Site icon Medplus.vn

Thuốc Mezagastro: Liều dùng & lưu ý, hướng dẫn sử dụng, tác dụng phụ

Thuốc Mezagastro là gì?

Thuốc Mezagastro là thuốc ETC được dùng để điều trị loét tá tràng tiến triển; Điều trị duy trì loét tá tràng với liều thấp để giảm tái phát sau khi vết loét đã liền; Loét dạ dày lành tính tiến triển, bao gồm cả loét do sang chấn tâm lý (stress) hay do thuốc chống viêm không steroid; Bệnh trào ngược dạ dày – thực quản.

Tên biệt dược

Thuốc được đăng ký dưới tên Mezagastro.

Dạng trình bày

Thuốc Mezagastro được bào chế dưới dạng viên nang cứng.

Quy cách đóng gói

Thuốc này được đóng gói ở dạng: Hộp 3 vỉ x 10 viên.

Phân loại

Thuốc Mezagastro là thuốc ETC  – thuốc kê đơn.

Số đăng ký

Thuốc Mezagastro có số đăng ký: VD-24771-16.

Thời hạn sử dụng

Thuốc Mezagastro có hạn sử dụng là 36 tháng kể từ ngày sản xuất.

Nơi sản xuất

Thuốc Mezagastro  được sản xuất ở: Công ty cổ phần dược phẩm Hà Tây

Địa chỉ: Tổ dân phố số 4 – La Khê – Hà Đông – Hà Nội Việt Nam.

Thành phần của thuốc Mezagastro

Mỗi viên nang cứng chứa:

Nizatidin 150mg
Tá dược vđ 1 viên (Tá dược gồm: gelatin, bột talc, tinh bột sắn, tinh bột mì, natri crosscarmellose, natri starch glycolat, crospovidon, natri lauryl sulphat).

Công dụng của thuốc Mezagastro trong việc điều trị bệnh

Thuốc Mezagastro là thuốc ETC được dùng để điều trị:

Hướng dẫn sử dụng thuốc Mezagastro

Cách sử dụng

Thuốc Mezagastro được chỉ định dùng theo đường uống.

Đối tượng sử dụng

Bệnh nhân chỉ được sử dụng thuốc Mezagastro khi có chỉ định của bác sĩ.

Liều dùng

Người lớn và trẻ em

Người lớn:

Trẻ em: Độ an toàn và hiệu quả của nizatidin đối với trẻ dưới 12 tuổi chưa được chứng minh.

Người suy thận và suy gan

Liều cho người suy thận: Giảm liều ở người suy thận theo mức lọc cầu thận (Clcr).

Liều cho người suy gan: Nên giảm liều (1/3 liều) và dùng viên nang 150 mg, nhất là khi có kết hợp suy thận.

Lưu ý: Có thể phải tăng liều thuốc kháng thụ thể H2 ở người bị bỏng, do có tăng thanh thải của các thuốc kháng thụ thể H2 ở những bệnh nhân này.

Lưu ý đối với người dùng thuốc Mezagastro

Chống chỉ định

Thuốc Mezagastro chống chỉ định trong trường hợp: Quá mẫn với các thuốc kháng thụ thể H2 hoặc quá mẫn với bất kỳ thành phần nào của thuốc.

Tác dụng phụ

Nizatidin có rất ít hoặc không có tác dụng kháng androgen, mặc dù có một vài thông báo về chứng vú to và giảm dục năng ở nam giới. Nizatidin cũng không ảnh hưởng đến nồng độ prolactin và không ảnh hưởng đến thanh thải qua gan của các thuốc khác. Các tác dụng không mong muốn của nizatidin trên tim ít hơn các thuốc kháng thụ thể H2 khác.

Thường gặp ADR > 1/100
Da: Phát ban, ngứa, viêm da tróc vảy.
Ho, chảy nước mũi, viêm họng, viêm xoang.
Đau lưng, đau ngực.

