Site icon Medplus.vn

Thuốc Oxytocin injection BP 10 Units: Liều dùng & lưu ý, hướng dẫn sử dụng, tác dụng phụ

Thuốc Oxytocin injection BP 10 Units là gì?

Thuốc Oxytocin injection BP 10 Units là thuốc ETC dùng để điều trị:

Trước khi sinh:

Sau khi sinh:

Tên biệt dược

Thuốc được đăng ký dưới tên Oxytocin injection BP 10 Units.

Dạng trình bày

Thuốc Oxytocin injection BP 10 Units được bào chế dưới dạng dung dịch tiêm/truyền tĩnh mạch.

Quy cách đóng gói

Thuốc này được đóng gói ở dạng: Hộp 10 ống x 1ml.

Phân loại

Thuốc Oxytocin injection BP 10 Units là thuốc ETC  – thuốc kê đơn.

Số đăng ký

Thuốc Oxytocin injection BP 10 Units có số đăng ký: VN-20612-17.

Thời hạn sử dụng

Thuốc Oxytocin injection BP 10 Units có hạn sử dụng là 36 tháng kể từ ngày sản xuất.

Nơi sản xuất

Thuốc Oxytocin injection BP 10 Units được sản xuất ở: Rotexmedica GmbH Arzneimittelwerk

Địa chỉ: Bunsenstrasse 4, D-22946 Trittau Đức.

Thành phần của thuốc Oxytocin injection BP 10 Units

Mỗi ml chứa: Oxytocin 10 I.U

Tá dươc: Sodium chlorid, acetic acid, sodium acetat, nước cất.

Công dụng của thuốc Oxytocin injection BP 10 Units trong việc điều trị bệnh

Thuốc Oxytocin injection BP 10 Units là thuốc ETC dùng để điều trị:

Trước khi sinh:

Sau khi sinh:

Hướng dẫn sử dụng thuốc Oxytocin injection BP 10 Units

Cách sử dụng

Thuốc Oxytocin injection BP 10 Units được chỉ định dùng theo đường tiêm/ truyền tĩnh mạch chậm hoặc tiêm bắp.

Đối tượng sử dụng

Bệnh nhân chỉ được sử dụng thuốc Oxytocin injection BP 10 Units khi có chỉ định của bác sĩ.

Liều dùng

Gây chuyển dạ đẻ vào ngày sinh do các lý do y học, đờ tử cung nguyên phát và thứ phát

Nên truyền tĩnh mạch thuốc tiêm Oxytocin và không tiêm tĩnh mạch nhanh hoặc tiêm bắp, tiêm dưới da trong trường hợp thúc đẻ hoặc kích thích co tử cung.

Truyền tĩnh mạch nhỏ giọt thuốc tiêm Oxytocin hoặc dùng bơm truyền có thể thay đổi tốc độ.

Trong trường hợp truyền nhỏ giọt, 1 I.U thuốc tiêm Oxytocin cần được pha trong 100ml dung dịch natri clorid đẳng trương.

Tốc độ truyền ban đầu được thiết lập là 0,5-2 x 10^-3 I.U/phút, nghĩa là 0,05-0,2 ml tương đương với 1 – 4 giọt/phút. Liều này có thể được tăng lên dần dần 1-2 x 10^-3 I.U/phút trong khoảng thời gian dưới 15 phút, cho đến khi có cơn co tử cung như chuyển dạ bình thường. Trong trường hợp mang thai đến kỳ sinh, cơn co tử cung này có thể đạt được khi truyền thuốc với tốc độ dưới 10 x 10^-3 I.U /phút (1ml tương đương với 20 giọt/phút). Khi đã có các cơn co tử cung bình thường, liều dùng không nên tăng thêm. Tốc độ truyền tối đa được khuyến cáo là 20-30 x 10^-3 I.U/phút (2-3ml tương đương 40-60 giọt/phút).

Nếu sau khi truyền 500ml (5 I.U) không có các cơn co tử cung đều đặn, nên dừng việc gây chuyển dạ. Có thể lặp lại việc gây chuyển dạ trong ngày tiếp theo.

Phải giám sát chặt chẽ tần số, cường độ và khoảng thời gian của các cơn co cũng như nhịp tim thai trong suốt quá trình truyền thuốc. Khi tử cung đạt được mức độ hoạt động thích hợp, có thể giảm tốc độ truyền. Khi tử cung co quá mạnh và/hoặc có các dấu hiệu suy thai, cần dừng truyền ngay lập tức.

Trong trường hợp mổ lấy thai

Ngay sau khi lấy thai ra, tiêm tĩnh mạch chậm 5 I.U hoặc truyền dự phòng (30 x 10^-3 I.U/phút).

