Site icon Medplus.vn

Thuốc Tetracyclin: Liều dùng & lưu ý, hướng dẫn sử dụng, tác dụng phụ

Thuốc Tetracyclin là gì?

Thuốc Tetracyclin thuộc loại thuốc kê đơn – ETC, dùng để điều trị viêm phổi, viêm phế quản, viêm xoang, sốt vẹt, bệnh mắt hột, viêm niệu đạo, các bệnh dịch hạch, dịch tả, trứng cá,…

Tên biệt dược

Tetracyclin

Dạng trình bày

Thuốc Tetracyclin được bào chế dưới dạng viên nang cứng

Quy cách đóng gói

Thuốc Tetracyclin được đóng gói theo dạng:

Phân loại

Thuốc Tetracyclin thuộc loại thuốc không kê đơn – ETC

Số đăng ký

VD-23155-15

Thời hạn sử dụng

Thời gian sử dụng thuốc Tetracyclin trong vòng 36 tháng kể từ ngày sản xuất.

Nơi sản xuất

Thuốc Tetracyclin được sản xuất bởi Công ty Cổ phần Dược vật tư y tế Thanh Hoá

Địa chỉ: Số 4 Đường Quang Trung – TP. Thanh Hoá, Việt Nam

Thành phần của thuốc Tetracyclin

Cho 1 viên nang Tetracyclin:

Tetracyclin Hydroclorid 500 mg

Tá dược: vừa đủ 1 viên (Tá dược gồm: Magnesi Stearat, Natri Lauryl Sulfat)

Công dụng của Tetracyclin trong việc điều trị bệnh

Do mức độ kháng thuốc nghiêm trọng của vi khuẩn và do đã có nhiều loại thuốc kháng khuẩn khác nên cần hạn chế sử dụng Tetracyclin. Tuy nhiên, thuốc vẫn còn một số chỉ định, cụ thể là:

Hướng dẫn sử dụng thuốc Tetracyclin

Cách sử dụng

Người dùng sử dụng thuốc Tetracyclin với nước. Khuyến khích nên uống ít nhất một cốc nước to

Đối tượng sử dụng

Thuốc Tetracyclin dùng cho cả người lớn và trẻ em trên 8 tuổi

Liều dùng

Tác dụng của Tetracyclin tương đối chậm nên không bao giờ được sử dụng một mình để điều trị sốt rét.

+ Người lớn: ngày uống 2 – 4 viên; chia 2-4 lần.

+ Trẻ em trên 8 tuổi: Uống 25 – 50 mg/kg thể trọng/ngày chia 2- 4 lần. (Không uống quá 2g/ngày).

Nên uống 1 giờ trước hoặc 2 giờ sau khi ăn.

Nên tiếp tục dùng thuốc ít nhất 24 – 48 giờ sau khi hết các triệu chứng và sốt.

Lưu ý đối với người dùng thuốc Tetracyclin

Chống chỉ định

Tác dụng phụ

Tỷ lệ ADR được ghi nhận là 7 – 20%, phụ thuộc vào liều và thời gian điều trị. ADR thường gặp nhất là về tiêu hóa:

+ Tiêu hóa: Buồn nôn, nôn, tiêu chảy.

+ Chuyển hóa: Răng trẻ kém phát triển và biến màu khi sử dụng Tetracyclin cho phụ nữ mang thai và trẻ dưới 8 tuổi.

+ Các phản ứng khác: Tăng phát triển vi khuẩn kháng kháng sinh và nguy cơ phát triển vi khuẩn đường ruột kháng kháng sinh.

+ Tiêu hóa: Loét và co hẹp thực quản.

+ Da: Phản ứng dị ứng da, mày đay, phù Quincke, tăng nhạy cảm với ánh sáng khi tiếp xúc trực tiêp với ánh nắng mặt trời.

+ Toàn thân: Các phản ứng quá mẫn phản vệ, ban xuất huyết phản vệ. viêm ngoại tâm mạc, Lupus ban đỏ toàn thân trầm trọng thêm.

