Site icon Medplus.vn

Thuốc Oridoxime Injection : Liều dùng & lưu ý, hướng dẫn sử dụng, tác dụng phụ

Thuốc Oridoxime Injection là gì?

Thuốc Oridoxime Injection là thuốc ETC – dùng trong điều trị giải độc Phosphate hữu cơ.

Tên biệt dược

Thuốc được đăng kí dưới tên Oridoxime Injection.

Dạng trình bày

Thuốc được bào chế dưới dạng dung dịch tiêm.

Quy cách đóng gói

Thuốc Oridoxime Injection được đóng gói dưới dạng hộp 5 ống x 10ml, hộp 10 ống x 10ml.

Phân loại

Thuốc Oridoxime Injection thuộc nhóm thuốc kê đơn ETC.

Số đăng ký

Thuốc Oridoxime Injection được đăng kí dưới số VN-19219-15

Thời hạn sử dụng

Sử dụng thuốc Oridoxime Injection trong thời hạn 36 tháng kể từ ngày sản xuất. Không sử dụng thuốc đã hết hạn sử dụng ghi trên bao bì.

Nơi sản xuất

Thuốc Oridoxime Injection được sản xuất tại công ty Oriental Chemical Works Inc. – Đài Loan.

Thành phần của thuốc Oridoxime Injection

Pralidoxime Chloride 50mg.

Tá dược: Nước pha tiêm 10ml.

Công dụng của Oridoxime Injection trong việc điều trị bệnh

Oridoxime Injection được chỉ định để làm giải độc Phosphate hữu cơ.

Hướng dẫn sử dụng thuốc Oridoxime Injection

Cách sử dụng

Thuốc dùng đường tiêm.

Các muối Pralidoxim thường được dùng tiêm tĩnh mạch, và tốt hơn, tiêm truyền tĩnh mạch trong 15-30 phút. Ở người bệnh có phù phối hoặc nếu tiêm truyền tĩnh mạch không thực hiện được, hoặc nếu muốn có tác dụng nhanh hơn, dung dịch Pralidoxim Clorid chứa 50mg/ml có thể được tiêm tĩnh mạch chậm trong thời gian ít nhất 5 phút. Cũng có thể tiêm bắp hoặc dưới da Pralidoxim.

Bột vô khuẩn Pralidoxim Clorid để tiêm được pha chế bằng cách cho thêm 20 ml nước vô khuẩn để tiêm vào lọ chứa 1g thuốc để có dung dịch chứa 50 mg/ml. Vì thể tích dung môi pha loãng cần dùng tương đối lớn, không được dùng nước vô khuẩn để tiêm có chứa chất bảo quản để pha chế bột vô khuẩn pralidoxim clorid. Sau khi pha, phải dùng dung dịch pralidoxim clorid trong vòng vài giờ. Để truyền tĩnh mạch, liều đã tính toán của dung dịch pralidoxim clorid được pha loãng thêm tới thể tích 100ml với dung dịch natri clorid 0,9%.

Để tiêm bắp, pha chế dung dịch muối vô khuẩn pralidoxim để tiêm bằng cách cho thêm 3ml nước vô khuẩn để tiêm hoặc dung dịch natri clorid 0,9% để tiêm vào lọ chứa 1 g thuốc để có dung dịch chứa 300mg/ml.

Đối tượng sử dụng

Thuốc Oridoxime Injection được dùng cho mọi lứa tuổi.

Liều dùng

Ngộ độc thuốc trừ sâu Phosphat hữu cơ

Để điều trị ngộ độc phosphat hữu cơ ức chế cholinesterase, cần dùng pralidoxim đồng thời với atropin. Pralidoxim có tác dụng tốt nhất nếu được chỉ định trong vòng 24 giờ sau khi bị ngộ độc. Atropin sulfat được tiêm tĩnh mạch với liều mỗi lần 2-6 mg (hoặc tiêm bắp nếu bệnh nhân bị xanh tím), cứ 5-60 phút tiêm một lần ở người lớn cho đến khi các dấu hiệu và triệu chứng muscarinic giảm xuống và tiêm nhắc lại nếu các triệu chứng lại xuất hiện. Cần duy trì sự ngắm atropin ở mức độ nhẹ trong ít nhất 48 giờ. Liều tiêm đầu tiên thường dùng của pralidoxim clorid là 1 – 2 g cho người lớn, hoặc 20 – 40 mg/kg cho trẻ em. Cần phải giảm liều pralidoxim clorid ở người bệnh nhân suy thận. Liều pralidoxim clorid có thể được tiêm nhắc lại trong khoảng 1 giờ nếu hiện tượng yếu cơ không giảm. Có thể tiêm các liều bổ sung một cách thận trọng nếu yếu cơ vẫn tiếp tục.

Một cách dùng khác, là tiêm truyền tĩnh mạch liên tục 500 mg thuốc mỗi giờ. Trong trường hợp nặng, đặc biệt sau khi ngộ độc qua đường tiêu hóa, cần theo dõi điện tâm đồ, vì chất kháng cholinesterase có thể gây bloc nhĩ – thất. Chất kháng cholinesterase ở đoạn cuối ruột tiếp tục được hấp thu nên vẫn tiếp tục bị ngộ độc, trong trường hợp này, có thể cần tiêm các liều pralidoxim bổ sung cứ 3-8 giờ một lần. Trong tất cả các trường hợp ngộ độc phospho hữu cơ, cần theo dõi chặt chẽ bệnh nhân trong ít nhất 24 giờ.

