Site icon Medplus.vn

Thuốc Moxflo: Liều dùng & lưu ý, hướng dẫn sử dụng, tác dụng phụ

Thuốc Moxflo là gì?

Thuốc Moxflo là thuốc ETC dùng để điều trị: Viêm xoang do vi khuẩn cấp tính; Đợt kịch phát cấp của viêm phế quản mãn tính; Viêm phổi cấp mắc phải ở cộng đồng; Nhiễm khuẩn da và cấu trúc da chưa biến chứng; Nhiễm khuẩn da và cấu trúc da biến chứng; Nhiễm khuẩn ổ bụng biến chứng.

Tên biệt dược

Thuốc được đăng ký dưới tên Moxflo.

Dạng trình bày

Thuốc Moxflo được bào chế dưới dạng dung dịch truyền tĩnh mạch.

Quy cách đóng gói

Thuốc này được đóng gói ở dạng: Hộp 1 chai 100ml.

Phân loại

Thuốc Moxflo là thuốc ETC  – thuốc kê đơn.

Số đăng ký

Thuốc Moxflo có số đăng ký: VN-16572-13.

Thời hạn sử dụng

Thuốc Moxflo có hạn sử dụng là 24 tháng kể từ ngày sản xuất.

Nơi sản xuất

Thuốc Moxflo được sản xuất ở: Marck Biosciences Ltd.

Địa chỉ: 876, NH No. 8, Vill. Hariyala, Tal. Matar, Dist. Kheda 387411, Gujarat Ấn Độ.

Thành phần của thuốc Moxflo

Mỗi 100 ml chứa:
Moxifloxacin Hydrochloride tương đương với Moxifloxacin 400 mg
Tá dược: Mannitol và nước pha tiêm.

Công dụng của thuốc Moxflo trong việc điều trị bệnh

Thuốc Moxflo là thuốc ETC dùng để điều trị điều trị nhiễm khuẩn người lớn (≥ 18 tuổi) gây ra bởi các chủng vi khuẩn nhạy cảm được xác định trong các bệnh dưới đây:

Hướng dẫn sử dụng thuốc Moxflo

Cách sử dụng

Thuốc Moxflo được chỉ định dùng theo đường truyền tĩnh mạch.

Đối tượng sử dụng

Bệnh nhân chỉ được sử dụng thuốc Moxflo khi có chỉ định của bác sĩ.

Liều dùng

Liều dùng ở người lớn
Liều tiêm truyền của Moxifioxacin là 400mg/100ml mỗi 24 giờ được truyền trong thời gian 60 phút. Bởi vì sinh khả dụng hoàn toàn của đường uống là 91,8% so với dạng tiêm truyền, nên không cần điều chỉnh liều. Bệnh nhân có thể dùng dạng tiêm truyền có thể chuyển sang dạng uống để tạo điều kiện việc điều trị duy trì sau khi xuất viện. Thời gian điều trị phụ thuộc vào dạng nhiễm khuẩn được đưa ra trong bảng 1.

Bảng 1: Liều và thời gian điều trị ở người lớn

Liều cho bệnh nhân suy thận
Không cần điều chỉnh liều cho bệnh nhận suy thận. Moxifloxacin chưa được nghiên cứu trên những bệnh nhân thẩm phân máu hoặc thẩm phân màng bụng liên tục ở bệnh nhân không đi lại được.

Liều cho bệnh nhân suy chức năng gan
Không cần điều chỉnh liều cho bệnh nhân suy chức năng gan nhẹ (Child Pugh nhóm A). Dược động học của Moxifloxacin ở bệnh nhân suy gan từ trung bình đến nặng ( Child Pugh nhóm B và C) không được nghiên cứu chính xác. Do chưa có đủ số liệu, Moxifloxacin không được đề nghị cho những bệnh nhân suy gan từ vừa đến nặng.

Lưu ý đối với người dùng thuốc Moxflo

Chống chỉ định

Moxflo chống chỉ định ở người có tiền sử quá mẫn cảm với moxifloxacin hoặc các thuốc thuộc nhóm kháng sinh quinolone.

Tác dụng phụ

Moxifloxacin điều trị bị gián đoạn do phản ứng có hại được cho là có liên quan đến thuốc 2,9% đường uống và 4,6% tiêm tĩnh mạch liên tục sau khi uống.

Phản ứng có hại, ít nhất cũng có liên quan tới thuốc, xuất hiện lớn hơn hoặc bằng 2% khi điều trị với moxifloxacin: buồn nôn (6%), tiêu chảy (5%), chóng mặt (2%).

