Site icon Medplus.vn

Thuốc Medphatobra 80: Liều dùng & lưu ý, hướng dẫn sử dụng, tác dụng phụ

Thuốc Medphatobra 80 là gì?

Thuốc Medphatobra 80 là thuốc ETC dùng để điều trị các trường hợp nhiễm trùng nặng gây ra bởi các vi khuẩn nhạy cảm với Tobramycin.

Tên biệt dược

Thuốc được đăng ký dưới tên Medphatobra 80.

Dạng trình bày

Thuốc Medphatobra 80 được bào chế dưới dạng dung dịch tiêm bắp, tiêm tĩnh mạch.

Quy cách đóng gói

Thuốc này được đóng gói ở dạng: Hộp 10 lọ x 2ml.

Phân loại

Thuốc Medphatobra 80 là thuốc ETC  – thuốc kê đơn.

Số đăng ký

Thuốc Medphatobra 80 có số đăng ký: VN-19091-15.

Thời hạn sử dụng

Thuốc Medphatobra 80 có hạn sử dụng là 36 tháng kể từ ngày sản xuất.

Nơi sản xuất

Thuốc Medphatobra 80 được sản xuất ở: Medphano Arzneimittle GmbH

Địa chỉ: Maienbergstr. 10-12, 15562 Rudersdorf Đức.

Thành phần của thuốc Medphatobra 80

Mỗi 1 ml dung dịch tiêm chứa:

Tobramycin sulphat 61 mg (tương đương 40 mg Tobramycin)
Tá dược: Sodium EDTA, Sodium chỉlord, Sodium sulphat anhydrous, Sulphuric acid, Sulphuric acid 10 %, nước pha tiêm.

Công dụng của thuốc Medphatobra 80 trong việc điều trị bệnh

Thuốc Medphatobra 80 là thuốc ETC dùng để điều trị các trường hợp nhiễm trùng nặng gây ra bởi các vi khuẩn nhạy cảm với Tobramycin.

Medphatobra 80 được dùng để điều trị:

Hướng dẫn sử dụng thuốc Medphatobra 80

Cách sử dụng

Thuốc Medphatobra 80 được chỉ định dùng theo đường tiêm.

Đối tượng sử dụng

Bệnh nhân chỉ được sử dụng thuốc Medphatobra 80  khi có chỉ định của bác sĩ.

Liều dùng

Bệnh nhân có chức năng thận bình thường

Chỉ nên điều trị trong thời gian ngắn, thông thường là 7-10 ngày. Thời gian có thể lâu hơn trong các nhiễm trùng có biến chứng, khó điều trị. Trong trường hợp này, nên theo dõi chức năng thận, thính giác và tiền đình, vì độc tính trên thần kinh xảy ra khi điều trị lâu hơn 10 ngày.

Bệnh nhân suy thận

1mg/kg/ngày, khoảng cách giữa các liều dùng được xác định dựa vào chức năng thận, theo bảng sau:

Liều dùng cho bệnh nhân béo phì

Có thể tính bằng phép cộng trọng lượng ước đoán bình thường của bệnh nhân, với trọng lượng thừa 40% so với trọng lượng bình thường để tính liều dùng mg/kg.

Trong trường hợp tiêm truyền, liều đơn nên được pha loãng với 100 – 200 mL dung dịch NaCl 0.9% hoặc dung dịch glucose 5%. Đối với trẻ em, nên dùng thể tích nhỏ hơn một cách thích hợp.

Nếu dùng, nồng độ hoạt chất nên < 1mg/mL.

Không nên trộn Medphatobra 80 với các thuốc khác, nên dùng riêng rẽ dựa theo liều lượng và đường dùng đã được khuyến cáo.

Lưu ý đối với người dùng thuốc Medphatobra 80

Chống chỉ định

Bệnh nhân quá mẫn do dị ứng với tobramycin hay bất kỳ thuốc aminoglycosid khác hoặc bất kỳ thành phần tá dược nào của thuốc. Bệnh nhân giảm thính giác, bệnh thận.

Tác dụng phụ

Tác dụng không mong muốn của tobramycin thường phụ thuộc theo liều, quan trọng nhất là độc tính ở thận và ở cơ quan thính giác. Người có chức năng thận suy yếu có nguy cơ cao và cần phải giảm liều tương ứng với chức năng thận.

Thường gặp, ADR > 1/100
Toàn thân: Đau và phản ứng tại chỗ tiêm.
Máu: Tăng bạch cầu ưa eosin.
Tuần hoàn: Viêm tĩnh mạch huyết khối.
Gan: Transaminase tăng.
Tiết niệu – sinh dục: Chức năng thận xấu đi với những người đã có chức năng thận suy giảm trước khi bắt đầu điều trị.
Tai: Độc với tiền đình và ốc tai, đặc biệt ở người bệnh có chức năng thận suy giảm.