+ Máu: Thiếu máu tan huyết, giảm tiểu cầu, giảm bạch cầu trung tính và Eosin.

+ Tiêu hóa: Viêm ruột kết màng giả, viêm lưỡi, viêm miệng, viêm tụy.

+ Phụ khoa: Viêm cổ tử cung, viêm âm đạo, nhiễm nắm do rối loạn hệ vi khuẩn thường trú.

+ Gan: Độc với gan cùng với suy giảm chức năng thận.

+ Thần kinh: Tăng áp suất nội sọ lành tính.

Thông báo cho bác sỹ tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc

Xử lý khi quá liều

Trong trường hợp sử dụng thuốc quá liều, phải có biện pháp cấp cứu thích hợp.

Dùng những biện pháp cơ bản để loại phần thuốc chưa được hấp thu, đồng thời tiến hành điều trị triệu chứng và điều trị hỗ trợ.

Cách xử lý khi quên liều

Thông tin về cách xử lý khi quên liều đang được cập nhật

Các biểu hiện sau khi dùng thuốc

Thông tin về các biểu hiện sau khi dùng thuốc đang được cập nhật

Hướng dẫn bảo quản

Điều kiện bảo quản

Vui lòng bảo quản thuốc Tetracyclin ở nơi khô ráo, nhiệt độ không quá 30°C,tránh ánh sáng.

Thời gian bảo quản

Thời gian bảo quản thuốc Tetracyclin trong vòng 36 tháng kể từ ngày sản xuất.

Thông tin mua thuốc

Nơi bán thuốc Tetracyclin

Hiện nay, thuốc đã có bán tại các trung tâm y tế, các nhà thuốc đạt chuẩn GPP của bộ Y tế trên toàn quốc. Bạn có thể tìm mua thuốc trực tuyến tại Chợ y tế xanh

Giá bán

Giá bán của thuốc Tetracyclin có thể thay đổi trên thị trường. Bạn vui lòng đến trực tiếp các nhà thuốc để cập nhật chính xác giá của loại thuốc Tetracyclin vào thời điểm hiện tại.

Thông tin tham khảo thêm

Các đặc tính dược lực học

– Tetracyclin là một kháng sinh phổ rộng có tác dụng kìm khuẩn do ức chế quá trình tổng hợp Protein của vi khuẩn. Tetracyclin có khả năng gắn vào và ức chế chức năng của Ribosom của vi khuẩn, đặc biệt là gắn vào đơn vị 30 của Ribosom. Do đó, thuốc có thể ngăn cản quá trình gắn Aminoaeyl t- RNA dẫn đến ức chế quá trình tổng hợp Protein. Khi vi khuẩn kháng thuốc, vị trí gắn Tetracyclin trên Ribosom bị biến đổi, vì vậy Tetracyclin không gắn được vào Ribosom và mất tác dụng.

– Phổ kháng khuẩn: Tetracyclin tác dụng trên nhiều vi khuẩn gây bệnh cả Gram âm và Gram dương, cả vi khuẩn hiếu khí và kỵ khí; thuốc cũng có tác dụng trên Chlamydia, Mycoplasma, Rickettsia, Spirochaete. Nấm, nấm men, virus không nhạy cảm với Tetracyclin.

Các đặc tính dược động học

  •  Hấp thu:

Tetracyclin được hấp thu qua đường tiêu hóa. Khoảng 80% Tetracyclin được hấp thu khi uống thuốc lúc đói. lon kim loại hóa trị 2 và 3 làm giảm hấp thu thuốc do tạo phức không tan bền vững. Ngoài ra, sữa và thức ăn cũng ảnh hưởng đến khả năng hấp thu của Tetracyclin.