Ít gặp 1/1000 < ADR < 1/100
Da: mày đay.
Tiêu hóa: Đau bụng, tiêu chảy, táo bón, khô miệng, nôn.
Toàn thân: Sốt, nhiễm khuẩn. Tăng acid uric máu.

Hiếm gặp ADR < 1/1000
Toàn thân: Chóng mặt, mệt mỏi, mất ngủ, đau đầu.
Da: hồng ban đa dạng, rụng tóc, hoại tử biểu bì nhiễm độc.
Máu: Thiếu máu, giảm bạch cầu, giảm tiểu cầu, giảm toàn thể huyết cầu.
Tim mạch: Loạn nhịp (nhịp tim nhanh hoặc nhịp tim chậm), hạ huyết áp tư thế, nghẽn nhĩ- thất, ngất.
Quá mẫn: Sốc phản vệ, phù mạch, phù thanh quản, co thắt phế quản, viêm mạch, bệnh huyết thanh, hội chứng Stevens- Johnson.
Gan: Viêm gan, vàng da, ứ mật, tăng enzym gan.
Tâm thần: Bồn chồn, ảo giác, nhầm lẫn.
Nội tiết: Giảm khả năng tình dục, chứng vú to ở đàn ông.
Cơ khớp: Đau cơ, đau khớp.
Rối loạn thị giác.

Xử lý khi quá liều

Thông tin về độc tính cấp của nizatidin còn hạn chế. Chưa biết liều gây chết cấp của nizatidin ở người.

Triệu chứng: Trên động vật, quá liều nizatidin có triệu chứng cholinergic gồm các triệu chứng: chảy nước mắt, tiết nước bọt, nôn, co đồng tử, ỉa chảy.

Xử trí:
– Không có thuốc giải độc đặc hiệu khi dùng quá liều các thuốc kháng thụ thể H2, chỉ điều trị triệu chứng và hỗ trợ.
– Giảm hấp thu: gây nôn, rửa dạ dày, uống than hoạt.
– Nhịp tim chậm: điều trị bằng atropin; loạn nhịp thất: điều tri bằng lidocain. Theo dõi lâm sàng và điều trị hỗ trợ. Thẩm phân máu không loại bỏ được nizatidin.

Cách xử lý khi quên liều

Thông tin về cách xử lý khi quên liều thuốc Mezagastro đang được cập nhật.

Các biểu hiện sau khi dùng thuốc

Thông tin về biểu hiện sau khi dùng thuốc Mezagastro đang được cập nhật.

Hướng dẫn bảo quản

Điều kiện bảo quản

Thuốc Mezagastro nên được bảo quản ở nhiệt độ không quá 30°C, nơi khô.

Thời gian bảo quản

Thời gian bảo quản của thuốc Mezagastro là 36 tháng kể từ ngày sản xuất.

Thông tin mua thuốc

Nơi bán thuốc Mezagastro

Nên tìm mua thuốc Mezagastro tại Chợ y tế xanh hoặc các nhà thuốc uy tín để đảm bảo sức khỏe bản thân.

Giá bán

Giá sản phẩm thường xuyên thay đổi và có thể không giống nhau giữa các điểm bán. Vui lòng liên hệ hoặc đến trực tiếp điểm bán gần nhất để biết giá chính xác của thuốc vào thời điểm này.

Thông tin tham khảo thêm

Dược lực học

Nizatidin ức chế cạnh tranh với tác dụng của histamin ở thụ thể H2 của các tế bào thành ở dạ dày, làm giảm bài tiết acid dịch vị cả ngày và đêm, cả khi bị kích thích do thức ăn, histamin, pentagastrin, cafein, insulin.

