Site icon Medplus.vn

Thuốc PTU: Liều dùng & lưu ý, hướng dẫn sử dụng, tác dụng phụ

Thuốc PTU là gì?

Thuốc PTU là thuốc ETC được chỉ định để điều trị: Bệnh Basedow nhẹ hoặc trung bình. Chuẩn bị mổ cắt bỏ tuyến giáp hoặc điều trị iod phóng xạ. Cường giáp và nhiễm độc giáp.

Tên biệt dược

Thuốc được đăng ký dưới tên PTU.

Dạng trình bày

Thuốc PTU được bào chế dưới dạng viên nén.

Quy cách đóng gói

Thuốc PTU này được đóng gói ở dạng: Hộp 4 vỉ x 25 viên.

Phân loại thuốc

Thuốc PTU là thuốc ETC – thuốc kê đơn.

Số đăng ký

Thuốc PTU có số đăng ký: VD-20740-14.

Thời hạn sử dụng

Thuốc PTU có hạn sử dụng là 36 tháng kể từ ngày sản xuất.

Nơi sản xuất

Thuốc PTU được sản xuất ở: Công ty cổ phần dược phẩm Hà Tây

Địa chỉ: La Khê – Hà Đông – Hà Nội Việt Nam.

Thành phần của thuốc PTU

Mỗi viên nén chứa:

Propylthiouracil 50mg

Tá dược vđ 1 viên (Tá dược gồm: lactose, colloidal silicon dioxid, magnesi stearat, gelatin, tinh bột sắn, natri lauryl sulfat, bột talc, nước tinh khiết).

Công dụng của thuốc PTU trong việc điều trị bệnh

Thuốc PTU là thuốc ETC được chỉ định để điều trị: Bệnh Basedow nhẹ hoặc trung bình. Chuẩn bị mổ cắt bỏ tuyến giáp hoặc điều trị iod phóng xạ. Cường giáp và nhiễm độc giáp.

Hướng dẫn sử dụng thuốc PTU

Cách sử dụng

Thuốc PTU được chỉ định dùng theo đường uống.

Đối tượng sử dụng

Thuốc PTU chỉ được sử dụng khi có chỉ định của bác sĩ.

Liều dùng

Theo sự chỉ dẫn của thầy thuốc. Liều lượng của thuốc phải được điều chỉnh theo từng cá thể.

Propylthiouracil dùng uống, liều hàng ngày thường chia đều thành 3 liều nhỏ uống cách nhau khoảng 8 giờ. Trong một số trường hợp khi cần liều hàng ngày lớn hơn 300 mg, có thể uống với khoảng cách gần hơn (ví dụ, cách 4 hoặc 6 giờ 1 lần).

Điều trị tăng năng tuyến giáp ở người lớn

Liều ban đầu thường dùng cho người lớn là 300 – 450 mg (6-9 viên), chia thành 3 liều nhỏ uống cách nhau 8 giờ; nếu bệnh nặng có thể dùng liều ban đầu 600 – 1200 mg mỗi ngày. Nói chung, khi hoàn toàn kiểm soát được triệu chứng, thì tiếp tục điều trị với liều ban đầu trong khoảng 2 tháng.

Phải hiệu chỉnh cẩn thận liều tiếp sau, tùy theo dung nạp và đáp ứng điều trị của người bệnh.

Liều duy trì đối với người lớn thay đổi, thường khoảng 100 – 150 mg/ ngày, chia thành liều nhỏ uống cách nhau 8 – 12 giờ.

Điều trị cơn nhiễm độc giáp ở người lớn

Liều propylthiouracil thường dùng là 200 mg (4 viên), cứ 4 – 6 giờ uống một lần trong ngày thứ nhất; khi hoàn toàn kiểm soát được triệu chứng thì giảm dần tới liều duy trì thường dùng.

Điều trị tăng năng tuyến giúp ở trẻ em

Liều ban đầu thường dùng là 5 – 7 mg/kg/ngày, chia thành những liều nhỏ, uống cách nhau 8 giờ, hoặc 50 – 150 mg/ ngày ở trẻ em 6 – 10 tuổi, và 150-300 mg/ ngày cho trẻ em 10 tuổi hoặc lớn hơn.

Liều duy trì cho trẻ em: uống bằng 1/3 đến 2/3 của liều ban đầu, chia thành liều nhỏ uống cách nhau 8 – 12 giờ.

Để điều trị tăng năng tuyến giáp ở trẻ sơ sinh, liều khuyên dùng là 5 – 10 mg/ ngày.

Người cao tuổi

Nên dùng liều thấp hơn; liều đầu tiên: 150 – 300 mg/ngày.

Người suy thận

Độ thanh thải creatinin: 10- 50 ml/phút: Liều bằng 75% liều thường dùng.

Độ thanh thải creatinin đưới 10 ml/phút: Liều bằng 50% liều thường dùng.

Lưu ý khi sử dụng thuốc PTU

Chống chỉ định

Các bệnh về máu nặng có trước (thí dụ mất bạch cầu hạt, thiếu máu bất sản…). Viêm gan.

