Thuốc Moxifloxacin 0,5% là gì?
Thuốc Moxifloxacin 0,5% là thuốc ETC dùng để điều trị viêm kết mạc do các vi khuẩn nhạy cảm gây ra như: Các loài Corynebacterium, Micrococcus luteus, Staphylococcus aureus, Staphylococcus epidermidis, Staphylococcus haemolyticus, Staphylococcus hominis, Staphylococcus warneri, Streptococcus pneumoniae, Streptococcus viridans, Acinetobacter lwoffii, Haemophilus influenzae, Haemophilus parainfluenzae, Chlamydia trachomatis.
Tên biệt dược
Thuốc được đăng ký dưới tên Moxifloxacin 0,5%.
Dạng trình bày
Thuốc Moxifloxacin 0,5% được bào chế dưới dạng dung dịch nhỏ mắt.
Quy cách đóng gói
Thuốc này được đóng gói ở dạng: Hộp 1 lọ 5ml.
Phân loại
Thuốc Moxifloxacin 0,5% là thuốc ETC – thuốc kê đơn.
Số đăng ký
Thuốc Moxifloxacin 0,5% có số đăng ký: VD-27953-17.
Thời hạn sử dụng
Thuốc Moxifloxacin 0,5% có hạn sử dụng là 24 tháng kể từ ngày sản xuất.
Nơi sản xuất
Thuốc Moxifloxacin 0,5% được sản xuất ở: Công ty cổ phần dược phẩm Minh Dân
Địa chỉ: Lô N8, đường N5, KCN Hoà Xá, xã Mỹ Xá, TP Nam Định, tỉnh Nam Định Việt Nam.
Thành phần của thuốc Moxifloxacin 0,5%
Mỗi lọ 5 ml có chứa:
Moxifloxacin (dạng moxifloxacin hydroclorid) …………………. 25,0 mg
Tá dược vừa đủ …………………………………………………………………………….. 5 ml
(Acid boric, natri borat, bencaikonium clorid, dinatri edetat, natri metabisulfit, natri hydroxyd, acid hydrocloric)
Công dụng của thuốc Moxifloxacin 0,5% trong việc điều trị bệnh
Thuốc Moxifloxacin 0,5% là thuốc ETC dùng để điều trị viêm kết mạc do các vi khuẩn nhạy cảm gây ra như: Các loài Corynebacterium, Micrococcus luteus, Staphylococcus aureus, Staphylococcus epidermidis, Staphylococcus haemolyticus, Staphylococcus hominis, Staphylococcus warneri, Streptococcus pneumoniae, Streptococcus viridans, Acinetobacter lwoffii, Haemophilus influenzae, Haemophilus parainfluenzae, Chlamydia trachomatis.
Hướng dẫn sử dụng thuốc Moxifloxacin 0,5%
Cách sử dụng
Thuốc Moxifloxacin 0,5% được chỉ định dùng theo đường nhỏ vào mắt.
Đối tượng sử dụng
Bệnh nhân chỉ được sử dụng thuốc Moxifloxacin 0,5% khi có chỉ định của bác sĩ.
Liều dùng
Trẻ em trên 1 tuổi và người lớn: Nhỏ vào mắt bị bệnh 1 giọt mỗi lần, nhỏ 3 lần mỗi ngày. Dùng thuốc trong 7 ngày. Nếu không nhìn thấy bất kỳ sự cải thiện nào sau 5 ngày điều trị, hãy thông báo cho bác sỹ biết. Thời gian điều trị phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh.
Người già (≥ 65 tuổi):
Nhỏ vào mắt bị bệnh 1 giọt mỗi lần, 3 lần một ngày. Tình trạng nhiễm trùng thường cải thiện trong vòng 5 ngày và cần tiếp tục điều trị trong vòng 2-3 ngày nữa. Nếu không quan sát thấy sự cải thiện nào trong 5 ngày đầu điều trị, cần phải xem xét lại chẩn đóan hoặc điều trị.
Trẻ em: Không cần thiết phải điều chỉnh liều.
Bệnh nhân suy gan: Không cần thiết phải điều chỉnh liều.
Lưu ý đối với người dùng thuốc Moxifloxacin 0,5%
Chống chỉ định
Tiền sử quá mẫn với moxifloxacin hoặc các fluoroquinolon hoặc với bất cứ thành phần nào của thuốc.
Người có tiền sử QT kéo dài và đang sử dụng các thuốc chống loạn nhịp tim nhóm IA (quinidin, procainamid), nhóm II (amiodaron, sotalol).
Tác dụng phụ
Nên tiếp tục sử dụng thuốc trừ khi có một phản ứng nghiêm trọng hoặc có một phản ứng dị ứng nặng xảy ra.
