Thuốc Sitaglo 50 là gì?
Thuốc Sitaglo 50 là thuốc ETC được dùng như liệu pháp hỗ trợ cho chế độ ăn kiêng và vận động thể lực để cải thiện kiểm soát đường huyết ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2.
Tên biệt dược
Thuốc được đăng ký dưới tên Sitaglo 50.
Dạng trình bày
Thuốc Sitaglo 50 được bào chế dưới dạng viên nén bao phim.
Quy cách đóng gói
Thuốc Sitaglo 50 này được đóng gói ở dạng: Hộp 3 vỉ x 10 viên.
Phân loại thuốc
Thuốc Sitaglo 50 là thuốc ETC – thuốc kê đơn.
Số đăng ký
Thuốc Sitaglo 50 có số đăng ký: VN-18987-15.
Thời hạn sử dụng
Thuốc Sitaglo 50 có hạn sử dụng là 24 tháng kể từ ngày sản xuất.
Nơi sản xuất
Thuốc Sitaglo 50 được sản xuất ở: Atra Pharmaceuticals Limited
Plot No. H19, MIDC Area Waluj Aurangabad 431133, Maharashtra State Ấn Độ.Thành phần của thuốc Sitaglo 50
Mỗi viên nén bao phim chứa Sitagliptin phosphat monohydrat tương đương Sitagliptin 50mg.
Tá dược: dibasic calci phosphat, cellulose vi tinh thể, natri crosscarmellose, natri stearyl fumarat, magnesi stearat, opadry beige (8F570015).
Công dụng của thuốc Sitaglo 50 trong việc điều trị bệnh
Thuốc Sitaglo 50 là thuốc ETC được dùng như liệu pháp hỗ trợ cho chế độ ăn kiêng và vận động thể lực để cải thiện kiểm soát đường huyết ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2.
Hướng dẫn sử dụng thuốc Sitaglo 50
Cách sử dụng
Thuốc Sitaglo 50 được dùng theo đường uống.
Đối tượng sử dụng
Bệnh nhân chỉ được dùng khi có chỉ định của bác sĩ.
Liều dùng
Liều Sitagliptin khuyến cáo là 100 mg ngày 1 lần.
Nên duy trì liều của metformin và/hoặc chất chủ vận PPARγ khi dùng phối hợp với Sitagliptin.
Khi dùng Sitagliptin kết hợp với sulfamid hạ đường huyết, có thể xem xét dùng sulfamid hạ đường huyết liều thấp hơn nhằm giảm nguy cơ hạ đường huyết.
Lưu ý đối với người dùng thuốc Sitaglo 50
Chống chỉ định
Bệnh nhân quá mẫn với bất kỳ thành phần nào của thuốc.
Tác dụng phụ của thuốc
Trong một phân tích đã định trước tổng hợp từ các nghiên cứu trên, tần suất chung về tác dụng bất lợi hạ đường huyết ở bệnh nhân điều trị với sitagliptin 100 mg tương tự như nhóm dùng placebo (1,2% so với 0,93%). Tác dụng bất lợi về hạ đường huyết dựa vào tất cả các báo cáo về hạ đường huyết; không cần đo đường huyết lúc xảy ra sự kiện. Tần suất của tác dụng bất lợi chọn lọc ở đường tiêu hóa ở bệnh nhân dùng sitagliptin hoặc placebo: đau bụng (sitagliptin, 2,3%; placebo, 2,1%), buồn nôn (1,4%, 0,6%), nôn (0,8%, 0,9%) và tiêu chảy (3,0%, 2,39).
Xử lý khi quá liều
Trong trường hợp quá liều, nên áp dụng các biện pháp hỗ trợ thường dùng, như loại bỏ chất chưa kịp hấp thu khỏi đường tiêu hóa, theo dõi trên lâm sàng (bao gồm làm điện tâm đồ), và trị liệu nâng đỡ, nếu cần. Sitagliptin có thể được thẩm tách vừa phải. Trong nghiên cứu lâm sàng, khoảng 13,5% liều dùng được loại bỏ sau 3-4 giờ thẩm phân máu. Có thể xem xét thẩm phân máu kéo dài nếu phù hợp trên lâm sàng. Vẫn chưa biết rõ thẩm phân phúc mạc có thể thẩm tách được sifagliptin hay không.
Cách xử lý khi quên liều
Thông tin về cách xử lý khi quên liều thuốc Sitaglo 50 đang được cập nhật.
Các biểu hiện sau khi dùng thuốc
Thông tin về biểu hiện sau khi dùng thuốc Sitaglo 50 đang được cập nhật.
Hướng dẫn bảo quản thuốc Sitaglo 50
Điều kiện bảo quản
Nơi khô, dưới 30°C, tránh ánh sáng.
Thời gian bảo quản
Thời gian bảo quản là 24 tháng kể từ ngày sản xuất.
Thông tin mua thuốc
Nơi bán thuốc
Nên tìm mua thuốc Sitaglo 50 ở Chợ y tế xanh hoặc các nhà thuốc uy tín để đảm bảo sức khỏe bản thân.
