Site icon Medplus.vn

Thuốc nhỏ tai Lidrop – Giảm nhanh các cơn đau tai

Lidrop là thuốc gì? Hãy cùng Medplus tìm hiểu các thông tin về thuốc, cách sử dụng và liều dùng, chỉ định và chống chỉ định, một số tác dụng phụ cũng như nơi và giá bán của loại thuốc này.

Thông tin về thuốc 

Ngày kê khai 20/12/2019

Số GPLH/ GPNK VD-33427-19

Đơn vị kê khai Công ty cổ phần Dược phẩm CPC1 Hà Nội

NĐ/HL 4g, 1g

Dạng bào chế Dung dịch nhỏ tai

Quy cách đóng gói Lọ 10ml. Hộp 1 lọ. Hộp 5 lọ.

Phân loại KK trong nước

Công dụng – Chỉ định 

Tác dụng của các thành phần trong công thức

– Lidocain hydroclorid: Là thuốc gây tê có cấu trúc amid, tác dụng nhanh, kéo dài. Lidocain có khả năng làm giảm tính thấm của màng tế bào đối với ion Na+. Cơ chế được xác định dựa trên việc gắn vào mặt trong của màng tế bào, làm cản trở sự khử cực màng tế bào (ổn định màng) nên giúp ngăn cản dẫn truyền xung động thần kinh, tạo ra tác dụng gây tê.

– Phenazon: Đây là thuốc giảm đau và hạ sốt, thường được sử dụng để kiểm tra tác dụng của các loại thuốc khác và các bệnh trên các enzym chuyển hóa thuốc trong gan. Phenazone làm tăng ngưỡng đau thông qua việc gây ức chế cả hai đồng dạng của Cyclooxygenase, COX – 1, COX – 2 và COX – 3 tham gia vào quá trình sinh tổng hợp prostaglandin.

Chỉ định

Thuốc Lidrop được sử dụng để điều trị triệu chứng đau tại chỗ trong các dạng viêm tai khi màng nhĩ còn nguyên vẹn của trẻ và người lớn:

  • Viêm tai giữa cấp tính.
  • Viêm tai có bóng nước do virus.
  • Viêm tai chấn thương do khí áp.

Cách dùng – Liều lượng 

Cách sử dụng

  • Thuốc dùng để nhỏ vào tai. Lưu ý nên làm ấm lọ thuốc trong lòng bàn tay trước khi sử dụng.

Liều dùng

Sử dụng theo chỉ dẫn của bác sĩ hoặc dược sĩ, có thể tham khảo liều dùng sau: Nhỏ mỗi lần 4 giọt vào tai đang bị đau, ngày dùng 2 – 3 lần.

Chống chỉ định 

  • Thuốc không dùng trong các trường hợp sau:
  • Thủng màng nhĩ do nhiễm trùng hay chấn thương.
  • Tiền sử dị ứng với các thành phần của thuốc.

Tác dụng phụ

Một số tác dụng không mong muốn được cho là có thể xảy ra khi sử dụng Lidrop gồm:

Nói với bác sĩ nếu như bạn gặp phải bất kỳ tác dụng không mong muốn nào.

Tương tác thuốc 

Thuốc Lidrop có thể tương tác với những thuốc nào?

  • Cần nhớ tương tác thuốc với các thuốc khác thường khá phức tạp do ảnh hưởng của nhiều thành phần có trong thuốc. Các nghiên cứu hoặc khuyến cáo thường chỉ nêu những tương tác phổ biến khi sử dụng. Chính vì vậy không tự ý áp dụng các thông tin về tương tác thuốc Lidrop nếu bạn không phải là nhà nghiên cứu, bác sĩ hoặc người phụ trách y khoa.

Tương tác thuốc Lidrop với thực phẩm, đồ uống

  • Cân nhắc sử dụng chung thuốc với rượu bia, thuốc lá, đồ uống có cồn hoặc lên men. Những tác nhân có thể thay đổi thành phần có trong thuốc. Xem chi tiết trong tờ hướng dẫn sử dụng hoặc hỏi ý kiến của bác sĩ hoặc dược sĩ để biết thêm chi tiết.

Bảo quản thuốc 

  • Nhiệt độ dưới 30 độ C, tránh đông lạnh và không để vật sắc đè lên thuốc.
  • Tránh ánh sáng trực tiếp từ mặt trời.
  • Để xa tầm nhìn và tầm với của trẻ.

Hình ảnh minh họa 

Lidrop – Dung dịch nhỏ tai

Thông tin mua thuốc 

Nơi mua thuốc

Có thể dễ dàng mua thuốc Lidrop ở các nhà thuốc tư nhân, quầy thuốc đạt chuẩn được cấp phép hoặc tại các nhà thuốc bệnh viện trên toàn quốc.

Lưu ý: Thuốc Lidrop là thuốc bán theo đơn bạn cần mang theo đơn thuốc đã được kê từ bác sĩ để có thể mua được thuốc.

Giá thuốc

Thuốc Lidrop có giá được niêm yết là 70.000 VND/Lọ

Giá thuốc có thể chênh lệch tùy theo nơi mua và thời gian mà bạn mua. Tuy nhiên nếu mua được thuốc Lidrop với giá rẻ hơn giá được kê khai, bạn cần kiểm tra kỹ các thông tin của thuốc để đảm bảo không mua phải thuốc kém chất lượng.

Nguồn tham khảo: Cổng công khai y tế.

Exit mobile version