Phản ứng phụ ít gặp trên lâm sàng, ít nhất có liên quan tới thuốc, xuất hiện lớn hơn hoặc bằng 0.1% và nhỏ hơn 2% khi điều với moxifloxacin.

* Thông báo ngay cho Bác sĩ các tác dụng không mong muốn gặp phải khi dùng thuốc.

Xử lý khi quá liều

Quá liều đường uống liều duy nhất lên tới 2.8 g chưa thấy có bất kỳ phản ứng có hại nghiêm trọng nào. Khi xảy ra quá liều cấp tính phải làm sạch dạ dày và duy trì đủ nước. Khuyến cáo theo dõi điện tâm đồ ECG do thuốc có khả năng kéo dài khoảng QT. Bệnh nhân nên được theo dõi cân thận và điều trị hỗ trợ. Sử dụng than hoạt tính ngay sau khi uống quá liều có thể ngăn ngừa tăng quá mức sự phân bố moxifloxacin trong cơ thể. Khoảng 3% và 9% liều moxifloxacin, cũng như khoảng 2% và 4.5% chất chuyển hóa glucuronide của nó được loại bỏ băng thẩm phân phúc mạc liên tục ngoại trú và thẩm phân máu, tương ứng.

Cách xử lý khi quên liều

Thông tin về cách xử lý khi quên liều thuốc Moxflo đang được cập nhật.

Các biểu hiện sau khi dùng thuốc

Thông tin về biểu hiện sau khi dùng thuốc Moxflo đang được cập nhật.

Hướng dẫn bảo quản

Điều kiện bảo quản

Nên được bảo quản ở nhiệt độ dưới 30°C, nơi khô ráo, tránh ánh sáng.

Thời gian bảo quản

Thời gian bảo quản là 24 tháng kể từ ngày sản xuất.

Thông tin mua thuốc

Nơi bán thuốc Moxflo

Nên tìm mua thuốc Moxflo tại Chợ y tế xanh hoặc các nhà thuốc uy tín để đảm bảo sức khỏe bản thân.

Giá bán

Giá sản phẩm thường xuyên thay đổi và có thể không giống nhau giữa các điểm bán. Vui lòng liên hệ hoặc đến trực tiếp điểm bán gần nhất để biết giá chính xác của thuốc vào thời điểm này.

Thông tin tham khảo thêm

Dược động học

Phân bố:
Moxifloxacin liên kết với protein huyết thanh khoảng 30-50% không liên quan đến nồng độ thuốc. Thể tích phân bố của Moxifloxacin trong khoảng 1,7 – 2,7L/kg. Moxifloxacin phân bố rộng rãi khắp cơ thể, nồng độ trong mô thường vượt cao hơn so với nồng độ trong huyết tương. Moxifloxacin đã được phát hiện trong nước bọt, dịch mũi, và dịch bài tiết ở phổi, dịch nhầy của xoang, dịch phỏng ở da, mô dưới da, cơ xương, mô và dịch ở bụng sau khi tiêm tĩnh mạch liều 400mg. Tốc độ chuyển hóa của Moxifloxacin từ dịch mô nói chung tương đương sự chuyển hóa của thuốc từ huyết tương.

Chuyển hóa:
Khoảng 52% của liều tiêm truyền Moxifloxacin được chuyển hóa qua việc liên kết với glucuronide và sulfate. Hệ thống cytochrome P450 không liên quan đến sự chuyển hóa Moxifloxacin và không ảnh hưởng bởi Moxifloxacin. Liên kết với sulfate (M1) chiếm khoảng 38% của liều dùng và bài tiết chủ yếu trong phân. Khoảng 14% liều tiêm tĩnh mạch chuyển hóa dưới dạng liên kết với glucoronide (M2), được bài tiết duy nhất vào trong nước tiểu. Nồng độ đỉnh trong huyết tương của M2 chiếm khoảng 40% của thuốc, trong khi đó nồng độ trong huyết tương của M1 thấp hơn chiếm 10% của Moxifloxacin.

Sự bài tiết:
Thời gian bán hủy của thuốc trong huyết tương (t2) khoảng 12 giờ. Khoảng 45% liều tiêm truyền của Moxifloxacin được bài tiết dưới dạng không chuyển đổi (khoảng 20% trong nước tiểu và 25% trong phân). Trung bình độ thanh thải toàn phần của cơ thể và độ thanh thải qua thận tương ứng là 12 ± 2 L/giờ và 2.6 ± 0.5 L/giờ.

