Site icon Medplus.vn

Thuốc Padobaby: Liều dùng & lưu ý, hướng dẫn sử dụng, tác dụng phụ

Thuốc Padobaby là gì?

Thuốc Padobaby là thuốc OTC dùng trong những trường hợp: giảm đau hạ sốt có kèm dị ứng, cảm cúm.

Tên biệt dược

Thuốc được đăng ký dưới tên Padobaby.

Dạng trình bày

Thuốc Padobaby được bào chế dưới dạng bột uống.

Quy cách đóng gói

Thuốc Padobaby này được đóng gói ở dạng hộp 25 gói, 50 gói x 3 gam.

Phân loại thuốc

Thuốc Padobaby là thuốc OTC – thuốc không kê đơn.

Số đăng ký

Thuốc Padobaby có số đăng ký: VD-16695-12.

Thời hạn sử dụng

Thuốc Padobaby có hạn sử dụng là 36 tháng kể từ ngày sản xuất.

Nơi sản xuất

Thuốc Padobaby được sản xuất ở: Công ty CP liên doanh dược phẩm Medipharco Tenamyd BR s.r.l

Địa chỉ: Số 8, Nguyễn Trường Tộ, phường Phước Vĩnh, TP. Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế Việt Nam.

Thành phần của thuốc Padobaby

Mỗi gói thuốc 3 gam có chứa:

Paracetamol: 325 mg

Clorpheniramin maleat: 2 mg

Tá dược: (Aspartam, Đường trắng, Màu Carmoisin, Bột hương dâu vanilin, Methylparaben, Povidon) vừa đủ 1 gói 3 gam.

Công dụng của thuốc Padobaby trong việc điều trị bệnh

Thuốc Padobaby là thuốc OTC dùng trong những trường hợp: giảm đau hạ sốt có kèm dị ứng, cảm cúm.

Hướng dẫn sử dụng thuốc Padobaby

Cách sử dụng

Thuốc Padobaby được dùng đường uống.

Đối tượng sử dụng

Bệnh nhân có nhu cầu hoặc có chỉ định của bác sĩ.

Liều dùng

Hòa tan thuốc trong một lượng nước thích hợp (khoảng 1- 2 thìa canh). Ngày uống 3-4 lần, cách nhau mỗi 4 – 6 giờ.

Lưu ý đối với người dùng thuốc Padobaby

Chống chỉ định

Tác dụng phụ của thuốc

Gây khô miệng, ngủ gà, an thần, chóng mặt.

Ban da và những phản ứng dị ứng khác thỉnh thoảng xảy ra. Thường là ban đỏ hoặc mày đay, nhưng đôi khi nặng hơn và có thể kèm theo sốt do thuốc và thương tổn niêm mạc. Trong một số ít trường hợp riêng lẻ gây giảm bạch cầu trung tính, giảm tiểu cầu và giảm toàn thể huyết cầu.

Thông báo cho bác sĩ những tác dụng không mong muốn gặp phải ghi sử dụng thuốc.

Xử lý khi quá liều

Paracetamol

Biểu hiện

Buồn nôn, nôn, và đau bụng thường xảy ra trong vòng 2- 3 giờ sau khi uống liều độc của thuốc. Methemoglobin – máu, dẫn đến chứng xanh tím da, niêm mạc và móng tay là một dấu hiệu đặc trưng nhiễm độc cấp tính dẫn chất p – aminophenol: một lượng nhỏ sulfhemoglobin cũng có thể được sản sinh. Trẻ em có khuynh hướng tạo methemoglobin dễ hơn người lớn sau khi uống paracetamol. Khi bị ngộ độc nặng, ban đầu có thể có kích thích hệ thần kinh trung ương, kích động, và mê sảng. Tiếp theo có thể là ức chế hệ thần kinh trung ương; sững sờ, hạ thân nhiệt, mệt lả, thở nhanh, nông; mạch nhanh, yếu, không đều; huyết áp thấp; và suy tuần hoàn.

Điều trị
Chẩn đoán sớm rất quan trọng trong điều trị quá liều paracetamol. Có những phương pháp xác định nhanh nồng độ thuốc trong huyết tương. Tuy vậy, không được trì hoãn điều trị trong khi chờ kết quả xét nghiệm nếu bệnh sử gợi ý là quá liều nặng. Khi nhiễm độc nặng điều quan trọng là phải điều trị hỗ trợ tích cực. Cần rửa dạ dày trong mọi trường hợp tốt nhất trong vòng 4 giờ sau khi uống.