Giai đoạn sau sinh (Xuất huyết mất trương lực)

Tiêm bắp 5 – 10 I.U hoặc tiêm tĩnh mạch chậm 5 – 6 I.U.

Giai đoạn sau sinh, dùng thuốc tiêm Oxytocin với mục đích dự phòng hoặc điều trị xuất huyết, tiêm tĩnh mạch chậm để tránh tụt huyết áp nhất thời.

Cần thận trọng khi dùng liều cao thuốc tiêm Oxytocin vì tác dụng chống bài niệu của thuốc (Xem mục “Tác dụng không mong muốn”). Phải dùng dung dịch truyền natri clorid đẳng trương (không dùng dextrose), thể tích dịch truyền phải được giữ ở mức thấp. Cần hạn chế lượng nước uống và cần kiểm soát biểu đồ cân bằng dịch. Cần kiểm tra mức điện giải trong huyết thanh khi nghi ngờ có sự mất cân bằng điện giải.

Sẩy thai

Tiêm tĩnh mạch hoặc tiêm bắp 3-6 I.U.

Lưu ý đối với người dùng thuốc Oxytocin injection BP 10 Units

Chống chỉ định

Trong trường hợp thai chết lưu trong tử cung và có phân su trong dịch màng ổi, cần tránh chuyển dạ vội vã vì có thể làm tắc mạch nước ối.

Tác dụng phụ

Máu và hệ bạch huyết
Hiếm gặp: đông máu nội mạch lan tỏa.

Hệ miễn dịch
Ít gặp: phản ứng dị ứng (có thể dẫn đến sốc phản vệ).
Hiếm gặp: phản ứng phản vệ (kèm theo khó thở, hạ huyết áp hoặc shock).

Hệ thần kinh
Thường gặp: đau đầu (đặc biệt khi dùng liều cao).

Tim
Thường gặp: rối loạn nhịp tim (đặc biệt khi dùng liều cao), tim đập nhanh, nhip tim chậm (đặc biệt ở liều cao).

Mạch
Thường gặp: tăng huyết áp.
Không thường xuyên: hạ huyết áp bất thình lình khi tiêm tĩnh mạch nhanh (giai đoạn sau sinh) (xem phần tim).

Các tai biến ở phụ nữ có thai, sau sinh và trước khi sinh
Rất thường gặp: co cơ tử cung quá mức.
Ít gặp: các cơn co cơ tử cung liên tục dẫn đến giảm oxy ở trẻ sơ sinh.

Hệ tiêu hóa
Thường gặp: Buồn nôn, nôn (đặc biệt khi dùng liều cao).

Thận và đường tiết niệu
Rất hiếm gặp: giảm thải trừ nước, nhiễm độc nước với giảm nông độ natri huyết mẹ và trẻ sơ sinh (đặc biệt khi truyền tĩnh mạch). Có thể gây ra phù não, co giật hoặc hôn mê.

Các biểu hiện trên xảy ra chủ yếu khi truyền tĩnh mạch liều cao oxytocin kết hợp lượng dịch lớn trong thời gian dài. Có thể tránh được hạ natri máu khi truyền cùng dung dịch điện giải.

Xử lý khi quá liều

Khi có các biểu hiện quá liều đi kèm với các cơn co tử cung liên tục, cần dừng ngay việc dùng oxytocin. Cho sản phụ thở oxy. Sau đó sử dụng các thuốc chủ vận β2-adrenergic hoặc chặn kênh calci. Trong trường hợp nhiễm độc nước, cần hạn chế lượng nước đưa vào, tăng cường lợi tiểu và điều chỉnh mất cân bằng điện giải.

Trong trường hợp co giật, khuyến cáo sử dụng diazepam.

Cách xử lý khi quên liều

Thông tin về cách xử lý khi quên liều thuốc Oxytocin injection BP 10 Units đang được cập nhật.

Các biểu hiện sau khi dùng thuốc

Thông tin về biểu hiện sau khi dùng thuốc Oxytocin injection BP 10 Units đang được cập nhật.

Hướng dẫn bảo quản

Điều kiện bảo quản

Nên được bảo quản ở nhiệt độ dưới 30°C, nơi khô ráo, tránh ánh sáng.

Thời gian bảo quản

Thời gian bảo quản là 36 tháng kể từ ngày sản xuất.

Thông tin mua thuốc

Nơi bán thuốc Oxytocin injection BP 10 Units

Nên tìm mua thuốc Oxytocin injection BP 10 Units tại Chợ y tế xanh hoặc các nhà thuốc uy tín để đảm bảo sức khỏe bản thân.