Ít gặp. 1/1000 < ADR < 1/100
Toàn thân: Đau đầu.
Tiêu hóa: Buồn nôn, nôn.
Gan: Phosphatase kiềm và lactat dehydrogenase tăng.
Tiết niệu – sinh dục: Suy giảm chức năng thận ở người bệnh trước đó có chức năng bình thường.
Tai: Độc tính với tiền đình và ốc tai ở những người bệnh có thận bình thường.

Hiếm gặp, ADR < 1/1000
Toàn thân: Sốt, ngủ lịm.
Máu: Ca, Mg, Na và K huyết giảm, thiếu máu; giảm bạch cầu hạt, giảm tiểu cầu. Thần kinh trung ương: Lú lẫn.
Tiêu hóa: Ỉa chảy.
Phản ứng độc hại ở cơ quan thính giác có thể vẫn phát triển sau khi đã ngưng dùng tobramycin.

Thông báo với bác sỹ các tác dụng không mong muốn gặp phải khi dùng thuốc.

Xử lý khi quá liều

Vì không có thuốc giải độc đặc hiệu, việc điều trị quá liều hoặc phản ứng độc của tobramycin nhằm chữa triệu chứng và hỗ trợ.

* Cách điều trị như sau:
Lọc máu hoặc thẩm tách phúc mạc để loại aminoglycosid ra khỏi máu của người bệnh suy thận.

Dùng các thuốc kháng cholinesterase, muối calci, hoặc hô hấp nhân tạo cơ học để điều trị chẹn thần kinh – cơ gây yếu cơ kéo dài và suy hoặc liệt hô hấp (ngừng thở) có thể xảy ra khi dùng đồng thời hai aminoglycosid.

Cách xử lý khi quên liều

Thông tin về cách xử lý khi quên liều thuốc Medphatobra 80 đang được cập nhật.

Các biểu hiện sau khi dùng thuốc

Thông tin về biểu hiện sau khi dùng thuốc Medphatobra 80 đang được cập nhật.

Hướng dẫn bảo quản

Điều kiện bảo quản

Thuốc Medphatobra 80 nên được bảo quản ở nhiệt độ không quá 30°C, tránh ánh sáng.

Thời gian bảo quản

Thời gian bảo quản của thuốc Medphatobra 80 là 36 tháng kể từ ngày sản xuất.

Thông tin mua thuốc

Nơi bán thuốc Medphatobra 80

Nên tìm mua thuốc Medphatobra 80 tại Chợ y tế xanh hoặc các nhà thuốc uy tín để đảm bảo sức khỏe bản thân.

Giá bán

Giá sản phẩm thường xuyên thay đổi và có thể không giống nhau giữa các điểm bán. Vui lòng liên hệ hoặc đến trực tiếp điểm bán gần nhất để biết giá chính xác của thuốc vào thời điểm này.

Thông tin tham khảo thêm

Dược lý và cơ chế tác dụng

Tobramycin là một kháng sinh nhóm aminoglycosid thu được từ môi trường nuôi cấy Streptomyces tenebrarus.

Thuốc có tác dụng diệt khuẩn. Mặc dù cơ chế tác dụng chính xác chưa biết đầy đủ, nhưng có lẽ thuốc ức chế sự tổng hợp protein ở các vi khuẩn nhạy cảm bằng cách gắn không thuận nghịch với các tiểu đơn vị 30S của ribosom.

Phổ tác dụng:
Nhìn chung, tobramycin có tác dụng với nhiều vi khuẩn Gram âm hiếu khí và một số vi khuẩn Gram dương hiếu khí. Thuốc không có tác dụng với Chiamydia, nấm, virus và đa số các vi khuẩn yếm khí. In vitro, tobramycin thường tác dụng kém hơn gentamicin đối với 1 số vi khuẩn Gram âm bao gồm E. coli và Serratia. Nhưng tobramycin lại mạnh hơn gentamicin một chút đối với Ps. aeruginosa vốn nhạy cảm với cả hai loại thuốc này.

Tobramycin rất giống gentamicin về tính chất vi sinh học và độc tính. Chúng có cùng nửa đời thải trừ, nồng độ đỉnh trong huyết thanh, ít liên kết với protein, thể tích phân bố và sự bài tiết chủ yếu qua lọc ở cầu thận. Không phải những chủng vi khuẩn kháng gentamicin đều kháng tobramycin.

