Site icon Medplus.vn

Thuốc Sovadol: Liều dùng & lưu ý, hướng dẫn sử dụng, tác dụng phụ

Thuốc Sovadol là gì?

Thuốc Sovadol là thuốc dùng trong các trường hợp các cơn đau từ trung bình đến nặng mà không đáp ứng với các thuốc giảm đau thông thường.

Tên biệt dược

Sovadol

Dạng trình bày

Thuốc được bào chế dưới dạng: Viên nén bao phim

Quy cách đóng gói

Thuốc Sovadol được đóng gói theo: Hộp 3 vỉ x 10 viên, hộp 5 vỉ x 10 viên, hộp 10 vỉ x 10 viên.

Phân loại

Thuốc thuộc nhóm thuốc kê đơn – ETC

Số đăng ký

Thuốc Sovadol có số đăng ký: VD-23458-15

Thời hạn sử dụng

Thuốc được sử dụng trong vòng 24 tháng kể từ ngày sản xuất.

Nơi sản xuất

Thuốc được sản xuất tại: Công ty TNHH dược phẩm Đạt Vi Phú.

Thành phần của thuốc Sovadol

Thuốc được cấu tạo gồm:

Công dụng của thuốc Sovadol trong việc điều trị bệnh

Thuốc dùng trong điều trị trong các trường hợp các cơn đau từ trung bình đến nặng mà không đáp ứng với các thuốc giảm đau thông thường.

Hướng dẫn sử dụng thuốc Sovadol

Cách sử dụng

Thuốc Sovadol được dùng qua đường uống.

Đối tượng sử dụng thuốc Sovadol

Thuốc dùng được cho người lớn và trẻ em.

Liều dùng thuốc Sovadol

  • Người lớn và trẻ em trên 12 tuổi: Liều tối đa là 1 đến 2 viên mỗi 4 đến 6 giờ và không quá 8 viên trong 1 ngày.
  • Trẻ em (dưới 12 tuổi): Độ an toàn và hiệu quả của thuốc chưa được nghiên cứu ở trẻ em.
  • Người già (hơn 65 tuổi): Không có sự khác biệt nào về độ an toàn hay tính chất dược động học giữa các người dùng hơn 65 tuổi và người dùng ít tuổi hơn.

Lưu ý đối với người dùng thuốc Sovadol

Chống chỉ định

Tác dụng phụ của thuốc Sovadol

Thường gặp: Buồn nôn, hoa mắt, chống mặt, buồn ngủ.
Ít gặp: Suy nhược, mệt mỏi, xúc động mạnh; Đau đầu, rùng mình; Đau bụng, táo bón, tiêu chảy, khó tiêu, đầy hơi, khô miệng, nôn mửa; Chán ăn, lo lắng, nhầm lẫn, kích thích, mất ngủ, bồn chồn; Netra, phát ban, tăng tiết mồ hôi.

Xử lý khi quá liều

Người bệnh phải được điều trị tích cực triệu chứng và điều trị hỗ trợ.

Cách xử lý khi quên liều

Thông tin về cách xử lý khi quên liều sử dụng của thuốc Sovadol đang được cập nhật.

Cảnh báo và thận trọng khi dùng thuốc Sovadol

  • Thận trọng khi sử dụng thuốc vì có nguy cơ gây co giật khi dùng đồng thời tramadol với các thuốc SSRI (ức chế tái hấp thu serotonin.
  • Thận trọng khi sử dụng vì có nguy cơ gây suy hô hấp trên những bệnh nhân có nguy cơ suy hô hấp; dùng liều cao tramadol với thuốc tê, thuốc mê, rượu.
  • Thận trọng khi sử dụng cho các bệnh nhân bị tăng áp lực nội sọ hay chấn thương đầu.
  • Thận trọng khi sử dụng cho các bệnh nhân nghiện thuốc phiện vì có thể gây tái nghiện.
  • Thận trọng khi sử dụng cho các bệnh nhân nghiện rượu mãn tính vì có nguy cơ gây độc tính trên gan.
  • Việc dùng Naloxon trong xử lý quá liều Tramadol có thể gây tăng nguy cơ co giật.
  • Với những bệnh nhân có độ thanh thải creatinin dưới 30 ml/ phút được khuyến cáo liều dùng không quá 2 viên cho mỗi 12 giờ.
  • Thận trọng với bệnh nhân suy gan nặng.
  • Không dùng với các thuốc khác chứa paracetamol hay tramadol.

Hướng dẫn bảo quản thuốc Sovadol

Điều kiện bảo quản

Bảo quản ở nhiệt độ dưới 30°C, tránh ánh sáng trực tiếp và nơi ẩm ướt.

Thời gian bảo quản

Thuốc Sovadol được bảo quản trong vòng 36 tháng.

Thông tin mua thuốc Sovadol

Nơi bán thuốc

Bạn có thể tìm mua thuốc Sovadol tại Chợ y tế xanh hoặc các cơ sở kinh doanh dược phẩm hợp pháp để đảm bảo về an toàn chất lượng. Không tự ý mua qua các nguồn trung gian không rõ ràng để tránh mua phải thuốc giả hoặc hết hạn sử dụng.

Giá bán thuốc Sovadol

Giá sản phẩm thường xuyên thay đổi và có thể không giống nhau giữa các điểm bán. Vui lòng liên hệ hoặc đến trực tiếp điểm bán gần nhất để biết giá chính xác của thuốc Sovadol vào thời điểm này.

Hình ảnh tham khảo

Tham khảo thêm thông tin về thuốc

Dược lực học

Tramadol là thuốc giảm đau trung ương. Ít nhất xảy ra 2 cơ chế, liên kết của chất gốc và chất chuyển hóa hoạt tính với thụ thể u-opioid receptor và ức chế nhẹ tái hấp thu của norepinephrine và serotonin Paracetamol là một loại thuốc giảm đau khác. Cơ chế và vị trí tác động giảm đau chính xác của thuốc này chưa được xác định rõ ràng.

Dược động học

Hấp thu: Paracetamol được hấp thu nhanh chóng và hầu như hoàn toàn qua đường tiêu hoá. Thức ăn có thể làm viên nén giải phóng kéo dài paracetamol chậm được hấp thu một phần và thức ăn giàu carbon hydrat làm giảm tỷ lệ hấp thu của paracetamol. Nồng độ đỉnh trong huyết tương đạt trong vòng 30 đến 60 phút sau khi uống với liều điều trị.

Phân bố: Paracetamol được phân bố nhanh và đồng đều trong phần lớn các mô của cơ thể. Khoảng 25% paracetamol trong máu kết hợp với protein huyết tương.

Chuyển hoá: Paracetamol chuyển hoá ở cytocrom P450 ở gan tạo N – acetyl benzoquinonimin là chất trung gian, chất này tiếp tục liên hợp với nhóm sulfydryl của glutathion để tạo ra chất không có hoạt tính.

Tương tác thuốc

Dùng với các thuốc ức chế MAO và ức chế chọn lọc tái hấp thu serotonin (SSRI).
Sử dụng đồng thời Sovadol với các thuốc ức chế MAO hay thuốc ức chế chọn lọc tái hấp thu serotonin làm tăng nguy cơ xảy ra các tác dụng phụ, gồm chứng co giật và hội chứng serotonin.

Nguồn tham khảo

Drugbank

Exit mobile version