Thuốc Spasticon là gì?
Thuốc Spasticon là thuốc OTC dùng sử dụng điều trị:
- Chứng chóng mặt, ù tai, buồn nôn, nôn trong hội chứng Ménière.
- Đột quỵ thiếu máu cục bộ cấp.
- Hỗ trợ điều trị chứng khó đọc ở trẻ em.
- Suy giảm trí nhớ, thiếu tập trung, sa sút trí tuệ ở người già.
Tên biệt dược
Thuốc được đăng ký dưới tên Spasticon
Dạng trình bày
Thuốc được bào chế dưới dạng viên nén bao phim
Quy cách đóng gói
Thuốc được đóng gói ở dạng hộp 6 vỉ x 10 viên; hộp 10 vỉ x 10 viên; chai 100 viên
Phân loại thuốc
Thuốc Spasticon là thuốc OTC– thuốc không kê đơn
Số đăng ký
Thuốc có số đăng ký: VD-21393-14
Thời hạn sử dụng
Thuốc có hạn sử dụng là 36 tháng kể từ ngày sản xuất.
Nơi sản xuất
Thuốc được sản xuất ở: Công ty cổ phần dược phẩm TV. Pharm
Địa chỉ: 27 Điện Biên Phủ, F. 9, TP. Trà Vinh, Tỉnh Trà Vinh Việt NamThành phần của thuốc
Thành phần mỗi viên nén bao phim bao gồm:
- Piracetam: 400 mg
- Cinarizin: 25mg
- Tá dược (Avicel, disolcel, mannitol, PVP, aerosil, magnesi stearat, HPMC, PEG 6000, talc, titan oxid vđ: 1 viên
Công dụng của thuốc Spasticon trong việc điều trị bệnh
Thuốc Spasticon là thuốc OTC dùng sử dụng điều trị:
- Chứng chóng mặt, ù tai, buồn nôn, nôn trong hội chứng Ménière.
- Đột quỵ thiếu máu cục bộ cấp.
- Hỗ trợ điều trị chứng khó đọc ở trẻ em.
- Suy giảm trí nhớ, thiếu tập trung, sa sút trí tuệ ở người già.
Hướng dẫn sử dụng thuốc Spasticon
Cách dùng thuốc Spasticon
Thuốc dùng qua đường uống
Liều dùng thuốc Spasticon
- Người lớn: 1 – 2 viên x 3 lần/ngày, trong 1- 3 tháng.
- Trẻ em: 1- 2 viên x 1-2 lần/ngày.
- Suy thận nhẹ và vừa: giảm liều hoặc tăng khoảng cách liều.
Lưu ý đối với người dùng thuốc Spasticon
Chống chỉ định
- Quá mẫn với bất kỳ thành phần nào của thuốc.
- Suy thận nặng ( hệ số thanh thải creatinin dưới 20 ml/phút).
- Người bệnh suy gan.
- Bệnh Huntington.
- Loạn chuyển hóa porphyrin
Thận trọng khi dùng thuốc Spasticon
- Thận trọng khi dùng cho người suy thận. Cần theo dõi chức năng thận khi dùng cho người suy thận và người già. Cần điều chỉnh liều khi dùng cho người suy thận.
- Cinarizin có thể gây đau vùng thượng vị. Uống thuốc sau bữa ăn có thể làm giảm kích ứng dạ dày.
- Cinarizin có thể gây ngủ gà, đặc biệt lúc khởi đầu điều trị. Phải tránh những công việc cần sự tỉnh táo (ví dụ: lái xe).
- Phải tránh dùng cinarizin dài ngày ở người cao tuổi, vì có thể gây tăng hoặc xuất hiện những triệu chứng ngoại tháp, đôi khi kết hợp với cảm giác trầm cảm trong điều trị kéo dài.
Tác dụng phụ của thuốc Spasticon
Thường gặp:
- Thần kinh trung ương: Ngủ gà, mất ngủ, bồn chồn, dễ kích động, nhức đầu.
