Site icon Medplus.vn

Thuốc Melotop điều trị các cơn viêm đau xương khớp

Melotop là thuốc gì? Hãy cùng Medplus tìm hiểu về các thông tin, cách dùng và liều lượng, công dụng và chống chỉ định, cách bảo quản và nơi mua cũng như giá bán của loại thuốc này thông qua bài viết sau đây. 

Thuốc Melotop điều trị các cơn đau viêm xương khớp

Thông tin về thuốc MELOTOP

Ngày kê khai: 26/05/2016

Số GPLH/ GPNK: VD-23299-15

Đơn vị kê khai: Công ty CPDP Shinpoong Daewoo Việt Nam

Hoạt Chất – Nồng độ/ hàm lượng: Meloxicam 7,5mg

Dạng Bào Chế: Viên nang cứng

Quy cách đóng gói: Hộp 10 vỉ x 10 viên

Hạn sử dụng: 24 tháng

Phân loại: KK trong nước

Công ty Sản Xuất: Công ty TNHH Dược phẩm Shinpoong Daewoo

Số 13, đường 9A, KCN. Biên Hoà II, TP. Biên Hoà, Đồng Nai Việt Nam

Công dụng – chỉ định

Công dụng

Meloxicam có trong Melotop có tác dụng hạ sốt, giảm đau, chống viêm và chống kết tập tiểu cầu. Tuy nhiên tác dụng hạ sốt kém nên meloxicam chủ yếu dùng giảm đau và chống viêm.

Meloxicam tan ít trong mỡ nên thấm tốt vào hoạt dịch và các tổ chức viêm. Thuốc xâm nhập kém vào mô thần kinh nên ít tác dụng không mong muốn trên thần kinh.

Chỉ định

Thuốc Melotop được chỉ định điều trị triệu chứng dài hạn các cơn viêm đau mãn tính trong:

Cách dùng – liều lượng

Cách dùng

Uống thuốc Melotop lúc no hoặc bất kỳ lúc nào, có dùng thuốc kháng acid hay không.

Liều lượng

  • Viêm khớp dạng thấp, viêm cột sống dính khớp: 2 viên (7,5 mg)/ngày. Tuỳ đáp ứng điều trị có thể giảm liều còn 1 viên (7,5 mg)/ngày.
  • Viêm đau xương khớp: 1 viên (7,5 mg) /ngày. Nếu cần có thể tăng liều đến 2 viên (7,5 mg)/ngày.
  • Bệnh nhân có nguy cơ phản ứng phụ cao: Khởi đầu điều trị với liều 1 viên (7,5 mg)/ ngày.
  • Bệnh nhân suy thận nặng phải chạy thận nhân tạo: Liều dùng không quá 1 viên (7,5 mg)/ ngày.
  • Trẻ em: Liều dùng chưa được xác định, nên chỉ dùng Meloxicam hạn chế cho người lớn.
  • Khi dùng kết hợp với các dạng viên, tiêm: Tổng liều không vượt quá 2 viên (7,5 mg)/ ngày.

Cần áp dụng chính xác liều dùng thuốc Melotop ghi trên bao bì, tờ hướng dẫn sử dụng thuốc hoặc chỉ dẫn của bác sĩ, dược sĩ. Không tự ý tính toán, áp dụng hoặc thay đổi liều dùng.

Chống chỉ định

Thuốc Melotop chống chỉ định sử dụng cho những trường hợp sau:

  • Mẫn cảm với thuốc, người có tiền sử dị ứng với aspirin hoặc các thuốc chống viêm không steroid khác.
  • Không được dùng meloxicam cho những người có triệu chứng hen phế quản, polyp mũi, phù mạch thần kinh hoặc bị phù Quincke, mề đay sau khi dùng aspirin hoặc các thuốc chống viêm không steroid khác.
  • Loét dạ dày tá tràng tiến triển
  • Chảy máu dạ dày, chảy máu não.
  • Không dùng dạng thuốc đặt trực tràng cho người có tiền sử viêm trực tràng hoặc chảy máu trực tràng.
  • Suy gan nặng và suy thận nặng không lọc máu.
  • Phụ nữ có thai và cho con bú.