Thận trọng

Do khả năng gây độc của các aminoglycosid, cần theo dõi lâm sàng ở bênh nhân một cách cẩn thận. Trong trường hợp có tổn thương thận hoặc có các dấu hiệu suy chức năng thận đầu tiên xuất hiện, điều trị nên được tiếp tục với sự theo dõi đặc biệt. Chức năng thận và chức năng dãy thần kinh số 8 nên được kiểm tra đều đặn.

Trong trường hợp rối loạn chức năng thận, tiền đình hoặc thính giác, điều trị nên được ngưng tạm thời hoặc liều dùng nên được thay đổi.

Trong khi điều trị, sự tăng sinh của các vi sinh vật không nhạy cảm có thể xảy ra.

Do tobramycin có tính chất khóa dây thần kinh cơ, đặc biệt thận trọng ở những bệnh nhân có tình trạng suy thần kinh cơ trước đây (như nhược cơ, bệnh Parkinson) và ở những bệnh nhân dùng đồng thời với các thuốc giãn cơ (như dùng tobramycin khi phẫu thuật)

Đo nông độ huyết tương định kỳ để xác định liều dùng thích hợp cũng được khuyến cáo ở những bệnh nhân bị bỏng diện tích rộng. Ở những bệnh nhân này dược động học bị thay đổi có thể làm giảm thấp nồng độ aminoglucosid trong huyết tương.

Tương tác thuốc

Tobramycin được biết có tương tác với các thuốc sau đây:

Tobramycin / thuốc giãn cơ / ête / máu có citrate

Tính chất ức chế thần kinh cơ của các aminoglycosid tăng lên bởi các thuốc giãn cơ và ête hoặc bởi một lượng xitrate lớn hơn trong máu (ví dụ, trong trường hợp truyền máu). Medphatobra 80 được dùng trong hoặc ngay sau khi phẫu thuật cùng với các thuốc giãn cơ loại không khử cực có thể làm tăng thêm hoặc kéo dài tính khóa thần kinh cơ của Tobramycin. Những tương tác này có thể là nguyên nhân của các tai nạn không mong muốn. Do nguy cơ tăng lên, những bệnh nhân này nên được kiểm tra cẩn trọng. Khóa thần kinh cơ gây ra bởi aminoglycosid có thể phục hồi bằng cách tiêm Calcium chlorid.

Tobramycin / methoxyfluran- chất gây mê

Aminoglycosid có thể làm tăng tác động gây hại đến thận của methoxyfluran. Nếu được dùng chung thì có thể gây tổn hại nặng cho thận.

Tobramycin / các thuốc khác gây tổn thương thính giác hoặc thận

Do nguy cơ tác dụng phụ tăng, đặc biệt thận trọng ở những bệnh nhân dùng Tobramycin cùng lúc (hoặc sau đây) với các thuốc gây độc tai và độc thận, như amphotericin B (thuốc kháng nấm), colistin (kháng sinh), cyclosporin (ngăn suy giảm miễn dịch), ciplastin (kháng khối u), vancomycin (kháng sinh), thuốc lợi tiểu quai như acid ethacrynic và furosemid.

Nguy cơ tổn thương thận gây ra bởi Tobramycin có thể tăng lên do các thuốc chứa cisplatin khoảng 3-6 tuần sau khi dùng chung 2 thuốc.

Tobramycin / các kháng sinh khác

Phối hợp với các thuốc kháng sinh khác (như các betalactam) có thể tạo ra tác động hiệp lực. Tác động hiệp lực của acetyl amino-pericilin trên Pseudomonas aeruginosa, ampicilin trên enterococci và các cephalosporin trên Klebsiella pneumoniae đã được mô tả.

Phụ nữ có thai và cho con bú

Tobramycin đi qua nhau thai. So với các aminoglycosid khác, những nghiên cứu trên người không cho thấy bất kỳ một tổn thương nào trên bào thai gây ra do Tobramycin.

Medphatobra 80 không nên dùng ở phụ nữ mang thai 3 tháng đầu thai kỳ và những tháng sau của thai phụ trừ khi có chỉ định rõ ràng.

Tobramycin tiết vào sữa mẹ một lượng nhỏ. Mặc dù Tobramycin tiết vào sữa mẹ nhưng nó không được hấp thu tốt khi dùng đường uống. Sự hấp thu qua đường uống bị giới hạn này có thể làm giảm tối thiểu tác hại đối với trẻ bú mẹ. Khả năng mẫn cảm ở trẻ bú mẹ và sự ảnh hưởng lên hệ vi sinh ở ruột gây tiêu chảy hoặc sự tăng sinh nấm men nên được chú ý.

Sử dụng trong lái xe và vận hành máy móc

Do tác dụng phụ của thuốc, thận trọng khi lái xe và vận hành máy móc.

Hình ảnh tham khảo

Medphatobra 80

Nguồn tham khảo

Drugbank

Exit mobile version