Site icon Medplus.vn

Thuốc Maxxprolol 2.5 : Liều dùng & lưu ý, hướng dẫn sử dụng, tác dụng phụ

Thuốc Maxxprolol 2.5 là gì?

Maxxprolol 2.5  là thuốc kê đơn thuộc nhóm ETC được chỉ định điều trị tăng huyết áp, cơn đau thắt ngực ổn định mạn tính, suy tim mạn tính ổn định có giảm chức năng tâm thu thất trái dùng kèm với thuốc ức chế men chuyền, thuốc lợi tiểu, và tùy chọn các glycosid tim.

Tên biệt dược

Thuốc được đăng ký dưới tên Maxxprolol 2.5   

Dạng trình bày

Thuốc Maxxprolol 2.5 được trình bày dưới dạng viên nén bao phim

Quy cách đóng gói

Hộp 1 vỉ, 3 vỉ, 10 vỉ x 10 viên 

Phân loại

Thuốc  Maxxprolol 2.5  là loại thuốc kê đơn ETC

Số đăng ký

VN-25134-16

Thời hạn sử dụng

Thuốc có thời hạn sử dụng 36 tháng kể từ ngày sản xuất và được in trên bao bì thuốc

Nơi sản xuất

Thuốc được sản xuất tại công ty cổ phần dược phầm Ampharco U.S.A , Đồng Nai, Việt Nam

Thành phần của thuốc Maxxprolol 2.5

Công dụng của Maxxprolol 2.5 trong việc điều trị bệnh

Maxxprolol 2.5 được chỉ định điều trị tăng huyết áp, cơn đau thắt ngực ổn định mạn tính, suy tim mạn tính ổn định có giảm chức năng tâm thu thất trái dùng kèm với thuốc ức chế men chuyền, thuốc lợi tiểu, và tùy chọn các glycosid tim

Hướng dẫn sử dụng thuốc Maxxprolol 2.5

Cách sử dụng

Thuốc Maxxprolol 2.5 được sử dụng thông qua đường uống

Đối tượng sử dụng

Thuốc Maxxprolol 2.5 được sử dụng cho người bệnh dưới sự kê đơn của bác sĩ

Liều dùng Maxxprolol 2.5

Điều trị tăng huyết áo và cơn đau thắt ngực ổn định mạn tính

Người lớn: liều dùng nên được điều chỉnh theo từng bệnh nhân. Khuyến cáo dùng liều khởi đầu 5 mg mỗi ngày. Liều thường dùng là 10 mg một lần mỗi ngày với liều tối đa được khuyến cáo là 20 mg mỗi ngày.
Bệnh nhân bị co thắt phế quản: liều khởi đầu thích hợp của bisoprolol fumarat có thể là 2,5 mg.
Bệnh nhân suy thận: ở những bệnh nhân suy thận nặng (độ thanh thải creatinin < 20 ml/phút) liều dùng không nên vượt quá 10 mg một lần mỗi ngày. Cuối cùng liều này có thể được chia làm hai lần.
Bệnh nhân suy gan nặng: không cần chỉnh liều, tuy nhiên cần theo dõi bệnh nhân cần thận.
Bệnh nhân lớn tuổi: bình thường không cần chỉnh liều. Khuyến cáo bắt đầu với liều thấp nhất hiệu quả.
Trẻ em: không có kinh nghiệm dùng bisoprolol ở trẻ em, vì vậy không khuyến cáo dùng thuốc này cho trẻ em.
Ngưng điều trị: không được ngưng thuốc đột ngột. Nên giảm liều chậm, giảm một nửa liều mỗi tuần.

Điều trị suy tim mạn tính ổn định

Người lớn: điều trị suy tim mạn tính thông thường bao gồm thuốc ức chế men chuyển (hay thuốc ức chế thụ thể angiotensin trong trường hợp không dung nạp với thuốc ức chế men chuyển), thuốc chẹn beta, thuốc lợi tiểu, và các glycosid tim khi cần. Bệnh nhân nên ở giai đoạn ổn định (không bị suy tim cấp) khi khởi đầu điều trị với bisoprolol.
Giai đoạn dò liều: cần có giai đoạn dò liều bisoprolol tăng dần trong điều trị suy tim mạn tính ổn định. Điều trị với bisoprolol phải được bắt đầu với việc chỉnh liều tăng dần

Lưu ý đối với người dùng thuốc Maxxprolol 2.5

Chống chỉ định

– Suy tim cấp hoặc trong giai đoạn suy tim mất bù cần điều trị tăng co bóp cơ tim qua đường tĩnh mạch.
– Choáng do tim.
– Blốc nhĩ thất độ II hoặc độ III (không dùng máy tạo nhịp).
– Hội chứng suy nút xoang.
– Blốc xoang nhĩ.
– Nhịp tim chậm (< 60 lần/phút) trước khi bắt đầu điều trỊ.
– Hạ huyết áp (huyết áp tâm thu dưới 100 mmHg).
– Hen phế quản hoặc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính nặng.
– Giai đoạn cuối của bệnh tắc nghẽn động mạch ngoại biên và co thắt mạch ngón tay, ngón chân
– U tủy thượng thận (u tế bào ưa crôm) không được điều trị.
– Nhiễm toan chuyển hóa.
– Mẫn cảm với bisoprolol hay bất kỳ thành phần nào của thuốc.