Tác dụng phụ

Những tác dụng phụ khi dùng Melotop:

  • Tiêu hoá: Đau bụng, tiêu chảy, khó tiêu, đầy hơi, nôn và các bất thường thoáng qua do thay đổi các thông số chức năng gan.
  • Huyết học: Thiếu máu, rối loạn công thức máu: Rối loạn các bạch cầu, giảm tiểu cầu. Nếu dùng đồng thời với các thuốc có độc tính trên tuỷ xương, đặc biệt như Methotrexat sẽ là yếu tố thuận lợi cho suy giảm tế bào máu.
  • Da: Ngứa, phát ban da, mề đay, viêm miệng, nhạy cảm với ánh sáng.
  • Hệ hô hấp: Khởi phát cơn hen cấp (rất hiếm gặp).
  • Hệ thần kinh trung ương: Chóng mặt, đau đầu, ù tai, ngủ gật.
  • Hệ tim mạch: Phù, tăng huyết áp, hồi hộp, đỏ bừng mặt.
  • Hệ tiết niệu: Tăng creatinin máu và hoặc tăng urê máu.
  • Phản ứng tăng nhạy cảm: phù niêm mạc và phản ứng phản vệ

Chú ý: Thông báo cho bác sỹ những tác dụng phụ gặp phải khi sử dụng thuốc.

Thông thường những tác dụng phụ hay tác dụng ngoài ý muốn sẽ mất đi khi ngưng dùng thuốc. Nếu có những tác dụng phụ hiếm gặp mà chưa có trong tờ hướng dẫn sử dụng. Thông báo ngay cho bác sĩ hoặc người phụ trách y khoa nếu thấy nghi ngờ về các những tác dụng phụ của thuốc Melotop.

Tương tác thuốc

Không nên phối hợp thuốc Melotop với các thuốc sau:

  • Các thuốc chống viêm, giảm đau không steroid khác: tăng nguy cơ xuất huyết tiêu hoá do tác động hiệp lực.
  • Các thuốc kháng đông, thuốc làm tan huyết khối (ticlopidin, heparin): làm tăng nguy cơ chảy máu.
  • Lithi: làm tăng nồng độ Lithi trong huyết tương.
  • Methotrexat: tăng độc tính trên hệ tạo máu.
  • Dụng cụ ngừa thai: Các thuốc chống viêm giảm đau không steroid được ghi nhận làm giảm hiệu quả của những dụng cụ ngừa thai đặt trong tử cung.

Thận trọng khi dùng đồng thời Melotop với các thuốc sau:

  • Thuốc lợi tiểu: tăng tiềm năng suy thận cấp ở bệnh nhân mất nước.
  • Thuốc hạ huyết áp (như các thuốc chẹn bêta, thuốc ức chế men chuyển, thuốc giãn mạch, thuốc lợi tiểu): do làm giảm tác dụng hạ áp.
  • Cholestyramin: làm tăng thải trừ của Meloxicam do hiện tượng liên kết ở ống tiêu hoá.
  • Ciclosporin: Meloxicam làm tăng độc tính trên thận của Ciclosporin.

Sử dụng cho phụ nữ có thai và cho con bú:

Không nên dùng Melotop cho phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú dù không thấy tác dụng sinh quái thai trong những thử nghiệm tiền lâm sàng.

Tác động của thuốc khi lái xe, vận hành máy móc:

Chưa có nghiên cứu về ảnh hưởng của thuốc đến khả năng lái xe và vận hành máy móc. Tuy nhiên nếu xuất hiện các phản ứng phụ như chóng mặt và ngủ gật, nên tránh lái xe hoặc vận hành máy móc.

Bảo quản thuốc

  • Thuốc Melotop cần được bảo quản ở nhiệt độ phòng, tránh ánh sáng và độ ẩm cao. Mỗi loại thuốc có phương pháp bảo quản khác nhau, thường được ghi trên bao bì sản phẩm;
  • Lưu ý không bảo quản thuốc trong ngăn đá tủ lạnh hoặc phòng tắm;
  • Giữ thuốc tránh xa tầm tay trẻ và thú nuôi;
  • Bỏ thuốc Melotop đúng cách khi thuốc quá hạn hoặc gặp vấn đề chất lượng, không vứt vào đường ống nước hoặc toilet.

Hình ảnh minh họa

Hình ảnh minh họa cho thuốc Melotop

Thông tin mua thuốc

Nơi mua thuốc

Thuốc Melotop có thể được tìm mua tại các hiệu thuốc đạt chuẩn và được cấp phép trên toàn quốc.

Giá thuốc

Thuốc Melotop được kê khai với giá niêm yết cho mỗi viên là 840 VND.

Tuy nhiên, nếu mua được thuốc Melotop với giá rẻ hơn giá được kê khai, bạn cần kiểm tra kỹ các thông tin của thuốc để đảm bảo không mua phải thuốc kém chất lượng.

Nguồn tham khảo: Cổng công khai y tế

Exit mobile version