Hoạt tính kháng thụ thể H2 của nizatidin có tác dụng thuận nghịch. Tác dụng ức chế bài tiết acid dịch vị do kích thích của nizatidin tương tự như ranitidin và mạnh hơn cimetidin 4 – 10 lần trên cơ sở khối lượng. Sau khi uống một liều nizatidin 300 mg, bài tiết acid dạ dày vào ban đêm bị ức chế 90%, kéo dài tới 10 giờ và bài tiết acid dạ dày do kích thích bởi thức ăn bị ức chế 97% kéo dài tới 4 giờ. Phụ thuộc vào liều dùng, nizatidin cũng gián tiếp làm giảm bài tiết pepsin do giảm thể tích bài tiết acid dịch vị.

Tác dụng ức chế của nizatidin đối với bài tiết acid dạ dày không có tính chất tích lũy và tính nhờn thuốc cũng không phát triển nhanh. Đa số nghiên cứu cho là không có hiện tượng tăng bài tiết acid dạ dày sau khi hoàn thành điều trị ở người bị loét tá tràng. Nizatidin không có tác dụng nhiều đến nồng độ huyết thanh của gastrin, gonadotrophin, prolactin, hormon tăng trưởng, hormon kháng niệu, cortison, festosteron, 5α dihyrotestosteron hoặc estradiol.

Dược động học

Hấp thu: Nizatidin hấp thu nhanh, dễ dàng và gần như hoàn toàn qua đường tiêu hóa, nên sinh khả dụng đường uống khoảng 70%, có thể tăng nhẹ khi có mặt thức ăn và giảm nhẹ khi có mặt thuốc kháng acid nhưng thay đổi này không có ý nghĩa lâm sàng. Thời gian và mức độ ức chế bài tiết acid dạ dày do nizatidin phụ thuộc vào liều, ức chế tối đa với liều uống 300 mg.

Phân bố: Nizatidin gắn khoảng 35% vào protein huyết tương, thể tích phân bố là 0,8 – 1,5 lít/kg ở người lớn. Nizatidin qua được nhau thai và phân bố vào sữa mẹ. Không biết là nizatidin có vào được dịch não tủy hay không, tuy rằng đa số các thuốc kháng thụ thể H2 qua được hàng rào máu-não.

Chuyển hóa: Nizatidin bị chuyển hóa một phần ở gan, các chất chuyển hóa: nizatidin N-2-oxyd, nizatidin S-oxyd, N-2-monodesmethylnizatidin; trong N-2-monodesmethylnizatidin có khoảng 60% hoạt tính của nizatidin.

Thải trừ: Nửa đời thải trừ khoảng 1 – 2 giờ, hầu như không bị ảnh hưởng do tuổi, nhưng kéo dài khi suy thận. Ở bệnh nhân có chức năng thận bình thường, hơn 90% liều uống của nizatidin thải trừ qua nước tiểu trong vòng 12 – 16 giờ, khoảng 60 – 65% dưới dạng không chuyển hóa. Dưới 6% liều uống của nizatidin được thải trừ qua phân.

Thận trọng

Sử dụng cho phụ nữ có thai và cho con bú

Nizatidin qua được nhau thai. Các nghiên cứu dùng nizatidin ở phụ nữ mang thai không đầy đủ, vì vậy chỉ dùng thuốc khi thật cần thiết và theo lời khuyên của thầy thuốc.

Nizatidin bài tiết qua sữa, có thể gây ADR nghiêm trọng ở trẻ bú mẹ. Người mẹ nên ngừng cho con bú trong thời gian dùng thuốc hoặc ngừng dùng thuốc.

Ảnh hưởng của thuốc lên khả năng lái xe và vận hành máy móc

Do khi dùng thuốc có thể có các tác dụng không mong muốn như chóng mặt, mệt mỏi, mất ngủ, đau đầu, bồn chồn, ảo giác, nhầm lẫn nên thận trọng hoặc không sử dụng cho đối tượng này.

Hình ảnh tham khảo

Mezagastro

Nguồn tham khảo

Drugbank

Exit mobile version