Quá liều thuốc kháng cholinesterase trong điều trị bệnh nhược cơ:

Để dùng làm thuốc đối kháng với các thuốc kháng cholinesterase như neostigmin, pyridostigmin, và ambenonium, được dùng trong điều trị bệnh nhược cơ, đầu tiên tiêm tĩnh mạch 1-2 g pralidoxim clorid, sau đó tiêm mỗi lần 250 mg, cứ 5 phút tiêm một lần.

Ngộ độc hơi độc thần kinh:

(Thí dụ: Sarin, soman, tabun, acid methylphosphonothiotic).

Liều lượng và cách dùng pralidoxim clorid phụ thuộc vào mức độ nặng nhẹ, tuổi nạn nhân và hoàn cảnh điều trị.

Nếu ngộ độc nhẹ tới vừa (ra mồ hôi khu trú, co cơ cục bộ, buồn nôn, nôn, yếu cơ và/hoặc khó thở hoặc ngừng thở, liệt mềm, co giật, và/hoặc bất tỉnh) phải cho dùng ngay pralidoxim clorid trong vòng vài phút hoặc vài giờ sau khi bị nhiễm độc mới có hiệu quả.

Tại hiện trường ở ngoài bệnh viện, thường tiêm bắp. Người lớn, liều thông thường tiêm bắp 600 mg (trường hợp nhẹ tới vừa) và 1800 mg (trường hợp nặng). Người cao tuổi, gầy có triệu chứng nhẹ tới vừa: 10 mg/kg; nếu có triệu chứng nặng: 25 mg/kg.

Trẻ em 0-10 tuổi và thiếu niên trên 10 tuổi:

15 mg/kg (triệu chứng nhẹ và vừa); 25 mg/kg (triệu chứng nặng). Tại phòng cấp cứu trong bệnh viện, thường cho pralidoxim tiêm tĩnh mạch chậm.

Người lớn, liều thông thường tiêm tĩnh mạch:

15 mg/kg (tối đa 1g) (triệu chứng nhẹ tới vừa hoặc nặng). Người cao tuổi, gầy: 5-10 mg/kg (nhẹ, vừa hoặc nặng).

Phải cho atropin đồng thời với pralidoxim. Nếu co giật, cho dùng diazepam.

Lưu ý đối với người dùng thuốc Oridoxime Injection

Chống chỉ định

Thuốc Oridoxime Injection chống chỉ định trong các trường hợp:

Tác dụng phụ

*Thông báo cho bác sỹ biết các tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc*

Sử dụng ở phụ nữ có thai

Tác dụng gây quái thai – phân loại C:

Nghiên cứu sinh sản trên động vật chưa được thực hiện với pralidoxime, không rõ liệu pralidoxime có thể gây hại thai nhi khi sử dụng cho phụ nữ có thai hay không hoặc có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản hay không. Pralidoxime chỉ được sử dụng cho phụ nữ mang thai chỉ khi thật cần thiết.

Sử dụng thuốc Oridoxime Injection ở phụ nữ cho con bú

Không rõ liệu thuốc có bài tiết trong sữa mẹ hay không. Bởi vì nhiều loại thuốc được bài tiết qua sữa mẹ vì vậy nên thận trọng khi sử dụng pralidoxime cho phụ nữ đang cho con bú.

Xử lý khi quá liều

Biểu hiện của quá liều:

Quan sát ở người bình thường chỉ thấy: chóng mặt, mắt mờ, nhìn đôi, đau đầu, điều tiết kém, buồn nôn, nhịp tim tăng nhẹ. Trong điều trị rất khó khăn để phân biệt tác dụng phụ do thuốc này và các thuốc các khi căn cứ ảnh hưởng của chất độc.

Điều trị quá liều:

Hô hấp nhân tạo và các liệu pháp điều trị hỗ trợ khác nên được dùng khi cần thiết.

Cách xử lý khi quên liều

Thông tin về cách xử lý khi quên liều sử dụng của thuốc đang được cập nhật.

Thông tin thêm

Đặc tính dược lực học:

Tác động chính của pralidoxime là tái kích hoạt cholinesterase (chủ yếu ở bên ngoài của hệ thần kinh trung ương) đã được bất hoạt bằng quá trình phosphoryl hóa do thuốc trừ sâu phosphate hữu cơ hoặc các hợp chất có liên quan. Sau đó có thể tiếp tục xảy ra sự phá hủy của acetylcholine tích lũy, và tiếp hợp thần kinh cơ sẽ lại hoạt động bình thường.

Pralidoxime cũng làm chậm quá trình “lão hóa” của cholinesterase đã bị phosphoryl hóa thành một dạng không thê bị bất hoạt, và giải độc một số phosphate hữu cơ nhất định bởi phản ứng hóa học trực tiếp.

Đặc tính dược động học:

Hướng dẫn bảo quản

Điều kiện bảo quản

Bảo quản thuốc ở nơi khô mát, dưới 30°C, tránh ánh sáng.

Thời gian bảo quản

Bảo quản thuốc trong vòng 36 tháng kể từ ngày sản xuất.

Thông tin mua thuốc

Nơi bán thuốc

Có thể mua thuốc Oridoxime Injection tại Chợ y tế xanh để đảm bảo về chất lượng và độ tin cậy.

Giá bán

Giá sản phẩm thường xuyên thay đổi và có thể không giống nhau giữa các điểm bán. Vui lòng liên hệ hoặc đến trực tiếp điểm bán gần nhất để biết giá chính xác của thuốc Oridoxime Injection vào thời điểm này.

Hình ảnh tham khảo

Thuốc Oridoxime Injection

Nguồn tham khảo

DrugBank

Exit mobile version