Mẫn cảm với propylthiouracil hoặc với bất cứ thành phần nào của thuốc.

Tác dụng phụ của thuốc PTU

* Thường gặp, ADR >1/00
Huyết học: Giảm bạch cầu. Nếu lượng bạch cầu dưới 4000, bạch cầu đa nhân trung tính dưới 45%, phải ngừng thuốc.
Da: Ban, mày đay, ngứa, ngoại ban, viêm da tróc.
Thần kinh – cơ và xương: đau khớp, đau cơ.
Khác: Viêm động mạch.

* Ít gặp, 1/1000 < ADR < 1/100
Huyết học: Mất bạch cầu hạt.
Thần kinh trung ương: Nhức đầu, ngủ gà, chóng mặt, sốt do thuốc.
Tim mạch: Phù, viêm mạch da.
Da: Rụng tóc lông, nhiễm sắc tế da.
Tiêu hóa: Buồn nôn, nôn, đau thượng vị, bệnh tuyến nước bọt.
Thần kinh- cơ và xương: Dị cảm, viêm dây thần kinh.
Gan: Vàng da, viêm gan.

* Hiếm gặp, ADR <1/1 000
Huyết học: Giảm bạch cầu hạt, giảm tiểu cầu, thiếu máu không tái tạo, giảm prothrombin – huyết và chảy máu.
Gan: Phản ứng gan nghiêm trọng.
Hô hấp: Viêm phổi kẽ.
Thận: Viêm thận.
Khác: Bệnh hạch bạch huyết, hội chứng giống luput, viêm đa cơ, ban đỏ nốt.

Xử lý khi quá liều

* Biểu hiện
Nói chung dùng quá liều propylthiouracil có thể gây tăng nhiều ADR thường gặp như: Buồn nôn, nôn, đau thượng vị, nhức đầu, sốt, đau khớp, ngứa, phù và giảm toàn thể huyết cầu. Mất bạch cầu hạt là ADR nghiêm trọng nhất do quá liều propylthiouracil. Cũng xảy ra viêm da tróc và viêm gan.

* Điều trị
Điều trị quá liều propylthiouracil thường là điều trị triệu chứng và hỗ trợ. Khi quá liều cấp tính, cần gây nôn hoặc rửa dạ dày. Nếu người bệnh hôn mê, có cơn động kinh hoặc mất phản xạ nôn, có thể rửa dạ dày và đặt ống nội khí quản có bóng bơm phồng để tránh hít phải chất nôn.

Tiến hành liệu pháp thích hợp, có thể bao gồm thuốc chống nhiễm khuẩn và truyền máu tươi toàn bộ nếu phát triển suy tủy. Nếu có viêm gan: Cần có chế độ nghỉ ngơi ăn uống thích hợp.

Cũng có thể dùng thuốc giảm đau, thuốc an thần và truyền dịch tĩnh mạch để điều trị quá liều propylthiouracil.

Cách xử lý khi quên liều

Thông tin về biểu hiện sau khi quên liều dùng thuốc PTU đang được cập nhật.

Các biểu hiện sau khi dùng thuốc

Thông tin về biểu hiện sau khi dùng thuốc PTU đang được cập nhật.

Hướng dẫn bảo quản thuốc PTU

Điều kiện bảo quản

Bảo quản ở nhiệt độ không quá 30°C.

Thời gian bảo quản

Thời gian bảo quản là 36 tháng kể từ ngày sản xuất.

Thông tin mua thuốc

Nơi bán thuốc

Nên tìm mua thuốc PTU Chợ y tế xanh hoặc các nhà thuốc uy tín để đảm bảo sức khỏe bản thân.

Giá bán

Giá sản phẩm thường xuyên thay đổi và có thể không giống nhau giữa các điểm bán. Vui lòng liên hệ hoặc đến trực tiếp điểm bán gần nhất để biết giá chính xác của thuốc vào thời điểm này.

Thông tin tham khảo thêm

Dược lực học

Propylthiouracil (PTU) là dẫn chất của thioure, một thuốc kháng giáp. Thuốc ức chế tổng hợp hormon giáp bằng cách ngăn cản iod gắn vào phần tyrosyl của thyroglobulin. Thuốc cũng ức chế sự ghép đôi các gốc iodotyrosyl này để tạo nên iodothyronin. Ngoài ức chế tổng hợp hormon, thuốc cũng ức chế quá trình khử iod của T4 (thyroxin) thành T3 (tri iodothyronin) ở ngoại vi. Thuốc không ức chế tác dụng của hormon giáp sẵn có trong tuyến giáp hoặc tuần hoàn hoặc hormon giáp ngoại sinh đưa vào cơ thể.

Người bệnh có nồng độ iod cao trong tuyến giáp (do uống thuốc hoặc sử dụng thuốc có iod trong chẩn đoán) có thể đáp ứng chậm với các thuốc kháng giáp.

