Site icon Medplus.vn

Thuốc Meropenem 1g : Liều dùng & lưu ý, hướng dẫn sử dụng, tác dụng phụ

Thuốc Meropenem 1g là gì?

Meropenem 1g  là thuốc kê đơn thuộc nhóm ETC được chỉ định điều trị cho cả người lớn và trẻ em trong các trường hợp nhiễm một hay nhiêu loại vi khuẩn nhạy cảm với meropenem.

Tên biệt dược

Thuốc được đăng ký dưới tên Meropenem 1g   

Dạng trình bày

Thuốc Meropenem 1g  được trình bày dưới dạng bột pha tiêm truyền tĩnh mạch

Quy cách đóng gói

Phân loại

Thuốc  Meropenem 1g  là loại thuốc kê đơn ETC

Số đăng ký

VN-18195-14

Thời hạn sử dụng

Thuốc có thời hạn sử dụng 24 tháng kể từ ngày sản xuất và được in trên bao bì thuốc

Nơi sản xuất

Thuốc được sản xuất tại Eurofarma Laboratorios Ltda, Brazil

Thành phần của thuốc Meropenem 1g

– Mỗi lọ chứa 1 g meropenem khan.
– Tá dược: natri carbonat

Công dụng của Meropenem 1g trong việc điều trị bệnh

Meropenem 1g  là thuốc được chỉ định điều trị cho cả người lớn và trẻ em trong các trường hợp nhiễm một hay nhiêu loại vi khuẩn nhạy cảm với meropenem:
– Nhiễm khuẩn đường tiết niệu;
– Viêm phổi và viêm phổi bệnh viện;
– Nhiễm khuẩn ổ bụng:
– Nhiễm khuẩn phụ khoa như viêm nội mạc tử cung;
– Nhiễm trùng da và cấu trúc da;
– Viêm màng não;
– Nhiễm trùng huyết;
– Điều trị theo kinh nghiệm trong các trường hợp nghi nhiễm khuẩn với triệu chứng sốt giảm bạch cầu trung tính, có thể sử dụng đơn trị liệu hoặc phối hợp với các thuốc kháng virus, kháng nấm

Hướng dẫn sử dụng thuốc Meropenem 1g

Cách sử dụng

Thuốc Meropenem 1g  được sử dụng thông qua đường tiêm

Đối tượng sử dụng

Thuốc Meropenem 1g  được sử dụng cho người bệnh dưới sự kê đơn của bác sĩ

Liều dùng

Người lớn

Liều dùng và thời gian điều trị phụ thuộc vào loại và mức độ nhiễm khuẩn cũng như tình trạng bệnh nhân. Liều khuyến cáo như sau:
– 500mg tiêm tĩnh mạch mỗi 8 giờ cho các trường hợp điều trị viêm phổi, nhiễm khuẩn đường tiết niệu, nhiễm khuẩn phụ khoa như viêm nội mạc tử cung, nhiễm khuẩn da và cấu trúc da.
– 1g tiêm tĩnh mạch mỗi 8 giờ cho điều trị viêm phổi bệnh viện, viêm phúc mạc, nghi nhiễm khuẩn ở những bệnh nhân giảm bạch cầu trung tính,
nhiễm trùng máu.
– Bệnh nhân xơ nang, viêm màng não: hầu hết sử dụng liều 2g mỗi 8 giờ

Bệnh nhân suy thận

Độ thanh thải Creatinin từ 26-50: dùng liều đơn vị mỗi 12 giờ
Độ thanh thải Creatinin từ 10-25: dùng nửa liều đơn vị mỗi 12 giờ
Độ thanh thải Creatinin từ <10 : dùng nửa liều đơn vị mỗi 24 giờ

Trẻ em

– Trẻ từ 3 tháng đến 12 tuổi: liều khuyến cáo là 10 – 40 mg/kg mỗi 8 giờ phụ thuộc vào loại và mức độ nhiễm khuẩn, độ nhạy thuốc của vi khuẩn và tình trạng bệnh nhân. Trẻ trên 50 kg dùng liều như của người lớn.
– Trẻ từ 4 đến 18 tuổi mắc xơ nang: dùng liều từ 25-40 mg/kg mỗi 8 giờ để điều trị cơn cấp của bệnh nhiễm trùng đường hô hấp dưới mạn tính. Viêm màng não: liều khuyến cáo là 40 mg/kg mỗi 8 giờ.