  • Phân bố:

Nồng độ tối đa đạt được trong huyết tương sau 2 – 3 giờ khoảng 2 – 3 microgam/ ml, nồng độ điều trị được duy trì trong khoảng 6 giờ. Tetracyclin được phân bố rộng khắp trong các mô và dịch cơ thể. Nồng độ trong dịch não tủy tương đối thấp, tuy nhiên có thể tăng khi bị viêm màng não. Một lượng nhỏ xuất hiện trong nước bọt, nước mắt và dịch phổi. Thuốc còn xuất hiện trong sữa mẹ với nồng độ có thể đạt đến 60% so với nồng độ thuốc trong máu người mẹ. Tetracyclin qua được nhau thai và xuất hiện trong tuần hoàn của thai nhi với nồng độ 25 – 75% so với nồng độ thuốc trong máu người mẹ. Thuốc gắn vào xương trong quá trình tạo xương mới và quá trình Calci hóa làm ảnh hưởng đến quá trình hình thành xương và răng của trẻ.

Thận trọng với thuốc

  • Trong trường hợp: Loãng xương, người mới nối thông (ruột, mạch máu), rối loạn tâm thần, loét dạ dày, loét tá tràng, đái tháo đường, tăng huyết áp, suy tim và trẻ đang lớn.
  • Khi dùng liều cao, có thể ảnh hưởng đến tác dụng của tiêm chủng Vaccin.
  • Phụ nữ có thai và cho con bú.
  • Bệnh nhân suy thận, suy gan, Lupus ban đỏ hệ thống (SLE)

Phụ nữ mang thai và cho con bú:

  • Thời kỳ mang thai: Không nên dùng cho phụ nữ đang mang thai. Việc dùng thuốc trong thời gian mang thai và gần thai kỳ sẽ dẫn đến: tác hại đến răng và xương của thai nhi, độc với gan của người mang thai, gây dị tật bẩm sinh,…
  • Thời kỳ cho con bú: Tetracyclin được phân bố trong sữa mẹ. Không dùng Tetracyclin trong thời kỳ cho con bú do khả năng biến màu răng vĩnh viễn, giảm sản men răng, ức chế phát triển xương, phản ứng nhạy cảm với ánh sáng va nấm Candida ở miệng và âm đạo của trẻ nhỏ.

Tương tác với thuốc

  • Tetracyclin + Penicilin: Tetracyclin làm giảm hoạt lực của Penicilin trong điều trị viêm màng não do phế cầu khuẩn và có thể cả bệnh tinh hồng nhiệt. Tương tác này không chắc chắn có xảy ra đối với các nhiễm khuẩn khác hay không. Có thể sự giảm hoạt lực này chỉ quan trọng đối với các trường hợp cần diệt khuẩn nhanh chóng.
  • Tetracyclin + thuốc chống Acid: Nồng độ Tetracyclin huyết tương giảm dẫn đến hoạt tính điều trị của kháng sinh giảm đi rõ rệt hay mất hắn nếu dùng cùng với các thuốc chống Acid chứa nhôm, Bismut, Calci hay Magnesi. Các Antacid khác như Natri Biearbonat làm tăng pH dịch vị cũng có thể làm giảm sinh khả dụng của một số chế phẩm có Tetracyclin.
  • Tetracyclin + thuốc lợi tiểu: đã có khuyến cáo không nên phối hợp các Tetracyclin với các thuốc lợi tiểu vì tương tác này dẫn đến gây tăng Urê huyết.
  • Tetracyclin + các chế phẩm chứa sắt: Phối hợp Tetracyclin với các muối sắt làm giảm rõ rệt hấp thu cả hai loại thuốc này ở ruột, dẫn đến giảm nồng độ thuốc trong huyết thanh, hiệu lực điều trị giảm hay mất hẳn. Nếu bắt buộc phải dùng cả hai loại thuốc này, thời gian uống chúng phải cách xa nhau càng lâu càng tốt đề tránh sự trộn lẫn hai thuốc này ở ruột.
  • Tetracyclin + sữa và các sản phẩm từ sữa: Hấp thu các Tetracyclin giảm đáng kể (đến 70 – 80%) nếu dùng cùng sữa và các sản phẩm từ sữa, dẫn đến giảm hay mất hẳn khả năng điều trị

Hình ảnh tham khảo

Nguồn tham khảo

Drugbank

Exit mobile version