- Tiêu hóa: Rối loạn tiêu hóa, buồn nôn, tiêu chảy, đau bụng, trướng bụng
- Toàn thân: mệt mỏi
Ít gặp:
- Thần kinh trung ương: nhức đầu, run, kích thích tình dục
- Tiêu hóa: khô miệng, tăng cân
- khác: ra mồ hôi, phản ứng dị ứng, chóng mặt
Hiếm gặp:
- Thần kinh trung ương: triệu chứng ngoại tháp ở người cao tuổi hoặc khi điều trị dài ngày
- Tim mạch: giảm huyết áp (liều cao)
Sử dụng thuốc ở phụ nữ có thai và cho con bú
- Không được sử dụng cho phụ nữ có thai và phụ nữ cho con bú
Tác động của thuốc khi lái xe và vận hành máy móc:
- Thuốc có thể gây ngủ gà nên thận trọng khi lái tàu xe và vận hành máy móc.
Cách xử lý khi quá liều
- Chưa có thông tin về sử dụng quá liều.
Các biểu hiện sau khi dùng thuốc
- Thông tin về biểu hiện sau khi dùng thuốc Spasticon đang được cập nhật.
Hướng dẫn bảo quản thuốc Spasticon
Điều kiện bảo quản
- Nơi khô ráo,thoáng mát, tránh ánh sáng, nhiệt độ dưới 30°C.
Thời gian bảo quản
- 36 tháng kể từ ngày sản xuất.
Thông tin mua thuốc Spasticon
Nơi bán thuốc
Nên tìm mua thuốc Spasticon Chợ y tế xanh hoặc các nhà thuốc uy tín để đảm bảo sức khỏe bản thân.
Giá bán
Giá sản phẩm thường xuyên thay đổi và có thể không giống nhau giữa các điểm bán. Vui lòng liên hệ hoặc đến trực tiếp điểm bán gần nhất để biết giá chính xác của thuốc vào thời điểm này.
Hình ảnh tham khảo
Nguồn tham khảo
Tham khảo thêm thông tin về thuốc Spasticon
Đặc tính dược lực học:
- Piracetam (dẫn xuất vòng của acid gamma amino-butyric, GABA) được coi là một chất có tác dụng hưng trí (cải thiện chuyển hóa của tế bào thần kinh) mặc dù người ta còn chưa biết nhiều về các tác dụng đặc hiệu cũng như cơ chế tác dụng của nó. Thậm chí ngay cả định nghĩa về hưng trí “nootropic” cũng còn mơ hồ. Nói chung tác dụng chính của các thuốc được gọi là hưng trí (như: piracetam, oxiracetam, aniracetam, etiracetam, pramiracetam, tenilsetam, suloctidil, tamitinol) là cải thiện khả năng học tập và trí nhớ.
- Cinarizin là thuốc kháng histamin (H1). Phần lớn những thuốc kháng histamin H1 cũng có tác dụng chống tiết acetylcholin và an thần. Thuốc kháng histamin có thể chặn các thụ thể ở cơ quan tận cùng của tiền đình và ức chế sự hoạt hóa quá trình tiết histamin và acetylcholin. Để phòng say tàu xe, thuốc kháng histamin có hiệu quả kém hơn so với scopolamin (hyosin), nhưng thường được dung nạp tốt hơn và loại thuốc kháng histamin ít gây buồn ngủ hơn như cinarizin hoặc cyclizin thường được ưa dùng hơn.
Đặc tính dược động học:
- Piracetam dùng theo đường uống được hấp thu nhanh chóng và hầu như hoàn toàn ở ống tiêu hóa. Sinh khả dụng của thuốc gần 100%. Nồng độ đỉnh trong huyết tương (40 – 60 microgram/ml ) xuất hiện 30 phút sau khi uống một liều 2 g. Nồng độ đỉnh trong dịch não tủy đạt được sau khi uống thuốc 2- 8 giờ. Hấp thu thuốc không thay đổi khi điều trị dài ngày.
- Cinarizin: Sau khi uống, cinarizin đạt được nồng độ đỉnh huyết tương từ 2 đến 4 giờ. Sau 72 giờ, thuốc vẫn còn thải trừ ra nước tiểu. Nửa đời huyết tương của thuốc ở người tình nguyện trẻ tuổi khoảng 3 giờ
Tương tác thuốc:
- Cinarizin: Rượu (chất ức chế hệ thần kinh trung ương), thuốc chống trầm cảm ba vòng: Sử dụng đồng thời với cinarizin có thể làm tăng tác dụng an thần của mỗi thuốc nêu trên hoặc của cinarizin.
- Dùng đồng thời Piracetam và hormon tuyến giáp: xảy ra lú lẫn, bị kích thích và rối loạn giấc ngủ.
- Thời gian prothrombin lại tăng lên khi dùng đồng thời warfarin và piracetam.