Site icon Medplus.vn

MASAK – Thuốc điều trị Loãng xương, còi xương, nhuyễn xương

Thuốc MASAK là gì? Thông tin hướng dẫn sử dụng thuốc  gồm đối tượng, cách dùng, chỉ định, chống chỉ định, cảnh báo, giá bán và nơi bán

Thông tin về thuốc MASAK

Tên biệt dược

Thuốc được đăng kí dưới tên MASAK

Dạng trình bày

viên nang mềm

Hình thức đóng gói

Hộp 6 vỉ x 10 viên nang mềm

Số đăng ký

VD-16424-12

Thời hạn sử dụng

36 tháng

Nơi sản xuất

Công ty TNHH dược phẩm Đạt Vi Phú

Lô M7A-CN, Đường D17, KCN Mỹ Phước, tỉnh Bình Dương Việt Nam

Thành phần của thuốc MASAK

Calcitriol 0,00025mg

Chỉ định của thuốc MASAK trong việc điều trị bệnh

Loãng xương.
Còi xương, nhuyễn xương (còi xương phụ thuộc vitamin D, hạ phosphat huyết, còi xương đề kháng vitamin D).
Nhược giáp (sau phẫu thuật, chứng nhược giáp).
Suy thận mạn tính (đặc biệt đối với những bệnh nhân điều trị bằng lọc thận nhân tạo hoặc loạn dưỡng xương do thận).

Hướng dẫn sử dụng thuốc MASAK

–     Phải xác định liều dùng một cách thận trọng dựa theo nồng độ calci trong huyết thanh của mỗi bệnh nhân. Trong thời gian điều trị, phải thử nồng độ calci trong huyết thanh ít nhất 2 lần/ tuần. Nếu xảy ra chứng tăng calci huyết, cần phải ngưng dùng thuốc để nồng độ calci huyết trở về mức bình thường.
–     Loãng xương: 1 viên x 2 lần/ ngày. Nếu không đạt được hiệu quả trị liệu, có thể tăng liều lên 2 viên x 2 lần/ ngày trong khoảng 1 tháng.
–     Nhược giáp, còi xương, nhuyễn xương: Liều khởi đầu là 1 viên/ ngày vào buổi sáng. Có thể tăng liều lên trong khoảng 2 – 4 tuần nếu không có các phản ứng dương tính khi xét nghiệm sinh học và không có triệu chứng lâm sàng.
–     Loạn dưỡng xương do thận (bệnh nhân lọc thận nhân tạo): Liều khởi đầu là 1 viên/ ngày. Đối với bệnh nhân có nồng độ calci ở mức bình thường hoặc giảm nhẹ, chỉ cần 1 viên mỗi 2 ngày là đủ. Có thể tăng liều lên 1 viên/ ngày trong khoảng 2 – 4 tuần nếu không có các phản ứng dương tính khi xét nghiệm sinh học và không có triệu chứng lâm sàng.

Lưu ý đối với người dùng thuốc MASAK

Chống chỉ định

– Tất cả các rối loạn có liên quan đến sự tăng nồng độ calci huyết thanh.
– Bệnh nhân mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc.
– Bệnh nhân có triệu chứng ngộ độc vitamin D.

Tác dụng phụ

Không có tác dụng không mong muốn khi dùng thuốc đúng liều. Các tác dụng không mong muốn xảy ra tương tự như khi sử dụng quá liều vitamin D
Thường gặp: ADR > 1/100.
Thần kinh: Yếu, mệt, ngủ gà, đau đầu.
Tiêu hóa: Chán ăn, khô miệng, vị kim loại, buồn nôn, nôn, chuột rút ở bụng, táo bón, ỉa chảy, chóng mặt.
Khác: Ù tai, mất điều hòa, ngoại ban, giảm trương lực cơ, đau cơ, đau xương và dễ bị kích thích.
Ít gặp: 1/1000 < ADR < 1/100.
Niệu – sinh dục: Giảm tình dục, nhiễm calci thận, rối loạn chức năng thận (dẫn đến đa niệu, tiểu đêm, khát nhiều, giảm tỉ trọng nước tiểu, protein niệu).
Khác: Sổ mũi, ngứa, loãng xương ở người lớn, giảm phát triển cơ thể ở trẻ em, sút cân, thiếu máu, viêm kết mạc vôi hóa, sợ ánh sáng, vôi hóa nhiều nơi, viêm tụy, vôi hóa mạch nói chung, cơn co giật.
Hiếm gặp: ADR > 1/1000.
Tim mạch: Tăng huyết áp, loạn nhịp tim.
Chuyển hóa: Có thể tăng calci niệu, phosphat niệu, albumin niệu, nitơ urê huyết, cholesterol huyết thanh, nồng độ AST (SGOT) và ALT (SGPT). Giảm nồng độ men phosphatase kiềm trong huyết thanh.
Khác: Loạn tâm thần rõ, rối loạn điện giải trong huyết thanh cùng với nhiễm toan nhẹ.