Nếu bệnh nhân có bất kỳ phản ứng dị ứng nặng hoặc bất kỳ dấu hiệu nào sau đây, dừng sử dụng thuốc hoặc thông báo với bác sỹ để được điều trị kịp thời: Sưng chân, mắt cá chân, mặt, môi, miệng, họng, có thể gây khó nuốt hoặc thở, ngứa hoặc phát ban, các nốt phồng rộp chứa đầy nước trên diện rộng, ung nhọt hoặc loét.
Thường gặp (ảnh hưởng đến 1 trên 10 người)
Đau mắt, kích thích mắt.
Ít gặp (ảnh hưởng đến 1 trên 100 người)
Ảnh hưởng trên mắt: Khô mắt, ngứa mắt, đỏ mắt, viêm bề mặt mắt, bất thường nhạy cảm ở mắt, bất thường mí mắt, ngứa hoặc đỏ, sưng.
Ảnh hưởng chung: Đau đầu, vị không ngon.
Hiếm gặp (ảnh hưởng đến 1 trên 1000 người)
Ảnh hưởng trên mắt: Rối loạn mắt, nhìn mờ hoặc giảm thị lực, viêm hoặc nhiễm khuẩn kết mạc, mỏi mắt, sưng mắt.
Ảnh hưởng chung: Buồn nôn, nôn, cảm giác dị vật trong họng, giảm sắt trong máu, kiểm tra gan bất thường, nhạy cảm da bất thường, đau, kích thích họng.
Không biết (không ước tính được từ dữ liệu có sẵn)
Ảnh hưởng trên mắt: nhiễm khuẩn mắt, mờ màng giác mạc, lắng đọng trên bề mặt giác mạc, tăng nhãn áp, vết xước trên mắt, dị ứng mắt, tăng tiết nước mắt, tăng nhạy cảm với ánh sáng.
Ảnh hưởng chung: khó thở, nhịp tim bất thường, chóng mặt, tăng các triệu chứng dị ứng, ngứa, phát ban, đỏ da, buồn nôn và nổi mày đay.
* Thông báo ngay cho Bác sĩ các tác dụng không mong muốn gặp phải khi dùng thuốc.
Xử lý khi quá liều
Do khả năng chứa của túi kết mạc hạn chế nên các thuốc nhỏ mắt thực tế không dùng quá liều thuốc. Tổng liều moxifloxacin trong túi kết mạc là quá nhỏ để gây ra tác dụng phụ.
Cách xử lý khi quên liều
Dùng ngay liều thuốc đó khi nhớ ra. Nếu gần với thời gian dùng liều kế tiếp, bỏ qua liều đã quên và dùng liều tiếp theo. Không được dùng gấp đôi liều cho phép.
Các biểu hiện sau khi dùng thuốc
Thông tin về biểu hiện sau khi dùng thuốc Moxifloxacin 0,5% đang được cập nhật.
Hướng dẫn bảo quản
Điều kiện bảo quản
Nên được bảo quản ở nhiệt độ dưới 30°C, nơi khô ráo, tránh ánh sáng.
Thời gian bảo quản
Thời gian bảo quản là 24 tháng kể từ ngày sản xuất.
Thông tin mua thuốc
Nơi bán thuốc Moxifloxacin 0,5%
Nên tìm mua thuốc Moxifloxacin 0,5% tại Chợ y tế xanh hoặc các nhà thuốc uy tín để đảm bảo sức khỏe bản thân.
Giá bán
Giá sản phẩm thường xuyên thay đổi và có thể không giống nhau giữa các điểm bán. Vui lòng liên hệ hoặc đến trực tiếp điểm bán gần nhất để biết giá chính xác của thuốc vào thời điểm này.
Thông tin tham khảo thêm
Dược động học
Nồng độ moxifloxacin trong huyết tương đo được ở nam và nữ trưởng thành khỏe mạnh sau khi dùng dung dịch nhỏ mắt moxifloxacin 0,5% 3 lần một ngày. Giá trị trung bình ở trạng thái ổn định Cmax = 2,7 ng/ml và ước tính giá trị AUC hàng ngày 45 ng*rh/ml thấp hơn 1600 lần và 1000 lần so với giá trị trung bình Cmax và AUC sau khi dùng 400mg moxifloxacin. Thời gian bán thải trong huyết tương ước tính là 13 giờ.
Dược lực học
Nhóm dược lý: Kháng sinh nhóm fluoroquinolon.