Giá bán

Giá sản phẩm thường xuyên thay đổi và có thể không giống nhau giữa các điểm bán. Vui lòng liên hệ hoặc đến trực tiếp điểm bán gần nhất để biết giá chính xác của thuốc vào thời điểm này.

Thông tin tham khảo thêm

Dược lực học

Nhóm điều trị: Hormon thùy sau tuyến yên

Mã ATC: H01BB02

Thuốc tiêm Oxytocin có chứa một hormon tổng hợp hoàn toàn có đặc tính hóa học và dược lý tương tự như oxytocin, một nột tiết tố của thùy sau tuyến yên. Nó là một peptid có chứa 9 amino acid. Thuốc tiêm Oxytocin không chứa vasopressin nhưng vẫn có tác dụng chống bài niệu nhẹ như vasopressin.

Cơ chế tác dụng

Thuốc tiêm Oxytocin có tác dụng kích thích cơ trơn tử cung, đặc biệt vào cuối thời kỳ mang thai, trong khi chuyển dạ, sau khi sinh và thời kỳ sau sinh, đặc biệt vào thời điểm mà số lượng các thụ thể oxytocin đặc hiệu trong cơ tử cung tăng.

Oxytocin làm tăng cả tần số và cường độ co bóp cơ tử cung ở giai đoạn thúc đẻ. Liều cao hơn có thể dẫn đến các cơn co tử cung liên tục.

Trong giai đoạn mang thai đầu tiên và thứ hai, sự nhạy cảm của cơ tử cung thấp. Trong giai đoạn mang thai cuối, sự nhạy cảm này tăng dần lên và đạt cao nhất vào lúc chuyển dạ. Sự nhạy cảm với oxytocin của cơ tử cung tỉ lệ với tác dụng co cơ tử cung. Điều này giải thích tại sao chỉ cần liều thấp là đủ để gây ra các cơn co tử cung. Lý đo cho sự tăng nhạy cảm trước hết là do tăng sự hình thành các liên kết khe liên quan đến các steroid sinh dục cho phép truyền các xung động điện tử dễ dàng hơn. Ngoài ra, sự hình thành của các thụ thể oxytocin trong quá trình mang thai tăng lên đóng vai trò quan trọng trong việc tăng cường tác dụng của oxytocin trong quá trình sinh. Cả hai yếu tố này được kiểm soát bởi hoạt tính hoặc sự nhạy cảm của các thụ thể catecholamin α và β và bị ảnh hưởng bởi các prostagladin.

Oxytocin cũng gây co bóp các tế bào biểu mô xung quanh tuyến vú.

Dược động học

Hấp thu:
Oxytocin mất hoạt tính khi uống.

Oxytocin thể hiện tác dụng nhanh sau khi tiêm bắp và đạt tác dụng tối đa trong vòng 30 phút.

Phân bố:
Oxytocin phân bố khắp dịch ngoại bào, với lượng nhỏ đi vào bào thai. Liên kết protein rất thấp.

Oxytocm có thể được tiết một lượng nhỏ vào sữa.

Thải trừ:
Nửa đời trong huyết tương từ 1-4 phút đến 12 phút sau khi tiêm tĩnh mạch và tiêm bắp. Oxytocin được thải trừ < 1% dạng không đổi qua nước tiểu, chất chuyển hóa của oxytocin được thải trừ chủ yếu qua nước tiểu.

Chuyển hóa:
Thuốc bị phân hủy nhanh ở gan và thận. Oxytocinase là enzym trong tuần hoàn được sản xuất sớm từ đầu thai kỳ cũng có khả năng làm mất hoạt tính của oxytocin.

Thận trọng và cảnh báo

Thận trọng

Không nên sử dụng thuốc tiêm Oxytocin trong thời gian dài ở bệnh nhân bị đờ tử cung kháng oxytocin và bệnh nhân rối loạn tim mạch nặng.

Sử dụng quá liều và quá nhanh có thể dẫn đến các cơn co tử cung cường tính (áp lực tăng) và các cơn co tử cung liên tục hoặc rách tử cung, ngạt thai nhi (thiếu oxy cấp tính), suy thai, thai chết lưu.

Cần theo dõi cẩn thận mẹ và bé trong các trường hợp sau:

Chỉ nên tăng nhẹ liều giới hạn 16 x 10^-3 I.U/phút khi không thể chắc chắn loại trừ vàng da ở trẻ (tăng nồng độ bilirubin trong huyết thanh) khi dùng liều cao kéo dài. Ngoài ra, xuất huyết võng mạc đã được ghi nhận ở trẻ sơ sinh do tử cung tăng hoạt động quá mức.

