Thuốc Peptan là gì?
Thuốc Peptan là thuốc ETC được chỉ định điều trị:
- Hội chứng Zollinger- Ellison.
- Loét tá tràng, loét dạ dày và viêm thực quản trào ngược.
Tên biệt dược
Tên biệt dược là Peptan.
Dạng trình bày
Thuốc được bào chế dưới dạng bột đông khô pha tiêm.
Quy cách đóng gói
Thuốc được đóng gói ở dạng: Hộp 1 lọ.
Phân loại
Thuốc Peptan là thuốc ETC – thuốc kê đơn.
Số đăng ký
Thuốc có số đăng ký: VD-20828-14.
Thời hạn sử dụng
Thuốc có hạn sử dụng là 24 tháng kể từ ngày sản xuất.
Nơi sản xuất
Thuốc được sản xuất ở: Công ty cổ phần dược phẩm trung ương 1 – Pharbaco.
Thanh Xuân, Sóc Sơn, Hà Nội Việt Nam.Thành phần của thuốc Peptan
Mỗi lọ thuốc bột đông khôpha tiêm chứa: Omeprazol (dưới dạng bột đông khô Omeprazol natri ): 40 mg
Công dụng của thuốc Peptan trong việc điều trị bệnh
Thuốc Peptan là thuốc ETC được chỉ định điều trị:
- Hội chứng Zollinger- Ellison.
- Loét tá tràng, loét dạ dày và viêm thực quản trào ngược.
Hướng dẫn sử dụng thuốc Peptan
Cách sử dụng
Thuốc được chỉ định dùng theo đường tiêm.
Đối tượng sử dụng
Bệnh nhân chỉ được sử dụng khi có chỉ định của bác sĩ.
Liều dùng
Loét tá tràng, loét dạ dày và viêm thực quản trào ngược: Liều khuyên dùng Omeprazol 40mg dạng tĩnh mạch, 1 lần/ngày.
Điều trị hội chứng Zollinger- Ellison: Liều ban đầu là 60mg tiêm tĩnh mạch, 1 lần/ngày. Liều cao hơn có thể được sử dụng tuỳ theo từng bệnh nhân. Khi liều dùng lớn hơn 60mg/ngày, nên chia liều thành ngày dùng 2 lần.
Trẻ em: Hiệu quả và độ an toàn của Omeprazol dạng tiêm chưa được đánh giá.
Bệnh nhân suy giảm chức năng gan: Thời gian bán thải của Omeprazol tăng lên trên bệnh nhân suy giảm chức năng gan, nên có sự điều chỉnh liều Omeprazol khoảng 10-20mg hàng ngày là đủ.
Lưu ý đối với người dùng thuốc Peptan
Chống chỉ định
Bệnh nhân mãn cảm với bất cứ thành phần nào của thuốc.
Tác dụng phụ
Tác dụng ngoại ý được báo cáo thường xuyên với Omeprazol là rối loạn đường tiêu hóa, cụ thể là tiêu chảy, táo bón, đau bụng, buồn nôn, nôn và đầy hơi. Phát ban, ngứa, mày đay cũng được báo cáo, thường thì những trường hợp này hết sau khi ngừng điều trị.
Những rối loạn ở hệ thần kinh được báo cáo gồm: dị cảm, chóng mặt, nhức đầu và cảm giác ngất, những trường hợp này hết khi ngừng dùng thuốc. Buồn ngủ, mất ngủ và chóng mặt hiếm khi được báo cáo. Mơ hồ có phục hồi, xúc động, trầm cảm, ảo giác hay xảy ra ở những bệnh nhân bệnh nặng.
Những trường hợp khác hiếm khi được báo cáo như đau khớp, đau cơ, nhìn kém, rối loạn vị giác, phù ngoại biên, giảm natri huyết, rối loạn máu bao gồm mất bạch cầu hạt, giảm bạch cầu, giảm tiểu cầu, giảm toàn thể huyết cầu, sốc phản vệ.
Hiếm: Phản ứng mẫn cảm, đau trong cơ, phản ứng phản vệ, ban đỏ đa hình.
Thông báo cho bác sĩ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc.
Xử lý khi quá liều
Liều tiêm tĩnh mạch 80mg/lần và 200mg/ngày, và lên đến 520mg trong thời gian 3 ngày vẫn được dung nạp tốt. Trong trường hợp dùng quá liều và có triệu chứng nhiễm độc lâm sàng (phần phản ứng phụ), chủ yếu là điều trị triệu chứng do chưa có thuốc giải độc đặc hiệu.