Mã ATC: S01AE07
Moxifloxacin là một kháng sinh tổng hợp nhóm fluoroquinolon với hoạt tính và tác dụng tương tự ciprofloxacin. Giống như fluoroquinolon khac, moxifloxacin có tác dụng diệt khuẩn với cả vi khuẩn Gram dương và Gram âm bằng cách ức chế topoisomerase lI (ADN gyrase) và/ hoặc topoisomerase IV.
Topoisomerase là những enzym cần thiết cho sự sao chép, phiên mã và tu sửa ADN vi khuẩn. Nhân 1,8 – napthyridin của moxifloxacin có các nhóm thế 8 – methoxy và 7 – diazabicyclononyl làm tăng tác dụng kháng sinh và giảm sự chọn lọc các thể đột biến kháng thuốc của vi khuẩn Gram dương.
Cơ chế tác động của moxifloxacin khác với các macolid, aminoglycosid hoặc tetracyclin. Do đó moxifloxacin có thể chống lại các vi khuẩn có khả năng kháng các kháng sinh trên. Không có đề kháng chéo giữa moxifloxacin và các nhóm kháng sinh nói trên.
Lưu ý và thận trọng
- Phản ứng dị ứng: với thuốc: Các phản ứng dị ứng ít khi xảy ra và các phản ứng dị ứng nghiêm trọng hiếm khi xảy ra. Nếu có tiền sử dị ứng với moxifloxacin, không nên sử dụng thuốc. Nếu có bất kỳ phản ứng có hại nào xảy ra, ngừng sử dụng thuốc và điều trị kịp thời.
- Bỏ kính sát tròng khi có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nào của nhiễm khuẩn mắt trong khi dùng thuốc. Thay vào đó hãy đeo kính mắt. Ngừng đeo kính sát tròng cho đến khi hết các triệu chứng nhiễm khuẩn mắt hoặc ngừng sử dụng thuốc.
- Viêm hoặc vỡ gân có thể xảy ra ở các bệnh nhân uống hoặc tiêm moxifloxacin, đặc biệt ở những bệnh nhân dùng đồng thời với các corticoid. Ngừng sử dụng thuốc nếu sưng hoặc đau gân.
- Sử dụng thuốc kéo dài có thể dẫn đến các nhiễm khuẩn khác.
- Không được tiêm. Dung dịch thuốc Moxifloxacin 0,3% chỉ được dùng tại chỗ ở mắt, không được tiêm vào dưới kết mạc mắt hoặc đưa trực tiếp vào khoang phía trước của mắt.
- Phản ứng quá mẫn: Ở những bệnh nhân đã sử dụng các quinolon, bao gồm cả moxifloxacin, những phản ứng nghiêm trọng và đôi khi gây tử vong đã được báo cáo. Một số phản ứng kèm theo tình trạng trụy tim mạch, mất ý thức, phù mạch, tắc nghẽn đường thở, khó thở, nổi mề đay và ngứa. Nếu phản ứng dị ứng moxifloxacin xảy ra, ngưng sử dụng thuốc. Phản ứng dị ứng cập tính nghiêm trong cần điều trị ngay lập tức. Đến trung tâm y tế gần nhất hoặc thông báo cho bác sỹ nếu nghi ngờ bị quá mẫn với thuốc.
Tương tác thuốc
Tương tác thuốc chưa được nghiên cứu với dung dịch thuốc nhỏ mắt Moxifloxacin 0,5%. Trong nghiên cứu in vitro chothấy thuốc không ảnh hưởng đến dược động học của các thuốc chuyển hóa bởi các izozym cytocrom P450. Tuy nhiên, nếu dùng đồng thời với thuốc nhỏ mắt khác, nên dùng cách nhau ít nhất 10 phút.
Thời kỳ mang thai và cho con bú
– Phụ nữ có thai:
Tác dụng gây quái thai: Moxiflxoacin không gây quái thai khi dùng cho chuột và khi mang thai với liều uống cao. Tuy nhiên giảm trọng lượng cơ thể thai nhi đã được quan sát.
Vì không có nghiên cứu đầy đủ và kiểm soát trên phụ nữ có thai, thuốc nhỏ mắt Moxifloxacin 0,5% chỉ sử dụng khi lợi ích lớn hơn hẳn nguy cơ cho thai nhi.
– Phụ nữ cho con bú: Moxifloxacin chưa đo được trong sữa mẹ, nhưng có thể bài tiết qua sữa mẹ. Cần thận trọng khi sử dụng cho phụ nữ cho con bú.
Người lái xe và vận hành máy móc
Chưa ghi nhận báo cáo về phản ứng bất lợi về ảnh hưởng của thuốc lên khả năng lái xe và vận hành máy móc, lái tàu xe, làm việc trên cao và các trường hợp khác.