Không nên dùng ngoài đường ruột thuốc tiêm Oxytocin với các thuốc khác gây tăng tiết sữa có chứa oxytocIn.

Thận trọng

Có những bằng chứng cho thấy trong một số trường hợp, việc gây chuyển dạ đẻ bằng oxytocin tăng nguy cơ đông máu nội mạch lan tỏa (DIC) sau sinh. Nguy cơ này tăng lên ở sản phụ trên 35 tuổi, có các tai biến khi mang thai và tuổi thai hơn 40 tuần. Với những đối tượng này, cần giám sát chặt chẽ khi sử dụng thuốc tiêm Oxytocin. Cần thông báo cho bác sỹ các dấu hiệu của DIC (ví dụ, sự hủy fibrin).

Vì oxytocin gây ra tác dụng chống bài niệu nhẹ nên việc tiêm truyền tĩnh mạch liều cao kéo dài đồng thời với một lượng dịch lớn có thẻ dẫn đến nhiễm độc nước đi kèm với hạ natri huyết.

Tác dụng chống bài niệu kết hợp của oxytocin và tiêm truyền tĩnh mạch dịch có thể gây ra quá tải dịch, dẫn đến phù phổi cấp huyết động mà không hạ natri huyết.

Để tránh các biến chứng hiếm gặp trên, cần chú ý các điều sau bất cứ khi nào dùng liều cao oxytocin trong một thời gian dài:

Sử dụng dung dịch pha loãng có chứa chất điện giải (không dùng dextrose) và thể tích dịch truyền phải được giữ ở mức thấp. Hạn chế lượng nước uống và cần kiểm soát biểu đồ cân bằng dịch. Cần kiểm tra mức điện giải trong huyết thanh khi nghi ngờ có sự mất cân bằng điện giải.

Sử dụng thuốc tiêm Oxytocin sau các cơn co tử cung kéo dài có thể đi kèm với sự tăng co giật ở trẻ sơ sinh.

Thuốc tiêm Oxytocin có chứa natri, nhưng mỗi ống thuốc tiêm Oxytocin 1 ml có chứa ít hơn 1 mmol (23mg) natri.

Tương tác thuốc

Các sản phẩm khác ảnh hướng gì đến tác dụng của thuốc tiêm Oxytocin?

Các prostaglandin có thể tăng tác dụng của thuốc tiêm Oxytocin vì chúng làm tăng sự nhạy cảm của cơ tử cung với oxytocin. Vì tác dụng đồng vận này không dự đoán và kiểm soát được nên tránh việc sử dụng đồng thời các thuốc này với oxytocin. Nếu dùng, khuyến cáo sau khi dùng prostaglandin, ít nhất 6 giờ sau mới dùng oxytocin.

Thuốc tiêm Oxytocin có ảnh hướng gì đến tác dụng của các thuốc khác?

Tác dụng co cơ tử cung của oxytocIn được tăng lên nhờ methylergometrin.

Các bệnh nhân đang dùng thuốc kéo dài khoảng thời gian QT cần được kiểm soát chặt chẽ.

Khi dùng đồng thời oxytocin với các thuốc kích thích thần kinh giao cảm làm tăng huyết áp, có thể gây ra tăng huyết áp động mạch kéo dài. Bệnh nhân đang sử dụng các thuốc điều trị tăng huyết áp nên được giám sát chặt chẽ vì tác dụng của các thuốc này có thể được tăng cường khi sử dụng oxytocin.

Thuốc gây mê halothan khi dùng đồng thời với oxytocin có thể dẫn đến hạ huyết áp đột ngột.

Thời kỳ mang thai và cho con bú

Phụ nữ có thai:
Đến nay chưa có các nghiên cứu trên động vật được tiến hành. Dựa trên kinh nghiệm sử dụng thuốc và cấu trúc hóa học và các đặc tính dược lý của thuốc, thuốc không gây ra các dị tật thai nhi khi dùng theo chỉ định

Phụ nữ cho con bú:
Oxytocin có thể tiết vào sữa mẹ một lượng nhỏ. Tuy nhiên, oxytocin không gây ra các tác dụng phụ nguy hiểm ở trẻ sơ sinh vì nó bị bất hoạt nhanh chóng ở đường tiêu hóa.

Ảnh hưởng của thuốc tới khả năng lái xe và vận hành máy móc

Vì Oxytocin InJection có tác dụng gây chuyển dạ đẻ, nên cân thận trọng khi lái xe hoặc vận hành máy móc. Sản phụ khi có các cơn co tử cung không nên lái xe và vận hành máy móc.

Hình ảnh tham khảo

Nguồn tham khảo

Drugbank

Exit mobile version