Cách xử lý khi quên liều
Thông tin về cách xử lý khi quên liều thuốc Peptan đang được cập nhật.
Các biểu hiện sau khi dùng thuốc
Thông tin về biểu hiện sau khi dùng thuốc Peptan đang được cập nhật.
Hướng dẫn bảo quản thuốc Peptan
Điều kiện bảo quản
Thuốc Peptan nên được bảo quản ở nhiệt độ 30°C, tránh ẩm và tránh ánh sáng.
Thời gian bảo quản
Thời gian bảo quản của thuốc là 24 tháng kể từ ngày sản xuất.
Thông tin mua thuốc Peptan
Nơi bán thuốc
Nên tìm mua thuốc Peptan tại Chợ y tế xanh hoặc các nhà thuốc uy tín để đảm bảo sức khỏe bản thân.
Giá bán
Giá sản phẩm thường xuyên thay đổi và có thể không giống nhau giữa các điểm bán. Vui lòng liên hệ hoặc đến trực tiếp điểm bán gần nhất để biết giá chính xác của thuốc vào thời điểm này.
Thông tin tham khảo thêm Peptan
Dược lực học
Omeprazol ức chế sự bài tiết acid của dạ dầy do ức chế có hồi phục bơm proton ở tế bào viền của dạ dày. Tác dụng nhanh, kéo dài nhưng hồi phục được. Omeprazol không tác dụng lên thụ thể acetylcholin hay thụ thể histamin.
Dược động học
Hấp thu: Thuốc gắn kết với protein huyết tương khoảng 95% và thể tích phân bố là 0,3L/kg.
Chuyển hóa: Omeprazol chuyển hóa hoàn toàn, chủ yếu ở gan. Men CYP2C19 và CYP3A4 xúc tác phần lớn quá trình chuyển hóa. Các chất chuyển hóa nhận biết được là Omeprazol sulphon, sulphid Omeprazol và hydroxy Omeprazol, các chất này không có ảnh hưởng đáng kể trên sự tiết axít dịch vị. Tổng thanh thải trong huyết tương là 0,3-0,6 L/phút.
Thải trừ: Thời gian bán thải trong huyết tương ở pha thải trừ là khoảng 40 phút (30-90 phút) sau khi dùng liều lặp lại. Khoảng 80% lượng chất chuyển hóa được bài tiết qua nước tiểu và phần còn lại qua phân.
Các nhóm bệnh nhân đặc biệt: Độ thanh thải giảm nhiều ở bệnh nhân suy chức năng gan.
Thận trọng
Khi nghi ngờ loét dạ dày, hoặc những triệu chứng cảnh báo như sụt cân không cố ý, nôn, loạn phối hợp từ, thổ huyết xảy ra, cần loại trừ khả năng ác tính vì điều trị có thể làm giảm triệu chứng và làm chậm trễ sự chuẩn đoán.
Nên dùng thận trọng ở những bệnh nhân suy chức năng gan hoặc thận, ở những trường hợp cần phải điều chỉnh liều.
Tương tác thuốc
Omeprazol làm tăng nồng độ Ciclosporin trong máu, tăng tác dụng chống đông máu của dicoumarol.
Omeprazol làm tăng tác dụng của kháng sinh diệt trừ H.pylori, tăng tác dụng của Nifedipin.
Omeprazol ức chế chuyển hóa các thuốc chuyển hóa qua Cytochrom P450 (carbamazepin, cafein, diazepam…) và có thể làm tăng nồng độ các thuốc này.
Sử dụng cho phụ nữ có thai và cho con bú
Thời kỳ mang thai: Không có bằng chứng về tính an toàn của Omeprazol khi dùng cho phụ nữ mang thai. Tránh dùng trong thai kỳ trừ phi không có sự lựa chọn nào khác an toàn hơn.
Thời kỳ cho con bú: Không có thông tin về Omeprazol trong sữa mẹ hay ảnh hưởng của nó đối với nhũ nhi. Vì vậy nên ngừng cho bú nếu việc dùng thuốc là cần thiết.
Người lái xe hoặc đang sử dụng máy móc
Không ảnh hưởng lên khả năng lái xe và vận hành máy móc.