Propylthiouracil (PTU) dùng để điều trị tạm thời trạng thái tăng năng giáp, như một thuốc phụ trợ để chuẩn bị phẫu thuật hoặc liệu pháp iod phóng xạ, và khi có chống chỉ định cắt bỏ tuyến giáp, hoặc để điều trị triệu chứng tăng năng giáp do bệnh Basedow và duy trì trạng thái bình giáp trong một vài năm (thường 1 – 2 năm) cho đến khi bệnh thoái lui tự phát. Thuốc không tác dụng đến nguyên nhân gây tăng năng giáp và thường không được dùng lâu dài để chữa tăng năng giáp. Bệnh không tự phát thoái lui ở tất cả người bệnh điều trị bằng propylthiouracil hoặc thuốc kháng giáp) khác và đa số cuối cùng phải cần đến liệu pháp cắt bỏ (phẫu thuật, iod phóng xạ).

Dược động học

* Hấp thu: Propylthiouracil được hấp thu nhanh và dễ dàng qua đường tiêu hóa (khoảng 75%) sau khi uống. Nồng độ đỉnh trong huyết tương khoảng 6 – 9 microgam/ml, diễn ra trong vong 1 – 1,5 giờ sau liều duy nhất 200-400mg. Nồng độ thuốc trong huyết tương có vẻ không tương ứng với tác dụng điều trị.

* Phân bố: Mặc dù chưa xác định đầy đủ đặc tính phân bố propylthiouracil trong mô và dịch cơ thể nhưng hình như thuốc tập trung chủ yếu trong tuyến giáp.

* Chuyển hóa: Mặc dù chưa xác định đầy đủ chuyển hóa chính xác của propylthiouracil, thuốc chuyển hóa nhanh thành chất liên hợp glucuronid và chất chuyển hóa thứ yếu khác. Vì vậy cần uống thuốc thường xuyên để duy trì tác dụng không tuyến giáp.

* Thải trừ: Nửa đời thải trừ của propylthiouracil khoảng 1 – 2 giờ. Thuốc và các chất chuyển hóa bài tiết trong nước tiểu, với khoảng 35% liều được bài tiết trong vòng 24 giờ.

Thận trọng

Phải theo dõi chặt chẽ người bệnh đang dùng propylthiouracil về chứng mất bạch cầu hạt và hướng dẫn người bệnh phải đi khám ngay nếu thấy có những dấu hiệu hoặc triệu chứng gợi ý về nhiễm khuẩn, như viêm họng, phát ban ở da, sốt, rét run, nhức đầu, hoặc tình trạng bứt rứt khó chịu toàn thân. Điều đặc biệt quan trọng là phải theo dõi cẩn thận những dấu hiệu và triệu chứng này trong giai đọan đầu ding propyl-thiouracil, nếu xảy ra mất bạch cầu hạt do propylthiouracil thỡ thường trong 2 – 3 tháng đầu điều trị.

Cũng có thể xảy ra giảm bạch cầu, giảm lượng tiểu cầu, và/hoặc thiếu máu không tái tạo (giảm toàn thể huyết cầu). Phải đếm bạch cầu và làm công thức bạch cầu cho những người bệnh sốt hoặc viêm họng, hoặc có những dấu hiệu khác của bệnh khi đang dùng thuốc.

Vì nguy cơ mất bạch cầu hạt tăng lên theo tuổi, một số nhà lâm sàng khuyên dùng thuốc thận trọng cho người bệnh trên 40 tuổi.

Phải dùng propylthiouracil hết sức thận trọng ở người bệnh đang dùng những thuốc khác đó biết là có khả năng gây mất bạch cầu hạt.

Tương tác với thuốc

Propylthiouracil có thể gây giảm prothrombin-huyết và như vậy có thể làm tăng tác dụng của thuốc chống đông.

Sử dụng thuốc ở phụ nữ có thai và cho con bú

* Thời kỳ mang thai
Propylthiouracil qua nhau thai, có thể gây độc cho thai (bướu giáp và suy giáp cho thai). Nếu phải dùng thuốc, cần điều chỉnh liều cẩn thận, đủ nhưng không quá cao.

Vì rối loạn chức năng tuyến giáp giảm xuống ở nhiều phụ nữ khi thai nghén tiến triển, có thể giảm liều, và ở một số người bệnh, có thể ngừng dùng propylthiouracil 2 hoặc 3 tuần trước khi đẻ. Nếu dùng propylthiouracil trong thời kỳ mang thai hoặc nếu có thai trong khi đang dùng thuốc, phải báo cho người bệnh biết về mối nguy cơ tiềm tàng đối với thai.

* Thời kỳ cho con bú
Propylthiouracil phân bố vào sữa. Vì có khả năng gây tác dụng không mong muốn nghiêm trọng cho trẻ nhỏ bú mẹ, nên propylthiouracil bị chống chỉ định đối với người cho con bú.

Hình ảnh tham khảo

Nguồn tham khảo

Drugbank

Exit mobile version