Tác dụng phụ

Thường gặp, ADR ≥1/100

Ít gặp ,1/1.000 ≤ ADR < 1/100

Hiếm gặp (10.000 ≤ ADR < 1/1.000)

Rất hiếm (ADR < 1/10.000)

Xử lý khi quá liều

Nhịp tim chậm: tiêm tĩnh mạch atropin. Nếu không đủ đáp ứng, có thể dùng thận trọng orciprenalin hoặc các thuốc khác có tác động tăng nhịp tim.
Hạ huyết áp: truyền dịch tĩnh mạch và dùng các thuốc tăng huyết áp. Có thể cần dùng glucagon tiêm tĩnh mạch.
Blốc nhĩ thất (độ II hoặc II): bệnh nhân nên được theo dõi cẩn thận và tiêm truyền isoprenalin. Có thể cần đặt máy tạo nhịp tim tạm thời.
Suy tim trở nặng cấp tính: tiêm tĩnh mạch thuốc lợi tiểu, các thuốc tăng co bóp cơ tim, cũng như thuốc giãn mạch.
Co thắt phế quản: dùng các thuốc giãn phế quản như isoprenalin, giống giao cảm beta; và/ hoặc 5 aminophyllin.
Hạ đường huyết: truyền tĩnh mạch glucose.

Cảnh báo và thận trọng khi dùng thuốc

Suy tim: kích thích thần kinh giao cảm là một thành phần cần thiết hỗ trợ chức năng tuần hoàn trong giai đoạn bắt đầu suy tim sung huyết và các thuốc chẹn có thể làm bùng phát các triệu chứng của cường giáp
Phụ nữ có thai: làm giảm tưới máu nhau thai liên quan đến chậm phát triển thai trong tử cung, thai chết lưu trong tử cung, sẩy thai hoặc chuyển dạ sớm
Phụ nữ cho con bú: , không khuyến cáo cho con bú sữa mẹ trong thời gian điều trị với bisoprolol.
Khả năng lái xe và vận hành máy móc: khả năng lái xe hay vận hành máy móc có thể bị suy giảm. Điều này cần được quan tâm đặc biệt khi bắt đầu điều trị bisoprolol và khi thay đổi thuốc cũng như uống chung với rượu

Hướng dẫn bảo quản

Điều kiện bảo quản

Thuốc Maxxprolol 2.5 nên được bảo quản ở nơi khô mát (nhiệt độ < 30°C), tránh ánh sáng trực tiếp.

Thời gian bảo quản

Bảo quản thuốc trong 36 tháng kể từ khi sản xuất, đối với thuốc đã tiếp xúc với không khí thì nên sử dụng ngay.

Thông tin mua thuốc

Nơi bán thuốc Maxxprolol 2.5

Liên hệ Chợ Y Tế Xanh hoặc đến trực tiếp tới các nhà thuốc tư nhân, các nhà thuốc đạt chuẩn GPP hoặc nhà thuốc để mua thuốc.

Giá bán

Giá sản phẩm thường xuyên thay đổi và có thể không giống nhau giữa các điểm bán. Vui lòng liên hệ hoặc đến trực tiếp điểm bán gần nhất để biết giá chính xác của thuốc Maxxprolol 2.5    vào thời điểm này.

Hình ảnh tham khảo

Nguồn tham khảo

Drugbank

Thông tin tham khảo thêm về Maxxprolol 2.5

Dược lực học

Bisoprolol là một thuốc ức chế chọn lọc thụ thể beta1-adrenergie không có hoạt tính ổn định màng và kích thích nội tại. Thuốc có ái lực thấp đối với thụ thể beta› của cơ trơn phế quản và mạch máu cũng như các thụ thể beta; của các enzym điều hòa chuyển hóa. Vì vậy, nói chung bisoprolol không có ảnh hưởng lên sức cản đường hô hấp và các quá trình chuyển hóa qua trung gian beta. Tuy nhiên, tinh chất chọn lọc trên tim không tuyệt đối, và ở những liều cao hơn 20 mg) bisoprolol fumarat cũng ức chế thụ thể betazadrenergic, chủ yếu trên cơ trơn phế quản và mạch máu. Như vậy, cần dùng liều thấp nhất hiệu quả để duy trì tính chọn lọc trên tim.

Dược động học

Hấp thu: hơn 90 % liều dùng bisoprolol bằng đường uống được hấp thu ở đường tiêu hóa. Sự hấp thu không phụ thuộc vào thức ăn. Tác động chuyên hóa qua gan lần đầu < 10%.
Phân bố: khoảng 30% bisoprolol liên kết với protein huyết tương. Thể tích phân bố là 3,5 I/kg. Thanh thải toàn phần khoảng 15 l/giờ. Thuốc có thời gian bán thải trong huyết tương 10-12 giờ cho tác dụng trong 24 giờ sau khi dùng liều một lần trong ngày.
Chuyển hóa và thải trừ : bisoprolol được đào thải ra khỏi cơ thể qua hai con đường thải trừ ngang nhau với 50% được chuyển hóa tại gan thành chất chuyển  hóa không có hoạt tính và 50% thuốc không bị chuyển hóa đều được thải trừ qua.

Tương tác thuốc

– Không được phối hợp bisoprolol fumarat với các thuốc chẹn beta khác.
– Cần theo dõi chặt chẽ bệnh nhân đang dùng các thuốc làm suy giảm catecholammn như reserpin hoặc guanethidin, vì tác động chẹn beta – adrenergic tăng thêm của bisoprolol fumarat có thể làm giảm quá mức hoạt tính giao cảm.
– Trên những bệnh nhân đang điều trị đồng thời với clonidin, nêu ngưng điều trị thì nên ngưng bisoprolol trong nhiều ngày trước khi ngưng clonidin.
– Nên thận trọng khi dùng đồng thời bisoprolol với các thuốc ức chế co bóp cơ tim hoặc ức chế dẫn truyền nhĩ thất, như các thuốc đối kháng calci (đặc biệt thuộc nhóm phenylalkylamin [verapamil] và benzothiazepin [diltiazem] ) hoặc thuốc trị loạn nhịp như disopyramid, sotalol.

 

 

Exit mobile version