Site icon Medplus.vn

Thuốc Lotafran: Liều dùng & lưu ý, hướng dẫn sử dụng, tác dụng phụ

Thuốc Lotafran là gì?

Thuốc Lotafran là thuốc ETC dùng để điều trị tăng huyết áp, điều trị suy tim, nhồi máu cơ tim cấp có huyết động ổn định, điều trị biến chứng trên thận cho bệnh nhân đái tháo đường.

Tên biệt dược

Thuốc được đăng ký dưới tên Lotafran.

Dạng trình bày

Thuốc Lotafran được bào chế dưới dạng viên nén.

Quy cách đóng gói

Thuốc này được đóng gói ở dạng hộp 3 vỉ x 10 viên.

Phân loại

Thuốc Lotafran là thuốc ETC  – thuốc kê đơn.

Số đăng ký

Thuốc Lotafran có số đăng ký: VN-20703-17.

Thời hạn sử dụng

Thuốc Lotafran có hạn sử dụng là 48 tháng kể từ ngày sản xuất.

Nơi sản xuất

Thuốc Lotafran được sản xuất ở: S.C Antibiotice S.A.

Địa chỉ: 1th Valea Lupului Street Zip Code 707410, lasi Romani.

Thành phần của thuốc Lotafran

Hoạt chất: Lisinopril díhydrat tương đương với Lisinopril 20mg
Tá dược: Calei hydrogen phosphat dihydrat, tinh bột ngô tiền gelatin hóa, tinh bột ngô, mannitol, silica khan dạng keo, magie stearat.

Công dụng của thuốc Lotafran trong việc điều trị bệnh

Thuốc Lotafran là thuốc ETC dùng để:

Hướng dẫn sử dụng thuốc Lotafran

Cách sử dụng

Thuốc Lotafran được chỉ định dùng theo đường uống.

Đối tượng sử dụng

Bệnh nhân chỉ được sử dụng thuốc Lotafran khi có chỉ định của bác sĩ.

Liều dùng

Sự hấp thu Lotaftan không bị ảnh hưởng bởi thức ăn do đó có thể dùng thuốc trước, trong hoặc sau bữa ăn. Cần dùng thuốc ngày 1 lần, vào một giờ nhất định hàng ngày.

Điều trị tăng huyết áp

Suy tim suy huyết

Nhồi máu cơ tim cấp

Cần bắt đầu điều trị bằng lisinopril trong vong 24 giờ sau cơn nhồi máu cơ tim. Bệnh nhân cần được điều trị bằng phương pháp điều trị chuẩn, thích hợp cùng với thuốc tan huyết khối, aspirin liều thấp và thuốc chẹn beta. Không bắt đầu điều trị lisinopril nếu huyết áp tâm thu < 100 mmHg.

Điều trị biến chứng trên thận cho bệnh nhân đái tháo đường

Cần bắt đầu với liều 2,5mg lisinopril lần/ngày và sau đó tăng liều dần đến khi đạt được tác dụng điều trị mong muốn. Với bệnh nhân tăng huyết áp bị đái tháo đường phụ thuộc insulin, liều dùng là 10 mg lisinopril/lần/ngày và có thể tăng đến 20 mg lisinopril lần/ngày để đạt được huyết áp tâm trương ở trạng thái nghỉ < 90 mmHg.

Dùng cho trẻ em

Độ an toàn và hiệu quả của lisinopril trên trẻ em chưa được xác định.

Lưu ý đối với người dùng thuốc Lotafran

Chống chỉ định

Thuốc Lotafran chống chỉ định trong trường hợp:

Tác dụng phụ

Rối loạn máu và hệ bạch huyết

Hiếm gặp: Giảm hemoglobin, giảm hematocrit.
Rất hiếm gặp: Suy giảm tủy xương, thiếu máu, giảm tiểu cầu, giảm bạch cầu, giảm bạch cầu trung tính, giảm bạch cầu hạt (xem phần Thận trọng), thiếu máu tan huyết, bệnh hạch bạch huyết, bệnh tự miễn.

Rối loạn nội tiết

Hiếm gặp: Hội chứng tiết hormon chống bài niệu không thích hợp (SIADH).

Rối loạn chuyển hóa và dinh dưỡng

Rất hiếm gặp: Hạ đường huyết.

