba tháng cuối của thai kỳ có thể gây ít nước ối, hạ huyết áp, vô niệu, thiểu niệu, biến dạng sọ mặt và tử vong ở trẻ sơ sinh. Mặc dù, việc dùng thuốc ở ba tháng đầu của thai kỳ chưa thấy có liên quan đến nguy cơ cho thai nhi, nhưng dù sao khi phát hiện có thai, phải ngưng losartan càng sớm càng tốt.
Phụ nữ cho con bú:
Do khả năng tác dụng có hại cho trẻ đang bú mẹ cần phải quyết định nên ngừng cho bú hoặc ngừng thuốc, tùy thuộc vào tầm quan trọng của thuốc đối với người mẹ.
Ảnh hưởng tới khả năng lái xe và vận hành máy móc
Không có nghiên cứu ảnh hưởng của thuốc lên khả năng lái xe và vận hành máy móc được thực hiện. Tuy nhiên, khi lái xe và vận hành máy móc phải nhớ rằng buồn ngủ và hoa mắt có thể xảy ra khi dùng thuốc trị tăng huyết áp, đặc biệt khi khởi đầu điều trị hoặc khi mới tăng liều.