Liệu pháp giải độc chính là dùng những hợp chất sulfhydryl, có 1 tác động một phần do bổ sung dự trữ glutathion ở gan.

N-acetylcystein có tác dụng khi uống hoặc tiêm tĩnh mạch. Phải cho thuốc ngay lập tức nếu chưa đến 36 giờ kể từ khi uống paracetamol.

Clorpheniramin maleat

Liều gây chết của clorpheniramin khoảng 25- 50 mg/kg thể trọng. Những triệu chứng và dấu hiệu quá liều bao gồm an thần, kích thích nghịch thường hệ TKTW, loạn tâm thần, cơn động kinh, ngừng thở, co giật, tác dụng chống tiết acetylcholin, phản ứng loạn trương lực và trụy tim mạch, loạn nhịp.

Điều trị triệu chứng và hỗ trợ chức năng sống, cần chú ý đặc biệt đến chức năng gan, thận, hô hấp, tim và cân bằng nước, điện giải.

Rửa dạ dày hoặc gây nôn. Sau đó, cho dùng than hoạt và thuốc tẩy để hạn chế hấp thu.

Khi gặp hạ huyết áp và loạn nhịp, cần được điều trị tích cực. Có thể điều trị co giật bằng tiêm tĩnh mạch diazepam hoặc phenytoin. Có thể phải truyền máu trong những ca nặng.

Cách xử lý khi quên liều

Thông tin về biểu hiện sau khi quên liều thuốc Padobaby đang được cập nhật.

Các biểu hiện sau khi dùng thuốc

Thông tin về biểu hiện sau khi dùng thuốc Padobaby đang được cập nhật.

Hướng dẫn bảo quản thuốc Padobaby

Điều kiện bảo quản

Nơi khô, dưới 30°C, tránh ánh sáng.

Thời gian bảo quản

Thời gian bảo quản là 36 tháng kể từ ngày sản xuất.

Thông tin mua thuốc

Nơi bán thuốc

Nên tìm mua thuốc Padobaby ở Chợ y tế xanh hoặc các nhà thuốc uy tín để đảm bảo sức khỏe bản thân.

Giá bán

Giá sản phẩm thường xuyên thay đổi và có thể không giống nhau giữa các điểm bán. Vui lòng liên hệ hoặc đến trực tiếp điểm bán gần nhất để biết giá chính xác của thuốc vào thời điểm này.

Thông tin tham khảo thêm

Thận trọng khi dùng thuốc

Thận trọng ở người bệnh có thiếu máu từ trước, vì chứng xanh tím có thể không biểu lộ rõ, mặc dù có những nồng độ cao nguy hiểm của methemoglobin trong máu.

Tránh uống rượu khi dùng thuốc vì có thể gây tăng độc tính với gan.

Phải thận trọng khi có bệnh phổi mạn tính, thở ngắn hoặc khó thở.

Cần tránh dùng cho người đang lái xe hoặc điểu khiển máy móc vì thuốc có thể gây ngủ gà, chóng mặt, hoa mắt, nhìn mờ, và suy giảm tâm thần vận động trong một số người bệnh và có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng lái xe hoặc vận hành máy.

Tránh dùng cho người bệnh bị tăng nhãn áp như bị giôcôm.

Dùng thuốc thận trọng với người cao tuổi (> 60 tuổi) vì những người này thường tăng nhạy cảm với tác dụng chống tiết acetylcholin.

Dùng thận trọng đối với người suy giảm chức năng gan hoặc thận.

Tương tác với thuốc

Thời kỳ mang thai và cho con bú

Thời kỳ mang thai: Chỉ dùng cho phụ nữ mang thai khi thật cần thiết Thận trọng với người mang thai vào 3 tháng cuối kỳ.

Thời kỳ cho con bú: Nên cân nhắc hoặc không cho con bú hoặc không dùng thuốc, tùy thuộc mức độ cần thiết của thuốc đối với người mẹ.

Tác dụng của thuốc lên khả năng lái xe và vận hành máy móc

Tránh dùng cho những người đang lái xe và vận hành máy.

Hình ảnh tham khảo

Padobaby

Nguồn tham khảo

Drugbank

Exit mobile version