Rối loạn hệ thần kinh và tâm thần

Thường gặp: Chóng mặt, nhức đầu.
Không thường gặp: Thay đổi tâm trạng, dị cảm, chóng mặt, rối loạn vị giác, rối loạn giấc ngủ, ảo giác.
Hiếm gặp: Rối loạn tâm thần, rối loạn khứu giác.

Rối loạn tim và mạch máu

Thường gặp: Hạ huyết áp tư thế đứng.
Không thường gặp: Nhồi máu cơ tim hoặc tai biến mạch máu não, có thể là thứ phát sau khi bệnh nhân bị hạ huyết áp quá mức, xảy ra ở những bệnh nhân có nguy cơ cao (xem phần Thận trọng), đánh trống ngực, nhịp tim nhanh. Hiện tượng Ravnaud.

Rối loạn hô hấp, lồng ngực và trung thất

Thường gặp: Ho
Không thường gặp: Viêm mũi
Rất hiếm gặp: Co thắt phế quản, viêm xoang, viêm phế nang dị ứng/viêm phổi tăng bạch cầu ái toan.

Xử lý khi quá liều

Biểu hiện quá liều có thể bao gồm hạ huyết áp nghiêm trọng, rối loạn điện giải và suy thận.

Sau khi bị dùng quá liều, bệnh nhân cần được theo dõi chặt chẽ. Việc điều trị dựa trên tính chất và độ trầm trọng của các triệu chứng. Cần áp dụng các biện pháp làm giảm tốc độ hấp thu và làm tăng tốc độ thải trừ của thuốc. Nếu bị hạ huyết áp nghiêm trọng, cần cho bệnh nhân nằm thẳng và truyền tĩnh mạch dung dịch natri clorid 0,9%. Nếu có thể, có thể điều trị bằng angiotensin II và/hoặc dùng catecholamin đường tĩnh mạch.

Nếu ngộ độc theo đường uống, dùng các biện pháp loại bỏ lisinopril như gây nôn, rửa dạ dày, dùng các chất hấp phụ… Có thể loại bỏ lisinopril bằng thẩm tách máu. Không nên dùng màng thẩm tách lưu lượng cao, làm bằng polyacrylonirril. Cần theo dõi sát nồng độ creatinin và chất điện giải trong huyết tương.

Cách xử lý khi quên liều

Bệnh nhân nên uống liều thuốc đã quên ngay khi nhớ ra. Nếu gần tới thời gian uống liều tiếp theo, hãy bỏ qua liều quên dùng, và uống liều tiếp theo như bình thường. Không uống cùng lúc 2 liều.

Các biểu hiện sau khi dùng thuốc

Thông tin về biểu hiện sau khi dùng thuốc Lotafran đang được cập nhật.

Hướng dẫn bảo quản

Điều kiện bảo quản

Thuốc Lotafran nên được bảo quản ở nhiệt độ không quá 30°C. Để xa tầm tay trẻ em.

Thời gian bảo quản

Thời gian bảo quản của thuốc Lotafran là 48 tháng kể từ ngày sản xuất.

Thông tin mua thuốc

Nơi bán thuốc Lotafran

Nên tìm mua thuốc Lotafran tại Chợ y tế xanh hoặc các nhà thuốc uy tín để đảm bảo sức khỏe bản thân.

Giá bán

Giá sản phẩm thường xuyên thay đổi và có thể không giống nhau giữa các điểm bán. Vui lòng liên hệ hoặc đến trực tiếp điểm bán gần nhất để biết giá chính xác của thuốc vào thời điểm này.

Thông tin tham khảo thêm

Dược động học

Lisinopril được hấp thu chậm và không hoàn toàn qua đường tiêu hóa. Sự hấp thu củaa lisinopril rất khác nhau giữa các cá thể, có thể từ 6 – 60% liều dùng được hấp thu, nhưng trung bình khoảng 25%. Thức ăn không ảnh hưởng tới sự hấp thu thuốc qua đường tiêu hóa. Bản thân lisinopril là một diacid có sẵn hoạt tính khi vào trong cơ thể không cần phải qua quá trình chuyển hóa mới có hoạt tính như một số thuốc ức chế men chuyển khác. Đạt nồng độ tối đa trong huyết tương sau khoảng 7 giờ và duy trì tác dụng khoảng 24 giờ.