Dược lực học

Moxifloxacin là một kháng sinh tổng hợp nhóm 8-methoxyfluoroquinolone có phổ kháng khuẩn rộng. Tác dụng với vi khuẩn của Moxifloxacin bằng cách ức chế topoisomerase II (ADN gyrase) và/hoặc topoisomerase IV cần thiết cho sự sao chép, phiên mã, tu sửa và tái tổ hợp ADN. Không biết có đề kháng chéo giữa moxifloxacin và các nhóm kháng sinh khác.

Lưu ý và thận trọng

Tính an toàn và hiệu quả của trẻ nhỏ và trẻ vị thành niên (dưới 18 tuổi), phụ nữ có thai và cho con bú chưa thiết lập.

Moxifloxacin cho thấy làm kéo dài khoảng QT trên điện tâm đồ ở một số bệnh nhân. Thuốc tránh dùng ở bệnh nhân được biết kéo dài khoảng QT, bệnh nhân bị phù thũng không thuyên giảm và bệnh nhân dùng thuốc thuộc nhóm IA (như quinidine, procainamide) hoặc nhóm III (như amiodarone, sotalol) những thuốc chống loạn nhịp, do thiếu kinh nghiệm lâm sàng trong việc điều trị với thuốc này.

Nghiên cứu dược động học giữa moxifloxacin và các thuốc làm kéo dài khoảng QT khác như cisapride, erythromycin, thuốc chống loạn thần và thuốc chống trầm cảm ba vòng chưa được thực hiện. Tác dụng phụ của moxifloxacin và các thuốc này không thể hạn chế, vì vậy thận trọng khi sử dụng đồng thời moxifloxacin với những thuốc này.

Moxifloxacin cần thận trọng khi dùng cho bệnh nhân đang điều trị bệnh loạn nhịp, như chậm nhịp có ý nghĩa đáng kể trên lâm sàng, thiếu máu cục bộ cơ tim cấp. Kéo dài khoảng QT có thể tăng khi tăng nồng độ thuốc. Không có bệnh tim mạch hoặc tử vong do kéo dài khoảng QT xảy ra khi điều trị ở hơn 7.900 bệnh nhân trong nghiên cứu lâm sàng có kiểm soát, có 223 bệnh nhân bị phù thũng khi bắt đầu điều trị và không có tăng tử vong ở hơn 18.000 bệnh nhân điều trị viên nén moxifloxacin trong nghiên cứu theo dõi sau lưu hành thuốc mà điện tâm đồ chưa thực hiện.

Tương tác thuốc

Moxifloxacin nên sử dụng trước 4 giờ hoặc sau 8 giờ với các thuốc sắt sulfate, chế độ bổ sung có chứa kẽm, magne, hoặc sắt (như multi vitamin), hoặc chất kháng acid có chứa nhôm/magne.

Tương tác thuốc không có ý nghĩa trên lâm sàng giữa itraconazole, theophylline, warfarin, digoxin, thuốc tránh thai đường uống hoặc glyburide với moxifloxacin.

Warfarin: thời gian prothrombin, chỉ số INR, hoặc thử nghiệm chống đông máu thích hợp khác nên được theo dõi chặt chẽ nếu quinolone dùng đồng thời với warfarin hoặc dẫn xuất của nó.

Thuốc kháng viêm không steroid (NS4IDs): Mặc dù chưa theo dõi tiền lâm sàng và lâm sàng của moxifloxacin, khi sử dụng đồng thời với thuốc kháng viêm không Steroid với Quinolone làm tăng nguy cơ kích thích thần kinh trương ương và co giật.

Thời kỳ mang thai và cho con bú

Phụ nữ có thai: Phân loại C
Không có nghiên cứu có kiểm soát tốt hoặc đầy đủ ở phụ nữ có thai, moxifloxacin chỉ dùng cho phụ nữ có thai khi lợi ích sử dụng vượt trội nguy cơ tiềm tàng lên bào thai.

Phụ nữ cho con bú:
Moxifloxacin bài tiết qua sữa ở chuột. Moxifloxacin cũng có thể bài tiết qua sữa ở người. Do khả năng gây phản ứng có hại nghiêm trọng lên bé khi bú mẹ sử dụng moxifloxacin, nên quyết định là phải ngừng sữa hoặc ngưng thuốc, sử dụng dựa vào tầm quan trọng của thuốc cho người mẹ.

Người lái xe và vận hành máy móc

Trong thử nghiệm lâm sàng tỷ lệ mắc phải phản ứng thần kinh trung ương thấp. Tuy nhiên, bệnh nhân nên thận trọng xem tình trạng họ như thế nào trước khi lái xe và vận hành máy móc.

Hình ảnh tham khảo

Moxflo

Nguồn tham khảo

Drugbank

Exit mobile version