Nefopam là thuốc gì? Hãy cùng Medplus tìm hiểu về các thông tin, cách dùng và liều lượng, công dụng và chống chỉ định, cách bảo quản và nơi mua cũng như giá bán của loại thuốc này thông qua bài viết sau đây.
Thông tin về thuốc Nefopam
Ngày kê khai: 30/11/2017
Số GPLH/ GPNK: VD-19489-13
Đơn vị kê khai: Công ty cổ phần Dược Phẩm trung ương Vidipha
Phân loại: KK trong nước
Hoạt Chất – Nồng độ/ hàm lượng: Nefopam HCl 20mg
Dạng Bào Chế: Dung dịch tiêm
Quy cách đóng gói: Hộp 10 ống x 2ml
Hạn sử dụng: 36 tháng
Công ty Sản Xuất: Chi nhánh công ty cổ phần dược phẩm trung ương Vidipha tại Bình Dương
Công dụng – chỉ định
Thuốc Nefopam được chỉ định sử dụng cho các trường hợp sau:
- Làm giảm các cơn đau cấp từ nhẹ đến trung bình như đau đầu, đau răng, đau cơ, đau do co thắt cơ, đau bụng kinh, đau sau chấn thương hay sau phẫu thuật, đau do ung thư.
Cách dùng – liều lượng
Cách dùng
Thuốc Nefopam được sử dụng theo đường tiêm.
Liều lượng
- Tiêm bắp: 20 mg mỗi 4 – 6 giờ.
- Tiêm tĩnh mạch chậm: 10 – 20 mg mỗi 4 – 6 giờ hoặc 10 – 30 mg tiêm truyền IV trong 2 – 6 giờ.
- Liều đường tiêm tối đa: 120 mg/24 giờ.
- Người cao tuổi: tối đa 10 mg dùng 3 lần/ngày (Tiêm IM hoặc IV).
Chống chỉ định
Thuốc Nefopam chống chỉ định sử dụng cho các trường hợp sau:
- Bệnh nhân bị mẫn cảm với Nefopam hay bất kỳ thành phần của thuốc.
- Trẻ em dưới 12 tuổi.
- Co giật hoặc có tiền sử co giật.
- Nguy cơ gloucom góc đóng.
- Nhồi máu cơ tim.
- Nguy cơ bí tiểu có liên quan đến rối loạn niệu – tuyến tiền liệt.
Thận trọng khi sử dụng thuốc
- Muốn có con, đang mang thai hoặc đang cho con bú.
- Mắc bệnh lý về gan, thận.
- Đã và đang gặp bất kỳ khó khăn về tiểu tiện.
- Có tiền sử co giật, chẳng hạn bệnh động kinh.
- Đang dùng bất kỳ thuốc nào: thuốc kê đơn, thuốc không kê đơn, thuốc thảo dược, vitamin, khoáng chất…
- Dị ứng với thành phần của thuốc.
Đối với phụ nữ có thai và cho con bú
Ảnh hưởng của thuốc lên đối tượng phụ nữ mang thai và đang cho con bú chưa được nghiên cứu sẵn. Để thận trọng, không nên dùng thuốc này trong thời gian mang thai hoặc đang cho con bú.
Tác dụng phụ
Sử dụng thuốc Nefopam có thể gặp phải các tác dụng phụ như sau:
- Thường gặp:
- Buồn ngủ, chóng mặt, nhịp tim nhanh, đánh trống ngực, buồn nôn, nôn, khô miệng, bí tiểu, vã mồ hôi.
- Hiếm gặp:
- Dễ kích động, bồn chồn, ảo giác, lạm dụng thuốc, lệ thuộc thuốc, co giật, khó chịu, phản ứng quá mẫn (mề đay, phù Quinck, sốc phản vệ).
Tương tác thuốc
- Dùng đồng thời với rượu làm tăng tác động lên thần kinh trung ương, điều này có thể ảnh hưởng đến khả năng lái xe hoặc vận hành máy. Do đó, tránh dùng rượu bia khi dùng Nefopam.
- Không nên dùng Nefopam cho bệnh nhân đang dùng thuốc ức chế monoamine oxidase.
- Tác dụng ngoại ý của thuốc tăng lên khi dùng đồng thời Nefopam với các thuốc có tác dụng kháng muscarin hay tác dụng giống thần kinh giao cảm.
- Dùng chung với thuốc chống trầm cảm 3 vòng làm tăng nguy cơ động kinh.
- Tác dụng ức chế thần kinh trung ương tăng khi dùng đồng thời với các thuốc an thần.
Bảo quản thuốc
- Bảo quản thuốc trong bao bì của nhà sản xuất. Nhiệt độ thích hợp là khoảng 20 đến 25 độ C, tránh ánh sáng trực tiếp. Không được lưu trữ thuốc ở nơi có độ ẩm cao, đặc biệt là phòng tắm.
- Giữ thuốc tránh xa tầm tay trẻ em và thú nuôi trong nhà.
- Thuốc hết hạn sử dụng cần được xử lý theo quy định. Không được bỏ thuốc vào nhà vệ sinh, bồn cầu, bồn rửa hoặc cống thoát nước. Trừ khi bạn được hướng dẫn xử lý như vậy.
Hình ảnh minh họa
Thông tin mua thuốc
Nơi mua thuốc
Thuốc Nefopam có thể được tìm mua tại các hiệu thuốc đạt chuẩn được cấp phép trên toàn quốc.
Lưu ý: Thuốc Nefopam là thuốc bán theo đơn, bạn cần mang theo đơn thuốc đã được kê từ bác sĩ để có thể mua được thuốc.
Giá thuốc
Thuốc Nefopam được kê khai với giá niêm yết cho mỗi ống dung dịch tiêm 2ml là 6.100 VND.
Giá thuốc có thể chênh lệch tùy theo nơi mua và thời điểm mà bạn mua. Tuy nhiên, nếu bạn mua được thuốc với giá rẻ hơn giá được kê khai, bạn cần kiểm tra kỹ các thông tin của thuốc để đảm bảo không mua phải thuốc kém chất lượng.
Nguồn tham khảo: Cổng công khai y tế