Lưu ý đối với người dùng thuốc Meropenem 1g

Chống chỉ định

Tác dụng phụ

Thường gặp
Tiêu hóa: buồn nôn, nôn, ỉa chảy
Cục bộ: viêm tĩnh mạch

Ít gặp

Xử lý khi quá liều

Quá liều ngẫu nhiên có thể xảy ra trong quá trình điều trị, đặc biệt ở những bệnh nhân Suy thận. Các dữ liệu hạn chế về giai đoạn hậu marketing cho thấy những tác dụng xảy ra khi quá liều cũng tương tự như những tác dụng không mong muốn của thuốc. Khi quá liều nên điều trị triệu chứng vì ở bệnh nhân bình thường sự bài tiết thuốc qua thận diễn ra nhanh, ở những bệnh nhân suy thận quá trình chạy thận nhân tạo sẽ loại bỏ meropenem.

Cảnh báo và thận trọng khi dùng thuốc

– Trước khi dùng cần tìm hiểu rõ tiền sử dị ứng với các kháng sinh beta-lactam và thận trọng khi sử dụng cho những bệnh nhân này. Nếu gặp phản ứng dị ứng cần ngưng dùng thuốc và có biện pháp điều trị thích hợp.
– Theo dõi cẩn thận men gan và mức bilirubin khi dùng thuốc cho những bệnh nhân suy gan. Như mọi kháng sinh khác, tình trạng tăng sinh của các vi sinh vật không nhạy thuốc có thể xảy ra, vì vậy cần theo dõi liên tục những bệnh nhân này.

Hướng dẫn bảo quản

Điều kiện bảo quản

Thuốc Meropenem 1g nên được bảo quản ở nơi khô mát (nhiệt độ < 30°C), tránh ánh sáng trực tiếp và nơi ẩm ướt

Thời gian bảo quản

Bảo quản thuốc trong 24 tháng kể từ khi sản xuất, đối với thuốc đã tiếp xúc với không khí thì nên sử dụng ngay.

Thông tin mua thuốc

Nơi bán thuốc Meropenem 1g

Liên hệ Chợ Y Tế Xanh hoặc đến trực tiếp tới các nhà thuốc tư nhân, các nhà thuốc đạt chuẩn GPP hoặc nhà thuốc để mua thuốc.

Giá bán

Giá sản phẩm thường xuyên thay đổi và có thể không giống nhau giữa các điểm bán. Vui lòng liên hệ hoặc đến trực tiếp điểm bán gần nhất để biết giá chính xác của thuốc Meropenem 1g  vào thời điểm này.

Hình ảnh tham khảo

Nguồn tham khảo

Drugbank

Thông tin tham khảo thêm về Meropenem 1g

Dược lực học

Meropenem là một kháng sinh carbapenem dùng đường tiêm, tương đối bền với men dehydropeptidase-I (DHP-I) vì vậy không cần phối hợp với chất ức chế men DHP-I. Meropenem diệt khuẩn theo cơ chế ngăn cản sự hình thành vách tế bào vi khuẩn. Nhờ khả năng xâm nhập qua thành tế bào vi khuẩn, tính bền vững với các enzym beta-lactamase trong huyết tương và ái lực cao với protein gắn penicillin, meropenem có phổ tác dụng rộng trên cả vi khuẩn ái khí và kị khí. Nhìn chung nồng độ diệt khuẩn tối thiểu của thuốc (MBC) tương tự nồng độ kìm khuẩn tối thiểu (MIC). 76% các thử nghiệm vi sinh cho kết quả tỉ lệ MBC/MIC bằng 2 hoặc nhỏ hơn.

Dược động học

Khi truyền tĩnh mạch một liều don meropenem trong 30 phút cho tình nguyện viên khoẻ mạnh, nồng độ đỉnh trong huyết tương đạt được lần lượt là 11 microgam/ml với liều 250 mg, 23 microgam/ml với liều 500 mg và 49 microgam/ml với liều 1 g. Tuy nhiên không có sự tương ứng dược động học tuyệt đối giữa liều dùng với nồng độ đỉnh Cmaxvà diện tích dưới đường cong (AUC). Hơn nữa, nhận thấy có sự giảm độ thanh thải huyết tương từ 287 xuống 205 ml/phút khi tăng liều từ 250 mg đến 2 g.

Tương tác thuốc

Probenecid cạnh tranh bài tiết qua ống thận với meropenem vì vậy ức chế sự thải trừ qua thận dẫn đến tăng thời gian bán thải và nồng độ meropenem trong huyết tương. Liều của meropenem đã chia không tính đến ảnh hưởng của propenecid nên không khuyến cáo dùng phối hợp 2 loại thuốc này. Tác động của meropenem lên protein vận chuyển thuốc và sự chuyển hoá của các thuốc khác chưa được nghiên cứu. Hàm lượng thuốc gắn protein huyết tương thấp (khoảng 2%) vì vậy không có sự cạnh tranh với các thuốc khác trên protein vận chuyển thuốc

 

Exit mobile version