Lisinopril không liên kết với protein huyết tương. Thuốc thải trừ qua nước tiểu ở dạng không biến đổi. Nửa đời thải trừ sau khi uống nhiều liều ở người bệnh có chức năng thận bình thường là 12 giờ. Có thể loại bỏ lisinopril bằng thẩm tách máu.

Dược lực học

Lisinopril là thuốc ức chế enzym chuyển angiotensin và là một dẫn chất Iysin có cấu trúc tương tự enalapril với tác dụng kéo dài. Enzym chuyển angiotensin là enzym nội sinh có vai trò chuyển angiotensin I thành angiotensin II. Angiotensin I tăng trong một số bệnh như suy tim và bệnh thận, do đáp ứng với tăng renin. Angiotensin II có tác dụng kích thích tăng trưởng cơ tim, gây tim to (phì đại cơ tim), và tác dụng co mạch, gây tăng huyết áp.

Thuốc ức chế enzym chuyển làm giảm nồng độ angiotensin II và aldosteron do đó làm giảm ứ natri và nước, làm giãn mạch ngoại vi, giảm sức cản ngoại vi ở cả đại tuần hoàn và tuần hoàn phổi. Ngoài ra, thuốc còn ảnh hưởng tới hệ kallikrein – kinin, làm giảm sự phân hủy của bradykinin, dẫn đến tăng nồng độ bradykinin, đây chính là nguyên nhân gây một số tác dụng không mong muốn như phù mạch và ho kéo dài của các thuốc ức chế enzym chuyển.

Những điều cần thận trọng khi dùng thuốc

Tương tác thuốc

Các thuốc hạ huyết áp:
Khi dùng lisinopril kết hợp với các thuốc hạ huyết áp khác (glyceryl trinitrat và các thuốc nitrat khác hoặc các thuốc giãn mạch khác), có thể xảy ra hiện tượng hạ huyết áp thêm nữa.

Thuốc lợi tiểu:
Khi thuốc bệnh nhân đang dùng lisinopril lại dùng bổ sung thêm thuốc lợi tiểu thì tác dụng hạ huyết áp thường tăng lên.

Lithi:
Đã có báo cáo về sự tăng nồng độ và độc tính lithi trong huyết thanh khi dùng đồng thời lithi với thuốc ức chế ACE. Dùng đồng thời với thuốc lợi tiểu thiazid có thể làm tăng nguy cơ độc tính lithi và làm tăng thêm độc tính của lithi khi dùng với thuốc ức chế men chuyển.

Các thuốc kháng viêm không steroid (NSAIDs) bao gồm acid acetylsalicylic ≥ 3g /ngày: 
Khi thuốc ức chế ACE được dùng đồng thời với các thuốc kháng viêm không steroid, hiệu quả hạ huyết áp của thuốc có thể bị giảm đi.

Vàng:
Phản ứng Nitritoid sau khi tiêm vàng đã được báo cáo xảy ra nhiều hơn ở những bệnh nhân đang điều trị với thuốc ức chế ACE.

Thuốc chống trầm cảm ba vòng/Thuốc chống loạn thần/Thuốc gây mê:
Sử dụng đồng thời một số thuốc gây mê, thuốc chống trầm cảm ba vòng và thuốc chống loạn thần với thuốc ức chế ACE có thể làm giảm huyết áp thêm nữa.

Thuốc ức chế giao cảm:
Thuốc ức chế giao cảm có thể làm giảm tác dụng hạ huyết áp của thuốc ức chế ACE.

Phụ nữ có thai và cho con bú

Không nên bắt đầu dùng thuốc ức chế ACE trong thời kỳ mang thai. Trừ khi bắt buộc tiếp tục điều trị với thuốc ức chế ACE, bệnh nhân đang có kế hoạch mang thai phải chuyển sang dùng thuốc hạ huyết áp khác đã được biết là an toàn khi dùng trong thai kì. Khi được chẩn đoán đã mang thai, phải ngưng ngay việc điều trị với thuốc ức chế ACE, và nếu cần thiết, phải bắt đầu phương pháp điều trị khác.

Ảnh hưởng lên khả năng lái xe và vận hành máy móc

Thuốc có thể gây đau đầu, chóng mặt, mệt mỏi có thể ảnh hưởng đến khả năng lái xe và vận hành máy móc, nên thận trọng khi dùng thuốc cho người đang lái xe và vận hành máy móc.

Hình ảnh tham khảo

Lotafran

Nguồn tham khảo

Drugbank

Exit mobile version