Giá bán
Giá sản phẩm thường xuyên thay đổi và có thể không giống nhau giữa các điểm bán. Vui lòng liên hệ hoặc đến trực tiếp điểm bán gần nhất để biết giá chính xác của thuốc vào thời điểm này.
Thông tin tham khảo thêm
Dược lực học
Sitagliptin phosphat là thuốc ức chế mạnh, chọn lọc cao trên enzym dipeptidyl peptidase 4 (DPP-4), có hiệu lực ở dạng uống dùng để điều trị bệnh đái tháo đường túyp 2. Các thuốc ức chế DPP-4 là 1 nhóm thuốc có tác dụng làm tăng nồng độ incretin. Bằng cách ức chế enzymDPP-4, sitagliptin làm tăng nồng độ của 2 hormon incretin hoạt động đã được biết rõ, là peptid giống glucagon 1 (glucagon-like peptide 1:GLP-1) và polypeptid kích thích tiết insulin và phụ thuộc vào glucose (glucose-dependent insulinotropic polypeptide: GIP). Các hormon incretin này là thành phần của hệ thống nội sinh tham gia điều hòa sinh lý tình trạng cân bằng nội môi glucose. Khi nồng độ glucose trong máu bình thường hoặc tăng cao, GLP-l và GIP làm tăng tổng hợp và phóng thích insulin từ các tế bào beta tuyến tụy. GLP-l cũng làm giảm tiết glucagon từ các tế bào alpha tuyến tụy, dẫn đến giảm sản xuất glucose tại gan.
Dược động học
Hấp thu: Ở đối tượng khỏe mạnh uống dùng 1 liều 100mg, sitagliptin được hấp thu nhanh chóng đạt nồng độ đỉnh trong huyết tương (Tmax) sau 1-4 giờ sau khi uống thuốc.
Phân bố: Thể tích phân phối trung bình ở trạng thái bền vững sau khi dùng 1 liều đơn sitagliptin 100mg đường tĩnh mạch ở đối tượng khỏe mạnh thì khoảng 198 lít. Tỷ lệ sitagliptin gắn kết thuận nghịch với các protein huyết tương thì thấp (38%).
Chuyển hóa: Siragliptin được đào thải chủ yếu trong nước tiểu ở dạng không thay đổi và một phần nhỏ qua đường chuyển hóa.
Thải trừ: Sau khi các đối tượng khỏe mạnh uống 1 liều sitagliptin [14C], khoảng 100% chất có tính phóng xạ được thải trong phân (13%) hoặc nước tiểu (87%) trong 1 tuần dùng thuốc.
Thận trọng
Không nên dùng sitagliptin ở bệnh nhân đái tháo đường típ 1 hoặc để điều trị nhiễm acid ceton ở bệnh nhân đái tháo đường.
Sử dụng ở bệnh nhân suy thận: Sitagliptin được đào thải qua thận. Để đạt nồng độ sitagliptin trong huyết tương tương tự như ở bệnh nhân có chức năng thận bình thường, nên giảm liều thuốc ở bệnh nhân suy thận trung bình và nặng, cũng như ở bệnh nhân có bệnh thận giai đoạn cuối (ESRD) cần thẩm phân máu hoặc thẩm phân phúc mạc.
Tương tác thuốc
Trong các nghiên cứu tương tác thuốc, sitagliptin không gây tác động có ý nghĩa lâm sàng lên dược động học của các thuốc sau đây: metformin, rosiglitazon, glyburid, simvastatin, warfarin, và viên uống tránh thai. Dựa vào các dữ liệu này, sitagliptin không ức chế các isozym CYP là CYP3A4, 2C8, hoặc 2C9. Dựa vào dữ liệu in vitro, người ta cho rằng sitapliptin cũng không có tác dụng ức chế CYP2Dó, 1A2, 2C19 hoặc 2B6 hoặc cảm ứng CYP3A4.
Phụ nữ có thai và cho con bú
Phụ nữ có thai: Vì không có những nghiên cứu đầy đủ và đối chứng tốt ở phụ nữ có thai, nên chưa biết rõ
tính an toàn của sitagliptin ở phụ nữ có thai. Như các thuốc uống trị tăng đường huyết khác, không khuyến cáo sử dụng sitagliptin trong thai kỳ.
Phụ nữ cho con bú: Sitagliptin được bài tiết vào sữa chuột cống mẹ. Vẫn chưa biết rõ sitagliptin có bài tiết vào sữa người hay không. Do đó, không nên dùng sitagliptin cho phụ nữ đang cho con bú.
Ảnh hưởng của thuốc lên khả năng lái xe và vận hành máy móc
Chưa thực hiện các nghiên cứu về tác động của sitagliptin lên khả năng lái xe và vận hành máy móc. Tuy nhiên, người ta cho rằng sitagliptin không ảnh hưởng đến khả năng lái xe và vận hành máy móc.