Thuốc Spiromide 40 là gì?
Thuốc Spiromide 40 là thuốc ETC dùng sử dụng điều trị:
- Chẩn đoán và điều trị cường Aldosterone nguyên phát (bướu tuyến thượng thận tiết Aldosterone, tăng sàn tuyến thượng thận 2 bên)
- Điều trị cao huyết áp phải dùng thuốc.
- Điều trị phù do cường Aldosterone thứ phát, và điều trị phù kháng trị với các thuốc lợi tiểu khác đã dùng uống hoặc tĩnh mạch.
- Điều chỉnh thiếu kali hoặc magnesi do sử dụng trước đó loại lợi tiểu gây mất kali.
Tên biệt dược
Thuốc được đăng ký dưới tên Spiromide 40
Dạng trình bày
Thuốc được bào chế dưới dạng viên nén
Quy cách đóng gói
Thuốc được đóng gói ở dạng hộp 3 vỉ x 10 viên
Phân loại thuốc Spiromide 40
Thuốc Spiromide 40 là thuốc ETC– thuốc kê đơn
Số đăng ký
Thuốc có số đăng ký: VN-16905-13
Thời hạn sử dụng
Thuốc có hạn sử dụng là 24 tháng kể từ ngày sản xuất.
Nơi sản xuất
Thuốc được sản xuất ở: Searle Pakistan Limited
Địa chỉ: Plot No. F-319, S.I.T.E Area, Karachi. PakistanThành phần của thuốc Spiromide 40
- Mỗi viên Spiromide 40 chứa 50mg Spironolactone và 40mg Furosemide
- Tá dược: Maiz starch, Lactose, Polyvinyl pyrollidone, Magnesi stearate, Opadry cam, Hoechst Was.
Công dụng của thuốc Spiromide 40 trong việc điều trị bệnh
Thuốc Spiromide 40 là thuốc ETC dùng sử dụng điều trị:
- Chẩn đoán và điều trị cường Aldosterone nguyên phát (bướu tuyến thượng thận tiết Aldosterone, tăng sàn tuyến thượng thận 2 bên)
- Điều trị cao huyết áp phải dùng thuốc.
- Điều trị phù do cường Aldosterone thứ phát, và điều trị phù kháng trị với các thuốc lợi tiểu khác đã dùng uống hoặc tĩnh mạch.
- Điều chỉnh thiếu kali hoặc magnesi do sử dụng trước đó loại lợi tiểu gây mất kali.
Hướng dẫn sử dụng thuốc Spiromide 40
Cách dùng thuốc
Thuốc dùng qua đường uống
Liều dùng thuốc Spiromide 40
- Liều Spironolactone thay đổi tùy theo bệnh cảnh lâm sàng. Trong điều trị cường Aldosterone thứ phát hoặc cao huyết áp đích thực, liều 50- 100mg/ ngày, có thể tăng liều lên đến 400mg/ngày trong chuẩn đoán và điều trị cường Aldosterone nguyên phát. Tác dụng tối đa xảy ra sau vài ngày dùng thuốc.
- Để tăng hoạt tính sinh học, cần dùng Spironolactone cùng bữa ăn.
- Với Furosemide dùng đường uống thường bắt đầu với liều 20-40 mg/ngày, 1-3 lân/ngày, và tăng liều tùy vào đáp ứng điều trị. Nói chung liều uống từ 160-320 mg/ngày và không vượt quá liều này. Tuy nhiên, ở bệnh nhân suy thận, liều uống có thể đạt đến 1000 mg/ngày. Ở trẻ em, liều uống 1- 3mg/kg/ngày.
- Điều trị tĩnh mạch thường bắt đầu với liều 20-40 mg dùng 1 lần đến 2 lần/ ngày. Tùy vào đáp ứng của điều trị mà có thể tăng liều lên giống như điều trị dùng liều uống. Đặc biệt trên những bệnh nhân có suy thận tiến triển thì liều tăng lên đến 1000mg furosemide/ ngày có thể dùng dạng truyền tĩnh mạch. Để tránh độc tính trên tai thì tốc độ truyền không nên vượt quá 4 mg/phút.
Lưu ý đối với người dùng thuốc Spiromide 40
Chống chỉ định
- Tăng kali trong máu.
- Hạ natri trong máu
- Giảm chức năng thận
- Phụ nữ có thai, cho con bú và trẻ em
- Loét tá tràng
Thận trọng khi dùng thuốc Spiromide 40
- Trẻ sơ sinh: thuốc này không có khuynh hướng dùng cho trẻ sơ sinh
- Bà mẹ cho con bú
Tác dụng phụ của thuốc Spiromide 40
- Phì đại tiền liệt tuyến có thể xảy ra khi dùng Spironolactone.
- Rối loạn tiêu hóa, ngủ gà, phát ban, rối loạn kinh nguyệt, ù tai.
- Furosemide có thể gây nitơ máu, tăng Uric máu, tăng đường huyết.