Tương tác thuốc

– Không nên điều trị đồng thời calcitriol với cholestyramin hoặc colestipol hydroclorid, vì có thể dẫn đến giảm hấp thu thuốc ở ruột.
– Sử dụng dầu khoáng quá mức có thể cản trở hấp thu calcitriol ở ruột.
– Điều trị đồng thời calcitriol với thuốc lợi niệu thiazid cho những người thiểu năng cận giáp có thể dẫn đến tăng calci huyết. Trong trường hợp đó cần phải giảm liều calcitriol hoặc ngưng dùng calcitriol tạm thời. Dùng lợi tiểu thiazid ở những người thiểu năng cận giáp gây tăng calci huyết có lẽ là do tăng giải phóng calci từ xương.
– Không nên sử dụng đồng thời calcitriol với phenobarbital và/ hoặc phenytoin (và có thể với những thuốc khác gây cảm ứng men gan) vì những thuốc này có thể làm giảm nồng độ 25-hydroxyergocalciferol và 25-hydroxy-colecalciferol trong huyết tương và tăng chuyển hóa calcitriol thành những chất không có hoạt tính.
– Không nên dùng đồng thời calcitriol với corticosteroid vì làm giảm tác dụng của calcitriol.
– Không nên sử dụng đồng thời calcitriol với glycosid trợ tim vì độc tính của glycosid trợ tim tăng do tăng calci huyết, dẫn đến loạn nhịp tim.

Thận trọng lúc dùng

Phụ nữ có thai, trẻ em dưới 3 tuổi và trẻ em đang được điều trị bằng lọc thận nhân tạo: chưa có đầy đủ cơ sở về tính an toàn khi sử dụng thuốc này cho phụ nữ có thai và trẻ em, cần phải đặc biệt thận trọng khi sử dụng.

Sử dụng cho phụ nữ mang thai và cho con bú

Không có bằng chứng về khả năng gây quái thai ở người với liều gây chết. Chỉ sử dụng calcitriol khi lợi ích điều trị cao hơn nhiều so với nguy cơ có thể xảy ra cho bào thai.
Calcitriol được bài tiết vào sữa. Không nên cho con bú trong thời gian điều trị với calcitriol.

Xử lý quá liều

Calcitriol là một chất chuyển hóa của vitamin D, tất cả các trường hợp quá liều calcitriol sẽ cho những triệu chứng lâm sàng tương tự như đối với quá liều vitamin D. Nếu uống đồng thời nhiều calci và phosphat với calcitriol, có thể gây các triệu chứng tương tự. Nồng độ calci cao trong dịch thẩm tách phản ảnh có tăng calci huyết.
Dấu hiệu ngộ độc cấp tính vitamin D: Chán ăn, nhức đầu, buồn nôn, táo bón.
Dấu hiệu ngộ độc mạn tính: Loạn dưỡng (yếu ớt, sụt cân), rối loạn các giác quan, có thể bị sốt kèm theo khát, đa niệu, mất nước, vô cảm, ngưng tăng trưởng và nhiễm trùng đường tiểu. Ngộ độc mạn tính sẽ gây tăng calci huyết thứ phát với vôi hóa vỏ thận, cơ tim, phổi và tụy tạng.
Các biện pháp điều trị quá liều do uống nhầm bao gồm: rửa dạ dày lập tức hoặc gây nôn để tránh hấp thu thuốc vào máu. Dùng dầu parafin để làm tăng đào thải thuốc qua phân. Tiến hành kiểm tra nhiều lần calci huyết. Nếu calci huyết vẫn còn cao, có thể dùng phosphat, corticoid và dùng các biện pháp tăng bài niệu thích hợp.

Hướng dẫn bảo quản

Bảo quản ở nhiệt độ dưới 30 độ C, tránh ánh nắng trực tiếp

Thông tin mua thuốc MASAK

Nơi bán thuốc

Hiện nay thuốc có bán ở các trung tâm y tế hoặc ở các nhà thuốc, quầy thuốc đạt chuẩn GPP của Bộ Y Tế. Bạn có thể tìm mua trực tiếp tại các địa chỉ bán thuốc với mức giá thay đổi khác nhau tùy từng đơn vị bán thuốc.

Giá bán

Giá sản phẩm thường xuyên thay đổi và có thể không giống nhau giữa các điểm bán. Vui lòng liên hệ hoặc đến trực tiếp điểm bán gần nhất để biết giá chính xác của thuốc vào thời điểm này. Người mua nên lựa chọn những cơ sở bán thuốc uy tín để mua được thuốc với chất lượng và giá cả hợp lí.

Hình ảnh tham khảo

Nguồn tham khảo

Drugbank

Kết Luận

Ghé thăm Medplus mỗi ngày để cập nhật những thông tin mới nhất về sức khoẻ, dinh dưỡng, thuốc a-z,…  Chúng tôi rất mong nhận được cảm nhận và góp ý của bạn dành cho các chuyên mục. Những ý kiến này có thể giúp chúng tôi hoàn thiện các chuyên mục trong tương lai và mang đến cho bạn đọc những thông tin bổ ích, uy tín, xác thực nhất

Exit mobile version