- Các phản ứng ở da: vàng da, hồng ban, viêm da, xuyết huyết da… đã được báo cáo
- Fivosemide có thể gây thiếu máu, mất bạch cầu và giảm tiểu cầu, viêm thận kẽ và viêm tủy rất hiếm gặp.
Sử dụng thuốc ở phụ nữ có thai và cho con bú
Thời kì mang thai:
- Spironolactone chống chỉ định khi đang cho con bú mặc dù có dưới 0,2% canrenone trong huyết thanh mẹ qua sữa ở bà mẹ đang cho con bú có dùng Spironolactone. Vì thuốc qua nhau nên lý tưởng nhất là không nên dùng cho phụ nữ có thai.
Thời kì cho con bú:
- Furosemide qua sữa mẹ. Không nên cho con bú khi bà mẹ đang điều trị bằng Furosemide. Furosemide cũng gây ức chế tiết sữa. Furosemide qua nhau, nó cũng gây giảm lượng máu ở tử cung- nhau. Vì thế tránh dùng Furosemide lúc có thai nếu không thật cần thiết.
Ảnh hưởng đến khả năng lái xe và vận hành máy móc
- Không có thông tin ghi nhận
Cách xử lý khi quá liều
- Quá liều Spironolactone gây ngủ lịm, lú lẫn tinh thần, buồn nôn, nôn, chóng mặt, tiêu chảy. Tăng K+ máu và hạ Na+ máu hiếm thấy xảy ra cấp tính. Triệu chứng thường mất khi ngưng thuốc, bù dịch và điện giải, điều trị tăng K+ máu thích hợp.
- Liều cao Furosemide có thể gây mất dịch và điện giải nặng gây giảm thể tích nội mạch, có thể gây hạ huyết áp tư thế và giảm độ lọc cầu thận.
- Giảm thể tích do Furosemide sẽ hoạt hóa hệ ReninAngiotensin-Aldosterone và bằng cách này K+ càng mất nhiều qua nước tiểu. Điều trị bao gồm bổ sung NaCl và nước, nếu cần thiết phải truyền tĩnh mạch
Các biểu hiện sau khi dùng thuốc
- Thông tin về biểu hiện sau khi dùng thuốc Spiromide 40 đang được cập nhật.
Hướng dẫn bảo quản thuốc Spiromide 40
Điều kiện bảo quản
- Nơi khô ráo,thoáng mát, tránh ánh sáng, nhiệt độ dưới 30°C.
Thời gian bảo quản
- 24 tháng kể từ ngày sản xuất.
Thông tin mua thuốc Spiromide 40
Nơi bán thuốc
Nên tìm mua thuốc Spiromide 40 Chợ y tế xanh hoặc các nhà thuốc uy tín để đảm bảo sức khỏe bản thân.
Giá bán
Giá sản phẩm thường xuyên thay đổi và có thể không giống nhau giữa các điểm bán. Vui lòng liên hệ hoặc đến trực tiếp điểm bán gần nhất để biết giá chính xác của thuốc vào thời điểm này.
Hình ảnh tham khảo
Nguồn tham khảo
Tham khảo thêm thông tin về thuốc Spiromide 40
Đặc tính dược lực học:
- Spironolactone là steroidal lactone quan trọng nhất trong ứng dụng lâm sàng: nó hoạt động như một thuốc lợi tiểu và hạ áp bởi tác động ức chế giữ Na+ của Aldosterone, và ức chế một phần sinh tổng hợp cortisol thượng thận của Aldosterone.
Đặc tính dược động học:
Spironolactone
- Spironolactone kết hợp với protein khoảng 98% nhưng thể tích phân phối thuốc thì chưa rõ. Mức độ tích tụ thuốc ở mô và khả năng thuốc qua hàng rào máu não cũng chưa rõ.
Furosemide
- Phương pháp tham khảo để xác định mức Furosemide trong huyết tương và nước tiểu là phương pháp sắc ký khí dịch và sắc ký dịch nồng độ cao. Khi dùng Furosemide dạng uống ở người khỏe mạnh thì hoạt tính trung bình của thuốc khoảng 52% nhưng khoảng EHE rộng 27-80%. Dường như không có chuyển hóa đáng kể trước đó. Thức ăn làm giảm hoạt tính sinh học của Furosemide khoảng 30%.
Tương tác thuốc
Aspirin:
- Aspirin làm giảm bài tiết carenone ra nước tiểu. Furosemide thường được dùng chung với những thuốc khác, đặc biệt ở người lớn tuổi, và một số tương tác quan trọng phải được đặt ra.
Digoxin:
- Bệnh nhân uống Spironolactone cùng với digoxin cho thấy có tăng digoxin trong huyết thanh vì Spironolactone gây ức chế bài tiết digoxin ở ống thận.
Thuốc khác:
- Nên tránh phối hợp với thuốc ức chế men chuyển, Amiloride, Triamterene và Carbenoxolone. Spironolactone tác dụng đồng vận với Lithium ở bệnh nhân tâm thần.